Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 368-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 1979 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào điều 16 và 17 của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6 tháng 9 năm 1972 và Lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa số 147-LCT công bố ngày 11-9-1972;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 155-CP ngày 3-10-1973 về việc thi hành Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và nghị định số 101-CP ngày 21-5-1973 của Hội đồng Chính phủ quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn và lực lượng kiểm lâm nhân dân;
Xét tình hình thực tế qua 6 năm xây dựng và hoạt động của lực lượng kiểm lâm nhân dân;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH:
“Điều 2 mới. - Hệ thống tổ chức kiểm lâm nhân dân gồm có:
- Ở trung ương: Cục kiểm lâm nhân dân trực thuộc Bộ Lâm nghiệp.
- Ở các tỉnh có rừng: Chi cục kiểm lâm nhân dân trực thuộc Ty lâm nghiệp.
- Ở các huyện có rừng: Hạt kiểm lâm nhân dân trực thuộc Ban nônglâm nghiệp.
Ở những nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng: đường thủy, đường sắt, đường bộ thì có thể thành lập các Hạt kiểm soátlâm sản trực thuộc Chi cục kiểm lâm nhân dân tỉnh”
“Điều 3 mới. – a) Cục kiểm lâm nhân dân do một cục trưởng phụ trách, có từ một đến hai phó cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm và điều động cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp đề nghị, Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Chi cục kiểm lâm nhân dân do một chi cục trưởng phụ trách, có một phó chi cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm và điều động chi cục trưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp quyết định.
c) Hạt kiểm lâm nhân dân do một hạt trưởng phụ trách, có một phó hạt trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm và điều động hạt trưởng do trưởng Ty lâm nghiệp đề nghị, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định”
“Điều 4 mới. - Cục kiểm lâm nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp:
1. Nghiên cứu các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp và về xây dựng cơ sở kỹ thuật và trang bị kỹ thuật cho các lực lượng quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp;
2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước;
3. Tổ chức và chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho các lực lượng quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.
b) Hướng dẫn các Chi cục kiểm lâm nhân dân và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cục về việc thừa hành pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống mọi hành động vi phạm luật lệ quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, về nghiệp vụ kỹ thuật và về vận động quần chúng bảo vệ rừng”
“Điều 5 mới. – Chi cục kiểm lâm nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giúp trưởng Ty lâm nghiệp:
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp và xây dựng các lực lượng quản lý bảo vệ rừng trong địa phương;
- Thực hiện và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp và về xây dựng cơ sở kỹ thuật và trang bị kỹ thuật cho các lực lượng quản lý bảo vệ rừng;
- Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các lực lượng quản lý bảo vệ rừng theo sự phân công của Bộ Lâm nghiệp;
- Quản lý việc săn, bắn chim muông, thú rừng.
2. Chỉ đạo các hạt kiểm lâm nhân dân trong việc thừa hành pháp luật, đấu tranh chống mọi hành động vi phạm luật lệ quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, về nghiệp vụ kỹ thuật và về vận động quần chúng bảo vệ rừng.
3. Theo dõi và kiểm tra việc thu tiền nuôi rừng ở các hạt kiểm lâm nhân dân”
“Điều 6 mới. – Hạt kiểm lâm nhân dân có nhiệm vụ giúp Ban lâm nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trong huyện và có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Nắm sát tình hình rừng và đất lâm nghiệp, tình hình thực vật và động vật rừng trong huyện;
2. Tuần tra rừng, kiểm soát người ra vào rừng, ngăn ngừa việc phá rừng, chặt cây rừng và thu hái đặc sản rừng trái phép, lấn chiếm đất lâm nghiệp và đốt rừng làm nương rẫy;
3. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các phương án quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, các quy trình kỹ thuật khai thác, tu bổ, cải tạo, trồng rừng;
4. Tổ chức thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng và hướng dẫn, kiểm tra việc phòng, trừ sâu bệnh phá hại rừng;
5. Kiểm soát việc tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản và việc săn bắt chim muông, thú rừng;
6. Trực tiếp hướng dẫn việc tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng và bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho lực lượng này;
7. Thu tiền nuôi rừng theo chế độ kiểm thu lâm sản của Nhà nước;
8. Cấp giấy phép và hướng dẫn việc lấy lâm sản dùng cho gia đình và cá nhân theo chế độ của Nhà nước quy định;
9. Bố trí các trạm kiểm lâm nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của hạt đến từng tiểu khu rừng.
10. Phối hợp với các lực lượng vũ trang và bán vũ trang để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và tham gia vào công tác giữ gìn trật tự, trị an ở vùng rừng núi”.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 368-CP năm 1979 sửa đổi nghị định 101-CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 368-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/10/1979
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 23/10/1979
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra