Điều 52 Luật an toàn thông tin mạng 2015
Điều 52. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
b) Thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin;
d) Quản lý công tác đánh giá về an toàn thông tin mạng;
đ) Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin, trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực;
g) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng;
h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng;
i) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp có liên quan trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng;
k) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thông tin mạng;
l) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động an toàn thông tin mạng.
3. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
b) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc lĩnh vực do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Thực hiện quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự, có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý mật mã dân sự;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng mật mã dân sự; quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; quản lý công tác đánh giá, công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
d) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép;
đ) Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
g) Hợp tác quốc tế về mật mã dân sự.
5. Bộ Công an có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Thực hiện quản lý công tác giám sát an toàn hệ thống thông tin thuộc Bộ Công an;
c) Tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra tội phạm mạng và hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng;
d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra về an toàn thông tin mạng, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng theo thẩm quyền.
6. Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức đào tạo, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
9. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
10. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý an toàn thông tin mạng của ngành mình và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng ở địa phương.
Luật an toàn thông tin mạng 2015
- Số hiệu: 86/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1239 đến số 1240
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng
- Điều 9. Phân loại thông tin
- Điều 10. Quản lý gửi thông tin
- Điều 11. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại
- Điều 12. Bảo đảm an toàn tài nguyên viễn thông
- Điều 13. Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
- Điều 14. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin mạng
- Điều 16. Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng
- Điều 17. Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân
- Điều 18. Cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân
- Điều 19. Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng
- Điều 21. Phân loại cấp độ an toàn hệ thống thông tin
- Điều 22. Nhiệm vụ bảo vệ hệ thống thông tin
- Điều 23. Biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin
- Điều 24. Giám sát an toàn hệ thống thông tin
- Điều 25. Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin
- Điều 26. Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia
- Điều 27. Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia
- Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
- Điều 29. Ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố
- Điều 30. Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 31. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 32. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 33. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 34. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
- Điều 35. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- Điều 37. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng
- Điều 38. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng
- Điều 39. Đánh giá hợp chuẩn, hợp quy về an toàn thông tin mạng
- Điều 40. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
- Điều 41. Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
- Điều 42. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Điều 44. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Điều 45. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và cấp lại Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Điều 46. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
- Điều 47. Nguyên tắc quản lý nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
- Điều 48. Sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
- Điều 49. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn thông tin mạng
- Điều 50. Văn bằng, chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin mạng