Chương 6 Luật bưu chính 2010
Điều 31. Nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích
1. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính thiết yếu cho xã hội với chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và giá cước phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
2. Giảm dần theo lộ trình sự điều tiết hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Điều 32. Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
1. Nhà nước hỗ trợ việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thông qua phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ khác.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 2 điều này thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính dành riêng, gồm dịch vụ thư có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) với mức giá cước theo quy định của pháp luật.
4. Phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng giảm dần căn cứ vào tình hình phát triển bưu chính trong từng thời kỳ theo quy định tại
Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại
1. Thiết lập mạng bưu chính công cộng trong phạm vi cả nước để cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế; lắp đặt thùng thư công cộng để chấp nhận thư cơ bản;
2. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao theo danh mục, phạm vi, giá cước, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
3. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
4. Kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo vệ công trình thuộc mạng bưu chính công cộng;
5. Sử dụng phương tiện vận tải chuyên ngành đi, đến, đỗ trong đô thị để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định ưu tiên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
6. Không sử dụng doanh thu từ các dịch vụ bưu chính dành riêng để trợ cấp cho các khoản lỗ do việc cung ứng các dịch vụ cạnh tranh khác dưới giá thành;
7. Theo dõi riêng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng và báo cáo kết quả cung ứng các dịch vụ này với Bộ Thông tin và Truyền thông;
8. Sản xuất, cung ứng tem Bưu chính Việt Nam;
9. Sử dụng hiệu quả mạng bưu chính công cộng để kinh doanh dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
10. Không được từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính công ích khi người sử dụng đã thực hiện các yêu cầu về sử dụng dịch vụ.
Điều 34. Mạng bưu chính công cộng
1. Mạng bưu chính công cộng được xây dựng và phát triển theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư và các điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
2. Căn cứ quy hoạch phát triển mạng bưu chính công cộng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí quỹ đất cho các công trình xây dựng thuộc mạng bưu chính công cộng để phục vụ cho việc cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.
3. Khi xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng, chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm thuận lợi để doanh nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích lắp đặt hệ thống thùng thư công cộng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Lắp đặt hộp thư tập trung tại chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng.
4. Tại khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng đã đưa vào sử dụng trước khi Luật này có hiệu lực nhưng chưa có thùng thư công cộng, hộp thư tập trung, đơn vị quản lý có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm thuận lợi để doanh nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích lắp đặt hệ thống thùng thư công cộng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Bố trí địa điểm và tổ chức để người sử dụng dịch vụ bưu chính tại chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng thực hiện việc lắp đặt hộp thư tập trung.
Luật bưu chính 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bưu chính
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bưu chính
- Điều 6. Các trường hợp bưu gửi được ưu tiên chấp nhận, vận chuyển và phát trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 7. Các hành vi bị cấm
- Điều 8. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 9. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản
- Điều 10. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính xác lập bằng hành vi cụ thể
- Điều 11. Chấp nhận và phát bưu gửi
- Điều 12. Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
- Điều 13. Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 14. Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 15. Xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi
- Điều 16. Quyền định đoạt, thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi và chuyển tiếp bưu gửi
- Điều 17. Bưu gửi không phát được, bưu gửi được chuyển hoàn, bưu gửi không hoàn trả được cho người gửi, bưu gửi không có người nhận
- Điều 18. Mã bưu chính quốc gia
- Điều 19. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh
- Điều 20. Đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính
- Điều 21. Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
- Điều 22. Nội dung và thời hạn của giấy phép bưu chính
- Điều 23. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính
- Điều 24. Thu hồi giấy phép bưu chính
- Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính
- Điều 26. Các trường hợp không cần giấy phép bưu chính, không cần thông báo hoạt động
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 31. Nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích
- Điều 32. Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
- Điều 34. Mạng bưu chính công cộng
- Điều 35. Tem Bưu chính Việt Nam
- Điều 36. Sử dụng tem bưu chính để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính
- Điều 37. Sử dụng tem bưu chính để kinh doanh, sưu tập
- Điều 38. Khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 39. Giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 40. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
- Điều 41. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
- Điều 42. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sử dụng dịch vụ bưu chính