- 1Nghị định 23/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh đưa cây Thảo quả ra ngoài nhóm IIA của danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT
- 2Nghị định 48/2002/NĐ-CP sửa đổi danh mục thực vật, động hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị định 18/HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-HĐBT | Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 1992 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Điều 19 của Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng (có danh mục kèm theo):
Nhóm I: Gồm những loại thực vật (IA) và những loại động vật (IB) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng.
Nhóm II: Gồm những loại thực vật (IIA) và những loài động vật (IIB) có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng.
Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trong phạm vi địa phương mình theo luật pháp, chính sách chế độ, thể lệ của Nhà nước.
Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và mọi công dân có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm.
II. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ BẢO VỆ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ, HIẾM
Những vùng, những khu rừng tập trung nhiều thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm (cả số lượng, trữ lượng) cần được khoanh giữ, tổ chức việc quản lý, bảo vệ chặt chẽ, có nội quy và bảng niêm yết bảo vệ.
Điều 8. - Việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được quy định như sau:
1. Đối với nhóm I, nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Trong trường hợp đặc biệt cần sử dụng cây, con vật sống, sản phẩm của cây, con vật và hạt giống phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc yêu cầu về quan hệ và hợp tác quốc tế, phải được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
2. Đối với nhóm II, hạn chế khai thác, sử dụng cụ thể là:
a) Cây lấy gỗ: chỉ được phép khai thác với mức độ hạn chế về chủng loại, số lượng, khu vực và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cấp giấy phép; khi khai thác phải chấp hành đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Lâm nghiệp.
Những loại gỗ này chỉ được sử dụng để xây dựng các công trình đặc biệt của Nhà nước, chế biến hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ sơ chế.
b) Các loại cây mọc tự nhiên khác: Việc khai thác phải theo kế hoạch hàng năm và được cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh cho phép. Khi khai thác phải chấp hành đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Lâm nghiệp và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của chủ rừng.
c) Đối với động vật rừng sống hoang dã: chỉ được bẫy bắt trong trường hợp thật cần thiết như tạo giống gây nuôi, phục vụ nghiên cứu khoa học; trao đổi quốc tế về giống hoặc phục vụ những yêu cầu cần thiết khác nhưng phải được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cho phép.
a) Đối với thực vật rừng, được khai thác sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.
b) Đối với động vật rừng thuộc nhóm I, chỉ được sử dụng chúng với mục đích gây nuôi phát triển.
c) Đối với động vật rừng thuộc nhóm II, ngoài mục đích sử dụng gây nuôi làm giống, được sử dụng động vật sống từ thế hệ hai trở đi.
Mọi trường hợp khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm quy định tại điều này, chủ sở hữu phải báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp địa phương biết để kiểm tra xác nhận.
- Tổ chức khoanh giữ các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm.
- Lập bản đồ, sổ sách theo dõi số lượng, trữ lượng và sự diễn biến của từng loại thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trên diện tích rừng được giao.
- Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng và từng cây cá biệt;
- Xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi này trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao;
Kịp thời báo cáo với cơ quan chính quyền hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương về diễn biến tình hình thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao.
2. Quyền của chủ rừng trong việc khai thác, sử dụng thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm trên diện tích rừng, đất trồng rừng được giao cũng như việc đối phó khi thú rừng phá hoại sản xuất hoặc đe doạ đến tính mạng con người được áp dụng theo quy định tại
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
DANH MỤC THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội đồng Bộ trưởng)
NHÓM 1:
IA - THỰC VẬT RỪNG:
Số TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Bách xanh | Calocedrusmacrolepis | |
2 | Thông đỏ | Taxus chinensis | |
3 | Phỉ 3 mũi | Cephalotaxus fortunei | |
4 | Thông tre | Podocarpus neriifolius | |
5 | Thông Pà cò | Pinus Kwangtugensis | |
6 | Thông Đà lạt | Pinus dalatensis | |
7 | Thông nước | Glyptostrobus pensilis | |
8 | Hinh đá vôi | Keteleeria calcarea | |
9 | Sam bông | Amentotaxus argotenia | |
10 | Sam lạnh | Abies nukiangensis | |
11 | Trầm (gió bầu) | Aquilaria crassna | |
12 | Hoàng đàn | Copressus torulosa | |
13 | Thông 2 lá dẹt | Ducampopinus krempfii |
IB - ĐỘNG VẬT RỪNG :
1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Tê giác 1 sừng | Rhinnoceros Sondaicus | |
2 | Bò tót | Bos gaurus | |
3 | Bò xám | Bos sauveli | |
4 | Bò rừng | Bos bangteng | |
5 | Trâu rừng | Bubalus bubalis | |
6 | Voi | Elephas maximus | |
7 | Cà tong | Cervus eldi | |
8 | Hươu vàng | Cervus porcirus | |
9 | Hươu sạ | Moschus moschiferus | |
10 | Hổ | Panthera tigris | |
11 | Báo hoa mai | Panthera pardus | |
12 | Báo gấm | Neofelis nebulosa | |
13 | Gấu chó | Helarctos malayanus | |
14 | Voọc xám | Trachipithecus phayrei | |
15 | Voọc mũi hếch | Rhinopithecus avunculus | |
16 | Voọc ngũ sắc | ||
- Voọc ngũ sắc Trung bộ | Pygathrix nemaeus | ||
17 | Voọc đen: | ||
- Voọc đen má trắng | Presbytis francoisi francoisi | ||
- Voọc đầu trắng | Presbytis francoisi poliocephalus | ||
- Voọc mông trắng | Presbytis francoisi delacouri | ||
- Voọc Hà Tĩnh | Presbytis francoisi hatinensis | ||
- Voọc đen Tây Bắc | Presbytis francoisi ap | ||
18 | Vượn đen: | ||
- Vượn đen | Hylobates concolor concolor | ||
- Vượn đen má trắng | Hylobates concolor leucogensis | ||
- Vượn tay trắng | Hylobates lar | ||
- Vượn đen má trắng N.bộ | Hylobates concolor gabrienlae | ||
19 | Chồn mực | Arctictis binturong | |
20 | Cầy vằn | Chrotogale owstoni | |
21 | Cầy gấm | Prionodon pardicolor | |
22 | Chồi dơi | Galeopithecus temminski | |
23 | Cầy vàng | Martes flavigula | |
24 | Culi lùa | Nycticebus pigmaeus | |
25 | Sóc bay: | ||
- Sóc bay sao | Petaurista elegans | ||
- Sóc bay trâu | Petaurista lylei | ||
26 | Sóc bay: | ||
Sóc bay nhỏ | Belomys | ||
- Sóc bay lông tai | Belomys pearsoni | ||
27 | Sói Tây Nguyên | Canis aureus | |
28 | Công | Pavo muticus imperatir | |
29 | Gà lôi: | ||
- Gà lôi | Lophura diardi diardi | ||
- Gà lôi lam mào đen | Lophura imperialis Delacouri | ||
- Gà lôi lam mào trắng | Lophura diardi Bonoparte | ||
30 | Gà tiền: | ||
- Gà tiền | Polyplectron bicalcaratum | ||
- Gà tiền mặt đỏ | Polyplectron germaini | ||
31 | Trĩ sao | Rheinarctia ocellata | |
32 | Sếu cổ trụi | Grus antigol | |
33 | Cá sấu nước lợ | Crocodylus porosus | |
34 | Cá sấu nước ngọt | Crocodylus Siamensis | |
35 | Hổ mang chúa | Ophiogus hannah | |
36 | Cá cóc Tam đảo | Paramesotriton deloustali |
NHÓM 2:
IIA. THỰC VẬT RỪNG
1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Cẩm lai | Dalbergia oliverrii Gamble | |
- Cẩm lai Bà Rịa | Dalbergia bariaensis | ||
- Cẩm lai | Dalbergia oliverrii Gamble | ||
- Cẩm lai Đồng Nai | Dalbergia dongnaiensis | ||
2 | Gà te (Gõ đỏ) | Afzelia xylocarpa | |
3 | Gụ | ||
Gụ mật | Sindora cochinchinensis | Gõ mật | |
Gụ lau | Sindora tonkinensis - A. Chev | Gõ lau | |
4 | Giáng hương | ||
Giáng hương | Pterocarpus pedatus Pierre | ||
Giáng hương Cam bốt | Pterocarpus cambodianus Pierre | ||
Giáng hương mắt chim | Pterocapus indicus Willd | ||
5 | Lát | ||
Lát hoa | Chukrasia tabularis A.juss | ||
Lát da đồng | Chukrasia sp | ||
Lát chun | Chukrasia sp | ||
6 | Trắc | ||
Trắc | Dalbergia cochinchinensis Pierre | ||
Trắc dây | Dalbergia annamensis | ||
Trắc Cam bốt | Dalbergia combodiana Pierre | ||
7 | Pơ mu | Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas | |
8 | Mun | ||
Mun | Diospyros mun H.lec | ||
Mun sọc | Dyospyros SP | ||
9 | Đinh | Markhamia pierrei | |
10 | Sến mật | Madhuca pasquieri | |
11 | Nghiến | Burretiodendron hsienmu | |
12 | Lim xanh | Erythophloeum fordii | |
13 | Kim giao | Padocarpus fleuryi | |
14 | Ba gạc | Rauwolfia verticillata | |
15 | Ba kích | Morinda officinalis | |
16 | Bách hợp | Lilium brownii | |
17 | Sâm ngọc linh | Panax vietnammensis | |
18 | Sa nhân | Amomum longiligulare | |
19 | Amomum tsaoko |
IIB. ĐỘNG VẬT RỪNG
1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Khỉ: | ||
- Khỉ cộc | Macaca Arctoides | ||
- Khỉ vàng | Macaca Mulatta | ||
- Khỉ mốc | Macaca assamensis | ||
- Khỉ đuôi lợn | Macaca nemestrina | ||
2 | Sơn dương | Capricornis sumatraensis | |
3 | Mèo rừng | Felis bengalensis | |
Felis marniorata | |||
Felis temminskii | |||
4 | Rái cá | Lutra lutra | |
5 | Gấu ngựa | Selenarctos thibethanus | |
6 | Sói đỏ | Cuon alpinus | |
7 | Sóc đen | Ratufa bicolor | |
8 | Phượng hoàng đất | Buceros bicornis | |
9 | Rùa núi vàng | Indotestudo elongata | |
10 | Giải | Pelochelys bibroni |
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 664-TTg năm 1995 về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 123/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 11/2002/NĐ-CP về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Nghị định 23/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh đưa cây Thảo quả ra ngoài nhóm IIA của danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT
- 3Nghị định 48/2002/NĐ-CP sửa đổi danh mục thực vật, động hoang dã quý hiếm ban hành kèm Nghị định 18/HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 3Quyết định 664-TTg năm 1995 về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 13-LN/KL năm 1992 hướng dẫn Nghị định 18-HĐBT quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 5Thông tư 123/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 11/2002/NĐ-CP về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã do Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 18-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/01/1992
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 31/01/1992
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 17/01/1992
- Ngày hết hiệu lực: 20/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực