- 1Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP về phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành
- 2Nghị định 17-HĐBT thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 39-CP năm 1994 về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
- 5Thông tư 8-LN/KL năm 1992 về việc kiểm tra khai thác và vận chuyển lâm sản do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 6Nghị định 14-CP năm 1992 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1991 |
LUẬT
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNGCỦA QUỐC HỘI SỐ 58-LCT/HĐNN8 NGÀY 12/08/1991
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật này quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
Rừng được quy định trong Luật này gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng.
Đất lâm nghiệp gồm:
1- Đất có rừng;
2- Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng, dưới đây gọi là đất trồng rừng.
Nhà nước thống nhất quản lý rừng và đất trồng rừng.
Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân - dưới đây gọi là chủ rừng - để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp rừng, đất trồng rừng được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
Rừng tự nhiên, rừng được gây trồng bằng vốn của Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước.
Rừng được gây trồng trên đất được Nhà nước giao không phải bằng vốn của Nhà nước, thì sản phẩm thực vật rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bỏ vốn.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của chủ rừng.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản theo hướng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghiêm cấm mọi hành vi huỷ hoại tài nguyên rừng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại sau đây:
1- Rừng phòng hộ;
2- Rừng đặc dụng;
3- Rừng sản xuất.
Việc xác định các loại rừng, chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG VÀ ĐẤT TRỒNG RỪNG
Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng bao gồm:
1- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng;
2- Lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương;
3- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;
4- Giao rừng, đất trồng rừng; thu hồi rừng, đất trồng rừng;
5- Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng;
6- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó;
7- Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng.
Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước.
Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về rừng và đất trồng rừng trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Việc quyết định giao rừng, đất trồng rừng phải căn cứ vào:
1- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
2- Quỹ rừng, đất trồng rừng;
3- Yêu cầu, khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng.
Thẩm quyền xác lập các khu rừng và giao rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:
1- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định xác lập và giao:
a) Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia cho các Ban quản lý thuộc Bộ lâm nghiệp hoặc cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng;
b) Các khu rừng sản xuất quan trọng cho tổ chức lâm nghiệp quốc doanh trong trường hợp cần thiết.
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập và giao:
a) Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia theo uỷ quyền của Hội đồng bộ trưởng, các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng địa phương cho các ban quản lý thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các khu rừng sản xuất ở địa phương cho tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp tư nhân theo quy hoạch của Nhà nước.
3- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao rừng sản xuất cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân theo quy hoạch của tỉnh.
Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương phối hợp với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp giúp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giao rừng, đất trồng rừng theo quy hoạch.
Những diện tích rừng, đất trồng rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào thì Bộ lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.
Việc giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải tuân theo quy định tại khoản 2 và điểm b, khoản 3, Điều 13 của Luật đất đai.
Tổ chức, cá nhân được giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng vào mục đích khác phải đền bù, bồi hoàn giá trị của rừng, đất trồng rừng, thành quả lao động, kết quả đầu tư theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng, đất trồng rừng đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức bị giải thể hoặc cá nhân là chủ rừng đã chết mà không có người được tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật;
2- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng, đất trồng rừng;
3- Trong mười hai tháng liền chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, gây trồng rừng theo phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt mà không có lý do chính đáng;
4- Chủ rừng sử dụng rừng, đất trồng rừng không đúng mục đích hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;
5- Cần sử dụng rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội hoặc cho nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh hoặc chống thiên tai.
Thẩm quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng được quy định như sau:
1- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao rừng, đất trồng rừng nào thì có quyền thu hồi rừng, đất trồng rừng đó; trong trường hợp cần thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu quan trọng của Nhà nước, của xã hội quy định tại
2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên có quyền quyết định thu hồi rừng, đất trồng rừng cho nhu cầu khẩn cấp quy định tại
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật đất đai.
Các tranh chấp về thực vật rừng, động vật rừng, công trình kiến trúc, tài sản khác và về việc đền bù thiệt hại, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng do Toà án nhân dân giải quyết.
Khi giải quyết các tranh chấp nói tại Điều này mà có liên quan đến quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng, thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng đó.
Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ rừng phải tổ chức quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có; phòng, chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng; thực hiện các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Việc khai thác các loại thực vật rừng, săn bắt động vật rừng phải tuân theo quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng.
Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng; lấn, chiếm rừng, đất trồng rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.
Ở vùng rừng núi, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy vùng và hướng dẫn nhân dân làm nương rẵy định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.
Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và phải chịu trách nhiệm về việc gây ra cháy rừng.
Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức công tác dự báo cháy rừng; tổ chức lực lượng và trang bị các phương tiện, kỹ thuật cần thiết về phòng cháy, chữa cháy rừng. Các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động ở trong rừng và ven rừng phải tuân theo các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.
Khi xảy ra cháy rừng, Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để kịp thời chữa cháy rừng.
Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng.
Cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức công tác dự báo sâu, bệnh hại rừng; hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng; tổ chức diệt trừ khi có dịch sâu, bệnh hại rừng.
Nhà nước khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sâu, bệnh hại rừng.
Mọi tổ chức, cá nhân khi cần tiến hành các hoạt động ở trong rừng, thì phải tuân thủ các quy định về bảo vệ rừng; nếu hoạt động dài ngày hoặc có thể gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng, thì phải được chủ rừng chấp thuận hoặc được cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp có thẩm quyền cho phép.
Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động ở vùng lân cận rừng mà có ảnh hưởng đến việc bảo vệ, phát triển rừng, thì phải tuân theo các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nói tại đoạn 1, đoạn 2, Điều này gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng, thì phải đền bù.
Việc xuất khẩu thực vật rừng, động vật rừng phải được Bộ Lâm nghiệp cho phép.
Việc nhập nội giống thực vật rừng, động vật rừng phải bảo đảm những nguyên tắc sinh học và những quy định về kiểm dịch quốc gia, không gây hại đến hệ sinh thái và phải được Bộ Lâm nghiệp cho phép.
PHÁT TRIỂN RỪNG, SỦ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT TRỒNG RỪNG
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhà nước có chính sách điều hoà, huy động, thu hút các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư xây dựng rừng phòng hộ ổn định, lâu dài.
Ở mỗi khu rừng phòng hộ phải thành lập Ban quản lý.
Ban quản lý khu rừng phòng hộ phải lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng và thực hiện phương án đã được duyệt.
Việc quản lý, sử dụng rừng phòng hộ phải tuân theo quy định sau đây:
1- Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, kinh doanh đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải xây dựng rừng thành rừng tập trung, liên vùng, rừng nhiều tầng;
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;
2- Trong quá trình bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng phòng hộ, việc tận thu lâm sản và sản xuất kinh doanh kết hợp không được gây hại đến tác dụng phòng hộ của rừng; mọi trường hợp khai thác lâm sản, phải theo đúng phương án quản lý, sử dụng rừng phòng hộ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật lâm nghiệp;
3- Tổ chức, cá nhân được giao hoặc nhận khoán bảo vệ, gây trồng và chăm sóc rừng phòng hộ được hưởng sản phẩm do mình kết hợp làm ra.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xét duyệt phương án quản lý, sử dụng các khu rừng phòng hộ mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành khác, thì phải tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý cùng cấp của ngành đó.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gien thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Rừng đặc dụng được phân thành các loại: vườn quốc gia; khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hoá - xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.
Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố.
Nhà nước có chính sách điều hoà, huy động, thu hút các nguồn vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để đầu tư xây dựng, bảo tồn lâu dài các khu rừng đặc dụng.
Ở mỗi khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý.
Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng và thực hiện phương án đã được duyệt.
Việc quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế rừng đặc dụng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tiến hành một số hoạt động dịch vụ về nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và du lịch theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của Ban quản lý khu rừng và phải tuân theo nội quy bảo vệ khu rừng đó.
Các khu vực bảo tồn nguyên vẹn thuộc các vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt; nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến rừng.
Việc tiến hành các hoạt động tham quan, nghiên cứu khoa học trong khu vực bảo tồn nguyên vẹn phải được phép của Ban quản lý khu rừng và phải tuân theo quy định sau đây:
1- Không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng;
2- Không được mang hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng và không được đốt lửa ở trong rừng;
3- Không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái;
4- Khi cần lấy mẫu thực vật rừng, động vật rừng, khoáng vật ở trong rừng để phục vụ nghiên cứu khoa học, phải được cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp có thẩm quyền cho phép.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm nghiệp khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng sản xuất được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại
Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tổ chức, cá nhân nhận đất gây trồng rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; có chính sách hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc gây trồng rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng.
Bộ Lâm nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương có nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội các loại giống cần thiết, bảo đảm cung cấp giống tốt cho cả nước.
Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh, phải tuân theo quy định sau đây:
1- Lập và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về vốn rừng được giao; tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác hợp lý, duy trì và phát triển vốn rừng đó;
2- Những diện tích rừng nghèo kiệt, phải khoanh đóng bảo vệ, nuôi dưỡng làm giầu rừng hoặc trồng lại rừng;
3- Khai thác rừng phải có thiết kế khai thác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật lâm nghiệp; sau khai thác phải đóng cửa rừng và tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng cho đến kỳ khai thác sau.
Chủ rừng được Nhà nước giao đất trồng rừng, khi tiến hành sản xuất, kinh doanh, phải tuân theo quy định sau đây:
1- Có kế hoạch gây trồng, chăm sóc, bảo vệ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp từng vùng;
2- Khai thác rừng đủ tuổi khai thác;
3- Sau khai thác phải trồng lại rừng vào thời vụ trồng ngay sau đó hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên ngay trong quá trình khai thác.
Việc khai thác các loại đặc sản rừng ở rừng sản xuất cũng như ở các loại rừng khác phải tuân theo quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng đặc sản rừng.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VU CỦA CHỦ RỪNG
Chủ rừng có những quyền lợi sau đây:
1- Được sử dụng rừng, đất trồng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; được chủ động trong sản xuất, kinh doanh, trong quản lý, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;
2- Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao; để thừa kế, chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác theo quy định của pháp luật;
3- Được đền bù, bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất có rừng, đất trồng rừng được giao theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng trong trường hợp thu hồi rừng, đất trồng rừng quy định tại các
4- Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng, đất trồng rừng mang lại;
5- Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao.
Chủ rừng có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng rừng, đất trồng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao rừng, đất trồng rừng và theo quy chế quản lý, sử dụng đối với từng loại rừng;
2- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;
3- Đền bù, bồi hoàn theo thời giá thị trường và hiện trạng của rừng, đất trồng rừng cho chủ có rừng, đất trồng rừng bị thu hồi để giao cho mình, theo quy định của pháp luật;
4- Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG, ĐẤT TRỒNG RỪNG
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ, bảo vệ rừng, gây trồng rừng và chế biến lâm sản.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào việc bảo vệ rừng, gây trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của Luật này và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Việc giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng do Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Hội đồng bộ trưởng ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước để phát triển lâm nghiệp.
Các quan hệ quốc tế, các văn bản thoả thuận về hợp tác quốc tế, các hợp đồng có liên quan đến việc sử dụng rừng, đất trồng rừng tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật của Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách có chức năng quản lý rừng và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan chính quyền địa phương.
1- Kiểm lâm có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về rừng; đấu tranh ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về rừng;
b) Thực hiện việc quản lý rừng và bảo vệ rừng;
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và xây dựng vốn rừng.
2- Khi thi hành nhiệm vụ, nhân viên kiểm lâm có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra, thanh tra; tiến hành kiểm tra hiện trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoặc đình chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động có nguy cơ gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý;
c) Xử phạt vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về rừng, theo quy định của pháp luật.
3- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ, giám sát nhân viên kiểm lâm trong khi thi hành nhiệm vụ.
Nhân viên kiểm lâm được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu và những phương tiện cần thiết để hoạt động.
Hội đồng bộ trưởng quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm; tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất và chế độ đãi ngộ đối với nhân viên kiểm lâm.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến rừng, đất trồng rừng thì được khen thưởng; những người tham gia bảo vệ rừng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về rừng mà bị thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng, thì được đền bù, đãi ngộ, theo chế độ chung của Nhà nước.
Người phá rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; săn bắt trái phép động vật rừng; mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về rừng, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng hoặc cho phép sử dụng rừng, lâm sản trái với quy định của pháp luật; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về rừng; bao che cho người vi phạm pháp luật về rừng hoặc vi phạm những quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi vi phạm pháp luật về rừng mà gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này và ban hành chế độ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng đối với cây lâm nghiệp trồng tập trung hoặc phân tán trên đất không phải đất lâm nghiệp.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.
Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 52/2001/CT/BNN-KL về việc đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 733/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động khẩn trương đến năm 2010 để bảo tồn Voi ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 44/2006/QĐ-BNN về Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 822/QĐ-TTg năm 2006 về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 5Quyết định 813/2006/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1970/QĐ-BNN-KL năm 2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 149/1998/QĐ-TTg quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 368-CP năm 1979 sửa đổi nghị định 101-CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 40-LN năm 1963 hướng dẫn thi hành Điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 10Nghị định 101-CP năm 1973 quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân do Thủ tướng Chính Phủ ban hành.
- 11Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1972
- 12Chỉ thị 286-TTg năm 1997 về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 13Quyết định 446-TTg năm 1997 phê duyệt Chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 14Công văn số 2954/VPCP-KTN về việc đính chính văn bản Quyết định số 136/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 15Nghị định 160-HĐBT nmă 1984 về việc thống nhất quản lý các loại đặc sản rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 16Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 1Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP về phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành
- 2Chỉ thị 52/2001/CT/BNN-KL về việc đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 733/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động khẩn trương đến năm 2010 để bảo tồn Voi ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 44/2006/QĐ-BNN về Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 822/QĐ-TTg năm 2006 về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 6Quyết định 813/2006/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1970/QĐ-BNN-KL năm 2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 149/1998/QĐ-TTg quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 368-CP năm 1979 sửa đổi nghị định 101-CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 40-LN năm 1963 hướng dẫn thi hành Điều lệ tạm thời về săn bắt chim thú rừng do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 11Nghị định 101-CP năm 1973 quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân do Thủ tướng Chính Phủ ban hành.
- 12Hiến pháp năm 1980
- 13Luật Đất đai 1987
- 14Nghị quyết về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội ban hành
- 15Nghị định 17-HĐBT thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 16Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 17Nghị định 39-CP năm 1994 về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
- 18Chỉ thị 286-TTg năm 1997 về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 19Quyết định 446-TTg năm 1997 phê duyệt Chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 20Công văn số 2954/VPCP-KTN về việc đính chính văn bản Quyết định số 136/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 21Thông tư 8-LN/KL năm 1992 về việc kiểm tra khai thác và vận chuyển lâm sản do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 22Nghị định 14-CP năm 1992 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
- 23Nghị định 160-HĐBT nmă 1984 về việc thống nhất quản lý các loại đặc sản rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 24Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115:2000 về thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- Số hiệu: 58-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/08/1991
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 19/08/1991
- Ngày hết hiệu lực: 01/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực