Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 731/KH-UBND | Lai Châu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
ĐIỀU CHỈNH ĐÁP ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH LAI CHÂU
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (Tính đến 7h ngày 08/4/2020)
1. Thế giới
Qua cập nhật thông tin tình hình COVID-19 từ Bộ Y tế: Thế giới đã ghi nhận tổng số 1.345.817 trường hợp mắc COVID-19 (tăng 67.564 người so với ngày hôm qua), trong đó có 74.616 người tử vong và 278.706 người đã bình phục. Hiện nay dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng qua khoảng 208 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số mắc và tử vong ở nhiều quốc gia tăng nhanh đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước khu vực Châu Âu:
- 04 nước ghi nhận số mắc cao nhất với >100.000 người mắc: (1) Hoa Kỳ ghi nhận 366.428 người mắc; (2)Tây Ban Nha: 135.032 người mắc; (3) Italia: 132.547 người mắc; (4) Đức: 103.121 người mắc.
- 04 nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất trên thế giới: (1) Italia: 16.523 ca; (2) Tây Ban Nha: 13.169 ca; (3) Hoa Kỳ: 10.896; (4) Pháp: 8.911 ca.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, có nguy cơ lan rộng ra tại tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam: Đã ghi nhận 245 ca bệnh xác định với COVID-19 (trong đó có 144 ca xâm nhập từ ngước ngoài và 101 ca lây nhiễm thức phát trong nước), tăng 04 ca so với ngày hôm qua. Toàn quốc đã có 95 ca mắc đã chữa khỏi, còn 150 ca bệnh đang được điều trị, cách ly tại các cơ sở y tế, đã ghi nhận những trường hợp có diễn biến nặng, nguy kịch mặc dù có tiến triển tốt hơn nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp tử vong.
3. Tại Lai Châu
Tỉnh Lai Châu đã ghi nhận 01 ca xác định. Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung - Hà Nội, toàn trạng bệnh nhân ổn định. Ngay sau khi phát hiện ca bệnh xác định, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có ít nhất 02 lần lấy mẫu kết quả xét nghiệm xác định âm tính với SARS-CoV-2, 14 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới.
Lũy kế toàn tỉnh có tổng số 12.200 người có yếu tố dịch tễ được áp dụng cách ly y tế, trong đó có 89 trường hợp nghi mắc (88 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm xác định âm tính với COVID-19, còn 01 trường hợp đang đợi kết quả, có 60 trường hợp đủ điều kiện đưa ra khỏi danh sách nghi mắc). Tổng số có 10.914 người hoàn thành cách ly. Hiện còn 1.286 người đang được quản lý, cách ly y tế theo quy định.
4. Nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá COVID-19 có thể được xem là một đại dịch, Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Hiện nay dịch bệnh đã lây lan nhanh chóng qua 208 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch bệnh vẫn đang ở giai đoạn cao điểm, trong tuần vừa qua, thế giới đã ghi nhận trung bình mỗi ngày có khoảng: 80.000 ca mắc mới/ngày, trên 5.000 ca tử vong/ngày. Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, có nguy cơ lan rộng ra tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng, tác động sâu, rộng tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc với tính chất mức độ nguy hiểm: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Dịch bệnh ở nước ta bước vào giai đoạn cao điểm, cấp bách với việc ghi nhận số mắc tăng từng ngày, được xác định là cấp 3, phải chuẩn bị đầy đủ cho cấp độ 4. Dự báo Việt Nam có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp lây nhiễm thứ phát và nguy cơ lây nhiễm rộng trong cộng đồng.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, ngay từ khi nhận thông tin về tình hình dịch bệnh, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã nhanh chóng vào cuộc cùng nhân dân toàn tỉnh thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là sau khi phát hiện có ca bệnh xác định về địa bàn, tỉnh Lai Châu đã khẩn trương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Đến nay, tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có ít nhất 02 lần lấy mẫu kết quả xét nghiệm xác định âm tính với SARS-CoV-2, 16 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới. Bên cạnh đó khó khăn trong việc phát hiện sớm và quản lý các trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh khi chưa có biểu hiện bệnh, việc lây nhiễm có thể xảy ra ngay cả khi chưa có các triệu chứng mắc bệnh, đặc biệt là các trường hợp trở về từ các nước đang ghi nhận số mắc tăng nhanh. Sự quá tải làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở các cơ sở cách ly tập trung nếu không có biện pháp kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp tử vong. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc, dịch bệnh có tác động toàn diện tới kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân. Thời gian dịch bệnh chưa dự đoán được chính xác thời gian kết thúc, tình trạng mất dấu F0... cho thấy nguy cơ dịch bệnh COVID-19 tiếp tục xâm nhập vào địa bàn tỉnh Lai Châu là rất cao.
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ Tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc Giao chỉ tiêu kế hoạch giường cách ly và giường bệnh tại cơ sở y tế để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19);
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định 98/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia về việc ban hành Kế hoạch thiết lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19;
Căn cứ Văn bản số 1276-CV/TU ngày 24/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc quán triệt, triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 172- TB/TW của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Văn bản số 1283-CV/TU ngày 27/3/2020 của Tỉnh ủy Lai Châu về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19;
Căn cứ Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly, điều trị COVID-19;
Căn cứ Văn bản số 1769/BYT-KH-TC ngày 31/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 904/QĐ-BYT ngày 16/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19”;
Căn cứ Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch 200/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp COVID-19, đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời ổ dịch và điều trị hiệu quả cho ca bệnh xác định nhằm hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong do dịch bệnh COVID-19 và giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội.
IV. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH TẠI TỈNH
1. Cấp độ 1: Khi chưa có ca mắc bệnh xác định (Quốc gia: có trường hợp bệnh xâm nhập).
2. Cấp độ 2: Khi có từ 01 - 20 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh (Quốc gia: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong nước).
3. Cấp độ 3: Khi có từ 21 - 50 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh (Quốc gia: Dịch bệnh lây lan trên 20 trường hợp mắc trong nước).
4. Cấp độ 4: Khi có từ 51 - 70 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh (Quốc gia: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng từ trên 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc).
5. Cấp độ 5: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 70 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh (Quốc gia: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 3.000 đến 30.000 và trên 30.000 trường hợp mắc).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hiện nay, tỉnh Lai Châu đang ở Cấp độ 2 (Khi có từ 01 - 20 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh). Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài khó dự đoán chính xác thời gian kết thúc, nước ta đã xuất hiện tình trạng mất dấu F0 do đó nguy cơ tiếp tục ghi nhận ca bệnh xác định, lây lan, bùng phát dịch bệnh là rất lớn nếu không tập trung cao độ để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. Trong bối cảnh năm 2020, cùng với cả nước tỉnh Lai Châu có nhiều sự kiện quan trọng, đặc biệt là năm tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy các ngành các cấp đều phải quán triệt mạnh mẽ tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng, tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch; kiên trì các nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả; đồng thời tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật chất sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa người từ vùng có dịch đến các vùng khác; sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương quá tải khi có yêu cầu. Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh, các lực lượng chức năng nhất là quân đội, công an , y tế và các lực lượng lượng khác cần quyết liệt, chặt chẽ hơn trong chỉ đạo, điều hành, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan không kiểm soát.
Các hoạt động chính và tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch cụ thể như sau:
1. Cấp độ 2: Khi có từ 01 - 20 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh
1.1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh
Tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành ở mức độ 1 còn phù hợp.
- Ban chỉ đạo tổ chức họp giao ban 02 ngày/lần hoặc đột xuất (khi cần thiết) để cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch bệnh và kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Cơ quan thường trực báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đã tổ chức triển khai thực hiện.
- Thực hiện quy chế người phát ngôn về tình hình dịch bệnh. Tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Y tế công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định.
- Khẩn trương rà soát, điều chỉnh kế hoạch tổng thể, xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch chi tiết để thực hiện một số hoạt động cần cụ thể. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình thực tế để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
- Kiên quyết thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng dập dịch; điều tra kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chỉ đạo phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất, an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế.
- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh. Tập trung, huy động mọi nguồn lực có thể để phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại các địa phương, đơn vị.
- Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, rà soát khả năng đáp ứng của các địa phương, đơn vị để chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chỉ đạo thành lập cơ sở cách ly cho cán bộ y tế đối với các trường hợp người bệnh được phát hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giải quyết các hoạt động công vụ, hạn chế thấp nhất sực tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn tại các địa phương, đơn vị.
- Đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ, các Bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh khi cần thiết.
- Thực hiện chế độ thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; giúp Ban chỉ đạo tỉnh thống nhất các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành Trung ương; theo dõi, đôn đốc, giám sát các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Y tế thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định.
- Chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện các hoạt động kiểm soát dịch bệnh theo nguyên tắc: ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch kịp thời và điều trị hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tổ chức đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly bệnh nhân nghi mắc, mắc COVID-19; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế đặc biệt những người trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người mắc bệnh COVID-19.
- Thực hiện phân tuyến điều trị phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và đảm bảo theo quy định.
- Liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Ban chỉ đạo Quốc gia để cập nhật tình hình dịch bệnh và cập nhật các chỉ đạo triển khai, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Bổ sung thêm các Đội chuyên môn hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai vận chuyển, thu dung, cấp cứu bệnh nhân, giám sát phòng chống dịch bệnh (khi cần thiết).
- Theo dõi sát, thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh, hiệu quả các biện pháp đã triển khai, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương và kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng, chống theo diễn biến dịch bệnh.
- Kiểm tra, rà soát số lượng hiện có và xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, máy móc, trang thiết bị, kinh phí và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh ở cấp độ tiếp theo.
- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.
- Tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày kể cả ngày nghỉ ngày lễ.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành, phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng tập trung dồn lực xử lý triệt để các ổ dịch. Khẩn trương truy vết, áp dụng ngay các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại ổ dịch theo đúng quy định.
- Tiếp tục thực hiện duy trì việc giám sát tại các chốt kiểm dịch qua kiểm tra thân nhiệt, điều tra dịch tễ và quan sát thể trạng, phát hiện sớm các trường hợp vào tỉnh nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức cách ly tại cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm xác định nhiễm SARS-COV-2.
- Kích hoạt các Đội điều tra, xác minh các trường hợp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm, người xác định nhiễm COVID-19 khi cần thiết.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ tự quản/Tổ phòng chống dịch bệnh, các Chốt chặn biên giới và các Chốt kiểm soát liên ngành để giám sát chặt chẽ các trường hợp vào địa bàn nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ và tổ chức cách ly theo quy định.
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.
- Tăng cường giám sát dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút; kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.
- Thống kê danh sách, các đối tượng đi từ vùng có dịch trong nước về, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.
- Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động nhân lực bác sỹ, y tá, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên tham gia các hoạt động phòng chống dịch.
- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, mức độ lây lan của dịch bệnh trên địa bàn.
- Xây dựng bộ phận xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đủ năng lực thực hiện xét nghiệm virút SARS-COV-2 theo quy định.
- Cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch, cách ly y tế của Bộ Y tế để kịp thời tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phân tích dữ liệu (dữ liệu dịch tễ, dữ liệu viễn thông, thông tin liên lạc…) của các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19 để khoanh vùng, giám sát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện thông tin báo cáo theo quy định.
c) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Số giường bệnh cần thiết để cách ly 1.680 giường, số hiện có trên địa bàn 2.000 giường (trong đó 585 giường ở cơ sở y tế và 1.410 tại các cơ sở cách ly tập trung). Số giường hiện tại đáp ứng nhu cầu cách ly, điều trị ở cấp độ 2. Chuẩn bị xây dựng phương án sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử dụng của trường Trung cấp y tế thanh cơ sở cách ly y tế (dự kiến bố trí 150 giường) và một số địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh (khả năng tiếp nhận cách ly 2.075 giường) sẵn sàng cho cấp độ 3.
- Thực hiện cách ly các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (F1) theo phương châm “bốn tại chỗ” (F1 đang ở địa phương nào thì cách ly ngay tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung của địa phương đó).
- Tổ chức cách ly y tế 100% các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế. Cách ly người tiếp xúc gần với các ca bệnh xác định tại các cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung.
- Xử lý triệt để các ổ dịch:
+ Đối với người bệnh: tổ chức cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện. Hạn chế việc chuyển tuyến bệnh nhân để tránh lây lan, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.
+ Nơi cư trú, lưu trú, tạm trú, dừng chân: lập danh sách đối tượng tiếp xúc gần và đối tượng tiếp xúc với đối tượng tiếp xúc gần để phân loại tổ chức cách ly và thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏe hàng ngày theo quy định, khi có triệu chứng phải được đưa đến cơ sở y tế khám, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định.
+ Người tiếp xúc gần với người bệnh, thành viên gia đình, người cùng nhóm làm việc, cùng đoàn công tác: cách ly và theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại khu cách ly tập trung hoặc cơ sở y tế trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với người bệnh, lấy bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.
+ Người tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần khác: thực hiện cách ly tập trung hoặc tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe, thông báo ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
+ Người không có tiếp xúc gần mà chỉ liên quan tại các sự kiện lớn tập trung đông người thì thông báo bằng nhiều cách: điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để người có liên quan biết chủ động liên hệ với cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
+ Khử khuẩn nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh bằng cách lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút). Phun khử trùng các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà… bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% Clo hoạt tính.
+ Khử khuẩn các phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính.
+ Đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra, vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly nơi khác.
d) Công tác điều trị
- Chỉ đạo các cơ sở thu dung điều trị: đảm bảo bố trí giường bệnh đáp ứng khả năng điều trị khi ghi nhận đến 20 ca bệnh xác định, tương ứng 60 giường bệnh và tối đa 585 giường cách ly, trong đó:
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh: bố trí điểu trị cho 10 ca bệnh xác định tương ứng với 30 giường bệnh, 170 giường cách ly;
+ Bệnh viện Phổi: bố trí điểu trị cho 10 ca bệnh xác định tương ứng với 30 giường bệnh;
+ TTYT huyện Than Uyên: bố trí 90 giường cách ly;
+ TTYT huyện Tân Uyên: bố trí 60 giường cách ly;
+ TTYT huyện Tam Đường: bố trí 55 giường cách ly;
+ TTYT huyện Phong Thổ: bố trí 50 giường cách ly;
+ TTYT huyện Mường Tè: bố trí 50 giường cách ly;
+ TTYT huyện Sìn Hồ (cơ sở 1): bố trí 40 giường cách ly;
+ TTYT huyện Sìn Hồ (cơ sở 2): bố trí 30 giường cách ly;
+ TTYT huyện Nậm Nhùn: bố trí 20 giường cách ly;
+ TTYT thành phố Lai Châu: bố trí 20 giường cách ly.
- Tất cả các ca bệnh xác định được chuyển về điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Các trường hợp bệnh nhân rất nặng hoặc có bệnh nền hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ tử vong thì mời hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia của tuyến Trung ương xin ý kiến để chuyển tuyến người bệnh về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung - Hà Nội.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm cho các nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác không để lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế.
- Thực hiện lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và gửi bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19 về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hoặc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (khi đủ điều kiện) để xét nghiệm virút SARS-CoV-2.
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng khả năng tiếp nhận điều trị, huy động nguồn lực, bổ sung kế hoạch thu dung điều trị để kịp thời ứng phó với cấp độ 3 của dịch bệnh.
- Các Đội điều trị cơ động thực hiện thường trực phòng, chống dịch bệnh COVID-19, sẵn sàng hỗ trợ cho các tuyến theo lệnh điều động của Sở Y tế.
- Đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các Bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.
- Xây dựng phương án tiếp nhận hỗ trợ, viện trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các nguồn hợp pháp.
- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp điều trị bệnh do nCoV.
- Thực hiện thông tin báo cáo theo quy định.
e) Công tác truyền thông
- Tổ chức cung cấp thông tin hàng ngày cho các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các bệnh pháp phòng chống.
- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, cập nhật thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh; phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng truyền thông khác.
- Bảo đảm hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế để tiếp nhận cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Tuyên truyền chính xác, kịp thời trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí và các nhà mạng di động, không gây hoang mang trong người dân và dư luận.
- Khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh: thực hiện giãn cách xã hội, không tụ tập đông người, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thực sự cần thiết và thực hiện tốt các biện pháp khuyến cáo phòng, chống dịch, nhất là đối với người cao tuổi, người có bệnh nền.
- Kịp thời cập nhật các thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng, phối hợp quản lý tin đồn.
- Cung cấp kịp thời thông tin tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của tỉnh cho trang fanpage “Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu” để kịp thời thông tin, truyền thông và tương tác trực tiếp tiếp nhận thông tin từ Nhân dân.
g) Công tác hậu cần
- Chuẩn bị đầy đủ máy móc, các trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ phục vụ công tác điều tra, giám sát, cách ly và điều trị bệnh nhân.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng, chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Tổng hợp nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc, trang thiết bị y tế, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ từ các đơn vị, địa phương và căn cứ vào dự báo tình hình dịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tổ chức mua sắm, phân bổ, điều tiết, máy móc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, kít thử, sinh phẩm chẩn đoán, trang thiết bị bảo hộ... (ưu tiên hàng sản xuất trong nước) để trang cấp cho các đơn vị, địa phương theo nhu cầu thiết thực.
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải cách ly và điều trị theo quy định.
- Thực hiện mua sắm để dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế, máy móc, kinh phí chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với cấp độ 3 của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
h) Công tác phối hợp và nghiên cứu khoa học
- Phối hợp chặt chẽ, kết nối thông tin thường xuyên với Bộ Y tế: đề xuất với Bộ Y tế kết nối với các tổ chức quốc tế hỗ trợ khi cần thiết, đặc biệt hỗ trợ các nguồn lực trong xét nghiệm và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, phương thức phòng chống, phác đồ điều trị, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học như dịch tễ học, thử nghiệm lâm sàng khi có yêu cầu.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động khác ở mức độ 1 còn phù hợp với tình hình thực tế.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong toàn ngành.
- Phối hợp với địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động và thông báo với nhân dân quy định cấm không qua lại đường mòn, lối mở biên giới, khu vực cửa khẩu để phòng tránh lây nhiễm bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an tỉnh thực hiện điều tra, xác minh, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nghi nhiễm, người nhiễm Covid-19, người tiếp xúc theo quy định.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan đảm bảo tổ chức tiếp nhận, cách ly các trường hợp cách ly tập trung theo quy định. Đảm bảo các chế độ cho người được cách ly theo quy định của Bộ Quốc phòng và của tỉnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng quy mô giường cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án thành lập Bệnh viện dã chiến tại Trường Cao đẳng Cộng đồng với quy mô 200 giường bệnh, trong đó điều trị 20 ca bệnh Covid-19 tương ứng 60 giường bệnh, 140 giường cách ly và có thể mở rộng thêm 500 giường cách ly.
- Chỉ đạo lực lượng phối hợp với các cơ quan liên quan cưỡng chế cách ly, truy tìm những đối tượng bỏ trốn khỏi khu cách ly, thông báo cho lực lượng công an, các huyện, thành phố để phối hợp tìm kiếm đối tượng (nếu có).
- Sẵn sàng phương án tiếp nhận điều trị bệnh nhân, sẵn sàng triển khai bệnh viện dã chiến trong quân đội. Phương án mở rộng hoặc thành lập mới các cơ sở cách ly tập trung khi có yêu cầu.
- Xây dựng phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về các đơn vị cách ly khác của các huyện, thành phố trong trường hợp quá tải khu cách ly tập trung của Quân đội.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong toàn ngành.
- Phối hợp thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc qua lại của nhân dân tại các đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện biên giới quản lý nghiêm ngặt việc xuất, nhập cảnh, đi lại qua cửa khẩu theo chỉ đạo. Cử lực lượng phân luồng các đối tượng nhập cảnh tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. Bố trí xe đưa các đối tượng nhập cảnh từ Trung Quốc về qua cửa khẩu Ma Lù Thàng và các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua các đường mòn, lối mở, các điểm có thể qua lại được trên biên giới về khu cách ly tại khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng. Khi có số lượng người đông và cùng lúc, chủ động phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm bảo phương tiện để đưa người nhập cảnh về nơi cách ly. Cử cán bộ quân y phối hợp với cán bộ y tế để theo dõi, giám sát các đối tượng cách ly theo quy định.
- Phối hợp thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc qua lại của nhân dân tại các đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong các đơn vị quân đội.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong toàn ngành.
- Chỉ đạo đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong quản lý thu dung, cách ly y tế giám sát các trường hợp về từ vùng dịch, các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện điều tra, xác minh, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nghi nhiễm, người nhiễm Covid-19, hạn chế lây lan ra cộng đồng.
- Phối hợp với chính quyền các cấp triển khai việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chóng đối cách ly theo quy định.
- Phối hợp Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo xử lý nghiêm kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo không trung thực, trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế, găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy luật pháp luật.
- Thường xuyên theo dõi và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
- Tổ chức các cơ sở cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ tham gia phòng chống dịch (nếu có).
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Phối hợp với ngành Y tế, các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền, thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tình hình dịch chính xác, kịp thời bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số để người dân hiểu rõ không hoang mang lo lắng, chủ động phối hợp phòng chống dịch hiệu quả;
- Phối hợp quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không chính xác gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng; Thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông và của tỉnh.
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, chủ trì phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn về phòng chống dịch bệnh.
- Quản lý trang fanpage “Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu”, kịp thời thông tin, truyền thông và tương tác trực tiếp tiếp nhận thông tin từ Nhân dân.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.7. Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, đảm bảo ổn định trật tự thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa phục vụ chống dịch cho người dân.
- Chỉ đạo điều phối sản xuất, phân phối khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang chống giọt bắn, các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động đáp ứng chống dịch, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra, cung ứng, phân phối các trang thiết bị, khẩu trang, nước sát trùng, vật tư y tế dùng để phòng, chữa bệnh không để cơ sở bán hàng đầu cơ, trục lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao, xử lý nghiêm các hành vi theo quy định.
- Đề xuất phương án giải quyết khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, phát hiện, đấu tranh xử lý các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, không niêm yết giá hoặc bán giá cao nhằm trục lợi đối với các mặt hàng là vật tư y tế và hàng hóa nhu yếu phẩm.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chỉ đạo phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng chống dịch tới học sinh, sinh viên; huy động lực lượng này tham gia các hoạt động phòng chống dịch khi cần thiết.
- Phối hợp với ngành Y tế tiến hành khử trùng 100% trường, lớp học, các thiết bị dạy học; đồ chơi trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh và tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện phòng chống dịch, đặc biệt là trong thời gian cho học sinh nghỉ học.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh, sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát.
- Tham mưu, chỉ đạo việc cho học sinh nghỉ học hoặc học trực tuyến theo yêu cầu để phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh.
- Chỉ đạo điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và các phương án dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan Ngoại vụ tỉnh Vân Nam về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống. Cập nhật Công điện của lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh thông báo tình hình phòng chống dịch bệnh của tỉnh Vân Nam; Chủ động thông báo cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao các trường hợp công dân người nước ngoài áp dụng biện pháp cách ly y tế trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, hợp tác quốc tế về phòng chống dịch của tỉnh.
- Vận động sự trợ giúp của các địa phương Quốc tế có hợp tác với tỉnh Lai Châu cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Tham mưu UBND tỉnh bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch đáp ứng các cấp độ của dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, sử dụng kinh phí và thực hiện thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch đảm bảo quy định.
- Chủ trì tính toán, xây dựng định mức hỗ trợ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ trực, kinh phí Ban chỉ đạo...
- Tham mưu UBND tỉnh và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các chính sách, chế độ cho các trường hợp áp dụng các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định.
- Chủ trì, trên cơ sở tổng hợp đề xuất dự toán kinh phí phòng chống dịch của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không để chậm, thiếu nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch. Tham mưu báo cáo Bộ Tài chính hỗ trợ nguồn kinh phí phòng chống dịch của tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phòng chống và ứng phó giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến tình hình kinh tế xã hội đặc biệt về công tác tài chính ngân sách nhà nước, năng lực và động lực tăng trưởng của nền kinh tế bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, sức khỏe đời sống nhân dân trên địa bàn.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Tham mưu việc xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh, kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Giám sát chặt chẽ du khách (nếu có); kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, lựa chọn các cơ sở lưu trú, khách sạn phục vụ việc cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ làm công tác phòng chống dịch nếu cần cách ly.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chủ trì thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc đối với hành khách sử dụng các phương tiện giao thông vào địa bàn tỉnh bằng các hình thức khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, khai báo trên thiết bị (điện thoại, máy tính bảng) thông qua ứng dung NCOVI tải từ Google play hoặc App store.
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải; thực hiện việc phòng bệnh trên các phương tiện vận tải hành khách.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hạn chế hoạt động vận chuyển hành khách công cộng (dừng cơ bản vận chuyển hành khách trong trường hợp giãn cách xã hội).
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời theo dõi, cách ly các hành khách nghi ngờ mắc bệnh.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.14. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.15. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Làm đầu mối, phối hợp với địa phương và các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm rõ số lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài hiện nay đang lưu trú trên địa bàn tỉnh và số lao động chưa về nước để có phương án cách ly, theo dõi, quản lý và tiếp nhận lao động về nước. Hướng dẫn các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá của người lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc khó khăn về lao động; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Tổ chức tuyên truyền lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch trong ngành, đơn vị; phối hợp chỉ đạo công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh; tổ chức bố trí các lực lượng tình nguyện sẵn sàng tham gia các phương án ứng phó phòng chống dịch tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, vận động nhân dân tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.
- Vận động quần chúng nhân dân thực hiện khai báo y tế toàn dân tự nguyện trên hệ thống NCOVI, tham gia giám sát các đối tượng nguy cơ, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.17. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chỉ đạo các đoàn viên thanh niên tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tích cực hỗ trợ chính quyền các cấp và nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
1.18. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
- Tổ chức họp thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo, huy động nguồn lực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo các cấp các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm nhất các nguồn lây; đề nghị mọi người dân khai báo y tế và thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp có nguy cơ.
- Xây dựng, triển khai các phương án giải pháp phòng chống dịch phù hợp đặc thù của địa phương, tập trung và ưu tiên đối với các khu vực địa bàn nhiều nguy cơ như chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng cách ly điều trị, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế và cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống dịch bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
- Củng cố, bổ sung hệ thống chỉ đạo điều hành theo dõi diễn biến, phòng chống dịch và điều trị bệnh; sẵn sàng mọi điều kiện ( nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực thực phẩm…) cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khí áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật.
- Huy động các ban ngành đoàn thể của địa phương tham gia vào hoạt động chống dịch. Xây dựng phương án huy động nhân lực, vật lực để sẵn sàng đảm bảo cách ly, điều trị người bệnh trong trường hợp dịch lây lan quy mô lớn.
- Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch; có giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân nhất là vùng có dịch; có chính sách hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch.
b) Cách ly, khoanh vùng và xử lý ổ dịch
- Tổ chức cách ly tập trung hoặc tại nhà, nơi cư trú đối với những người thuộc diện cách ly tập trung hoặc tại nhà theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.
- Tổ chức khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác.
+ Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an sinh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
+ Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người.. trong vùng cách ly.
+ Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học hoặc học trực tuyến, học qua truyền hình; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
+ Đảm bảo an sinh xã hội, các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: Nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh thiết yếu; đề xuất tỉnh hỗ trợ sinh hoạt phí cho người dân trong vùng cách ly nếu có.
- Tổ chức cách ly tự nguyện tại khách sạn đối với người đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung, có nguyện vọng chuyển sang cách ly tập trung tại khách sạn trên cùng địa bàn và tự nguyện chi trả chi phí lưu trú, các dịch vụ liên quan của khách sạn.
- Tổ chức cách ly tại khu công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp đối với những người nước ngoài được phép nhập cảnh (chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao..).
- Tổ chức cách ly những người trở về từ vùng dịch và các quốc gia trên thế giới khi các cơ sở cách ly tập trung của tỉnh quá tải.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
c) Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Triển khai thực hiện nghiêm ngặt việc thực hiện cách ly triệt để tại nhà; thực hiện triệt để các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan …; đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; dừng các loại sự kiện có thể cần phải dừng; kiểm soát chặt chẽ bến xe, bến phà; khuyến cáo mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở …).
d) Công tác hậu cần
Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến những vùng có dịch.
- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo tại trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều trị, xác minh ổ dịch, thường trực phòng dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân.
2. Cấp độ 3: Khi có từ 21 - 50 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh.
Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch ở cấp độ 2 còn phù hợp, đồng thời bổ sung các nội dung sau:
Tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành ở mức độ 2 còn phù hợp.
- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ …. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp quyết liệt tham gia phòng, chống dịch bệnh. Tập trung sử dụng, huy động mọi nguồn lực có thể để phòng chống dịch bệnh
- Khẩn trương rà soát, bổ sung kế hoạch tổng thể, thực hiện các phương án, kịch bản, kế hoạch chi tiết thực hiện từng lĩnh vực đã xây dựng. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình thực tế để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
- Xây dựng phương án triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ 4 và cấp độ 5.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo từng lĩnh vực thuốc thẩm quyền quản lý.
- Kiên quyết thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng dập dịch; điều tra kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh, đám ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế.
- Tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, rà soát khả năng đáp ứng của các địa phương, đơn vị để chủ động xây dựng phương án phòng chống, điều trị.
- Chỉ đạo thành lập cơ sở cách ly cho cán bộ y tế đối với các trường hợp người bệnh được phát hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Chỉ đạo và tổ chức kiên quyết thực hiện các hoạt động phòng dịch bệnh theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, điều tra dịch tễ, phân loại sàng lọc, cách ly chặt chẽ, khoanh vùng, dập dịch, điều trị kịp thời hiệu quả.
- Phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế đặc biệt là tại các bệnh viện điều trị người mắc dịch COVID-19.
- Tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày kể cả ngày nghỉ ngày lễ.
- Đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương, đơn vị để chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch, điều trị.
- Liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Ban chỉ đạo Quốc gia để cập nhật tình hình dịch bệnh và cập nhật các chỉ đạo triển khai, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Bổ sung thêm các Đội cơ động hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai vận chuyển, thu dung, cấp cứu bệnh nhân, giám sát phòng chống dịch bệnh (nếu cần thiết).
- Theo dõi sát, thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh, hiệu quả các biện pháp đã triển khai và kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng, chống theo diễn biến dịch.
- Kiểm tra, rà soát số lượng hiện có và xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, máy móc, trang thiết bị, kinh phí và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh ở cấp độ tiếp theo.
- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCoV cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành, phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng tập trung dồn lực xử lý triệt để các ổ dịch. Khẩn trương truy vết, áp dụng ngay các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại ổ dịch theo đúng quy định.
- Tiếp tục thực hiện duy trì việc giám sát tại các chốt kiểm dịch qua kiểm tra thân nhiệt, điều tra dịch tễ và quan sát thể trạng, phát hiện sớm các trường hợp vào tỉnh nghi ngờ mắc bệnh, tổ chức cách ly tại cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm xác định nhiễm SARS-COV-2.
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh và cộng đồng.
- Tăng cường giám sát dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút; kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.
- Thống kê danh sách các đối tượng đi từ vùng có dịch trong nước về, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe.
- Đánh giá nguy cơ thường xuyên để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động nhân lực bác sỹ, y tá, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên tham gia các hoạt động phòng chống dịch.
- Tăng cường giám sát, xét nghiệm dể xác định sự lưu hành, mức độ lây lan của dịch bệnh trên địa bàn.
- Củng cố, tăng cường năng lực phòng xét nghiệm virus SARS-COV-2 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật.
- Rà soát cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch, cách ly y tế để kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phân tích dữ liệu (dữ liệu dịch tễ, dữ liệu viễn thông, thông tin liên lạc…) của các trường hợp mắc và nghi ngờ mắc COVID-19 để khoanh vùng, giám sát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, góp phần tăng hiệu quả trong phòng chống
c) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Tổ chức cách ly y tế 100% các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế. Cách ly người tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung.
- Số giường bệnh cần thiết để cách ly 4.200 giường, số hiện có trên địa bàn 2.125 giường (trong đó 565 ở cơ sở y tế và 1.560 tại các cơ sở cách ly tập trung), thực hiện phương án chuyển đổi mục đích sử dụng trường của Trung cấp y tế thành cơ sở cách ly y tế với 150 giường và 2.075 giường cách ly tại trường Dân tộc nội trú tỉnh, trường Trung cấp nghề cách ly y tế và các địa điểm khác.
UBND các huyện xây dựng phương án mở rộng hoặc thành lập mới các cơ sở cách ly y tế trên địa bàn huyện với 1.550 giường cách ly sẵn sàng cho cấp độ 4.
- Xây dựng phương án sẵn sàng khoanh vùng cách ly y tế vùng dân cư để kiểm soát ra, vào vùng có dịch bệnh Covid-19 tại nơi có ca bệnh xác định và có khả năng lây lan trong cộng đồng, nguy cơ lây lan sang khu vực khác.
- Xử lý triệt để các ổ dịch:
+ Khu vực ổ dịch: đối với người bệnh, tổ chức cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, cho đến khi bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện. Hạn chế việc chuyển tuyến bệnh nhân để tránh lây lan, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị của cơ sở y tế.
+ Nơi cư trú, lưu trú, tạm trú, dừng chân: lập danh sách đối tượng tiếp xúc gần và đối tượng tiếp xúc với đối tượng tiếp xúc gần để phân loại tổ chức cách ly và thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏe hàng ngày, khi có triệu chứng phải được đưa đến cơ sở y tế khám, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định.
+ Người tiếp xúc gần với người bệnh, thành viên gia đình, người cùng nhóm làm việc, cùng đoàn công tác: cách ly và theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại khu cách ly tập trung hoặc cơ sở y tế trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với người bệnh, lấy bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2.
+ Người tiếp xúc gần với tiếp xúc gần: thực hiện cách ly tập trung hoặc tại nhà và hướng dẫn cách tự phòng bệnh và tự theo dõi sức khỏe, thông báo ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
+ Người không có tiếp xúc gần mà chỉ liên quan tại các sự kiến lớn tập trung đông người thì thông báo bằng nhiều cách: điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để người có liên quan biết chủ động liên hệ với cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
+ Khử khuẩn nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh bằng cách lau rửa hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút). Phun khử trùng các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà… bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% Clo hoạt tính.
+ Khử khuẩn các phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,1% Clo hoạt tính.
+ Đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra, vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh đang được cách ly tại cơ sở y tế.
d) Công tác điều trị
- Chỉ đạo các cơ sở thu dung điều trị: đảm bảo bố trí giường bệnh đáp ứng khả năng điều trị khi ghi nhận đến 50 ca bệnh xác định, tương ứng 150 giường bệnh và tối đa 565 giường cách ly, trong đó:
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh: bố trí điểu trị cho 20 ca bệnh xác định tương ứng với 60 giường bệnh, 140 giường cách ly;
+ Bệnh viện Phổi: bố trí điểu trị cho 10 ca bệnh xác định tương ứng với 30 giường bệnh;
+ TTYT các huyện: 20 các bệnh xác định tương ứng 60 giường bệnh, 355 giường cách ly.
- Thực hiện việc phân tuyến, triển khai điều trị bệnh nhân nhẹ, trung bình ở tuyến huyện, bệnh nhân nặng, rất nặng, bệnh nhân có bệnh nền, có yếu tố nguy cơ điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến Trung ương (hội chẩn từ xa trước khi chuyển tuyến).
- Đảm bảo việc thu dung, cách ly, điều trị người bệnh để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, con người tại chỗ, thuốc tại chỗ và phương tiện tại chỗ.
- Thực hiện tiếp nhận, thu dung điều trị, quản lý ca bệnh và theo dõi cách ly triệt để tại địa phương
- Thiết lập cơ sở điều trị COVID-19 tại khu vực xảy ra dịch bệnh, cử các đội cơ động hỗ trợ điều trị tại chỗ trong trường hợp các ca bệnh tập trung tại một vài địa phương (nếu cần thiết).
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm cho các nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác không để lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế.
- Thực hiện lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và gửi bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19 về phòng xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế (khi đã có hệ thống xét nghiệm tại tỉnh).
- Thực hiện huy động tối đa 70 giường bệnh tại bệnh viện y học cổ truyền và mở rộng thêm 50 giường bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh để thu dung cách ly điều trị, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh bùng phát lan rộng
- Đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ, các Bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.
- Xây dựng phương án tiếp nhận hỗ trợ, viện trợ về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị từ các nguồn hợp pháp.
- Áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp điều trị bệnh do nCoV.
- Làm đầu mối tổng hợp báo cáo theo quy định.
e) Công tác truyền thông
- Tổ chức cung cấp thông tin hàng ngày cho các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các bệnh pháp phòng chống.
- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng chống trên cổng thông tin điện tử.
- Cập nhật thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh; phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và ứng dụng truyền thông.
- Bảo đảm hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế để tiếp nhận cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Tuyên truyền chính xác, kịp thời trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí và các nhà mạng di động không gây hoang mang trong người dân và dư luận.
- Khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thực sự cần thiết và thực hiện tốt các biện pháp khuyến cáo phòng, chống dịch, nhất là đối với người cao tuổi, người có bệnh nền.
- Kịp thời chỉnh sửa bổ sung thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng, quản lý tin đồn.
g) Công tác hậu cần
- Đề xuất cấp thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ phục vụ công tác phòng chống dịch khi cần thiết.
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp chống dich.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị trực thuộc trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung vật tư, hóa chất, phương tiện đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.
- Thực hiện mua sắm, phân bổ, điều tiết, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, kít thử, sinh phẩm chẩn đoán (ưu tiên hàng sản xuất trong nước) cho cấp độ 4, … đảm bảo năng lực xét nghiệm phục vụ cho việc tập trung xét nghiệm nhanh, chính xác các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh, nghi mắc bệnh (nếu cần).
- Rà soát số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế theo danh mục đã quy định sẵn sàng cấp cho các đơn vị y tế ở các tuyến.
- Bổ sung kinh phí cho công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh;
- Tiếp nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ kịp thời thuốc, trang bị phòng hộ và các thuốc, hóa chất vật tư phục vụ phòng chống dịch.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải cách ly và điều trị theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí nhân sự để triển khai khu điều trị đặc biệt để điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trường Cao đẳng cộng đồng.
- Rà soát chi tiêu, sẵn sàng huy động các đơn vị ngành y tế khi có tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh theo Nghị định số 129/2014/NĐ-CP ngày 31/12/ 2014 của Chính phủ.
h) Công tác phối hợp và nghiên cứu khoa học
- Phối hợp chặt chẽ, kết nối thông tin thường xuyên với Bộ Y tế Đề xuất với Bộ Y tế kết nối với các tổ chức quốc tế hỗ trợ khi cần thiết. Đặc biệt hỗ trợ các nguồn lực trong xét nghiệm và phòng chống dịch bệnh.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, phương thức phòng chống, phác đồ điều trị, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học như dịch tễ học, thử nghiệm lâm sàng khi có yêu cầu.
- Chỉ đạo tổ chức cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung đối với những người trở về từ vùng dịch và các quốc gia trên thế giới. Mở rộng thêm các khu cách ly tập trung (nếu cần thiết).
- Chỉ đạo việc thực hiện kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Ma Lù Thàng
- Sẵn sàng phương án tiếp nhận điều trị bệnh nhân và triển khai bệnh viện dã chiến.
- Xây dựng phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về các đơn vị cách ly khác của các huyện, thành phố trong trường hợp quá tải khu cách ly tập trung của Quân đội.
2.4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tiếp tục thông tin kịp thời đầy đủ, công khai minh bạch về diễn biến dịch, tập trung thông tin về việc không tập trung đông người, khuyến khích và hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền địa phương các trường hợp nghi mắc bệnh.
- Tổ chức triển khi và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện truyền thông về phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn về phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong quản lý thu dung, cách ly y tế giám sát các trường hợp về từ vùng dịch, các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện điều tra, xác minh, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nghi nhiễm, người nhiễm Covid-19, hạn chế lây lan ra cộng đồng.
- Phối hợp với chính quyền các cấp triển khai việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chóng đối cách ly theo quy định.
- Phối hợp Sở Y tế, Sở thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo xử lý nghiêm kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo không trung thực, trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế, găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy luật pháp luật.
- Thường xuyên theo dõi và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.
- Tổ chức các cơ sở cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ tham gia phòng chống dịch (nếu có).
- Chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, đảm bảo ổn định trật tự thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa phục vụ chống dịch cho người dân.
- Chỉ đạo điều phối sản xuất, phân phối khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang chống giọt bắn, các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động đáp ứng chống dịch, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
- Đề xuất phương án giải quyết khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, phát hiện, đấu tranh xử lý các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, không niêm yết giá hoặc bán giá cao nhằm trục lợi đối với các mặt hàng là vật tư y tế và hàng hóa nhu yếu phẩm.
- Chỉ đạo phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng chống dịch tới học sinh, sinh viên; huy động lực lượng này tham gia các hoạt động phòng chống dịch khi cần thiết.
- Tham mưu, chỉ đạo việc cho học sinh nghỉ học hoặc học trực tuyến theo yêu cầu để phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh.
- Chỉ đạo điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và các phương án dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Theo dõi và thông báo tình hình và hoạt động đáp ứng dịch bệnh trên thế giới.
- Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, hợp tác quốc tế phòng chống dịch của tỉnh.
- Vận động sự trợ giúp của các địa phương quốc tế có hợp tác với tỉnh Lai Châu cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung ngân sách để đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phòng chống và ứng phó giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến tình hình kinh tế xã hội đặc biệt về công tác tài chính ngân sách nhà nước, năng lực và động lực tăng trưởng của nền kinh tế bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, sức khỏe đời sống nhân dân trên địa bàn.
- Tham mưu việc xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh, kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
2.10. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Giám sát chặt chẽ du khách (nếu có); kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lựa chọn các cơ sở lưu trú, khách sạn phục vụ việc cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ làm công tác phòng chống dịch nếu cần cách ly.
Chủ trì thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc đối với hành khách sử dụng các phương tiện giao thông vào địa bàn tỉnh bằng các hình thức khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, khai báo trên thiết bị (điện thoại, máy tính bảng) thông qua ứng dung NCOVI tải từ Google play hoặc App store.
2.12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản.
2.13. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợ với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc khó khăn về lao động; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Tổ chức tuyên truyền lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch trong ngành, đơn vị; Phối hợp chỉ đạo công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh; tổ chức bố trí các lực lượng tình nguyện sẵn sàng tham gia các phương án ứng phó phòng chống dịch tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, vận động nhân dân tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.
- Vận động quần chúng nhân dân thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân, tham gia giám sát các đối tượng nguy cơ, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
2.15. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Chỉ đạo tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tích cực hỗ trợ chính quyền các cấp và nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
2.16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo
- Tổ chức họp thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo, huy động nguồn lực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo các cấp các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm nhất các nguồn lây; đề nghị mọi người dân khai báo y tế và thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp có nguy cơ.
- Xây dựng, triển khai các phương án giải pháp phòng chống dịch phù hợp đặc thù của địa phương, tập trung và ưu tiên đối với các khu vực địa bàn nhiều nguy cơ như chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng cách ly điều trị, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế và cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống dịch bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
- Củng cố, bổ sung hệ thống chỉ đạo điều hành theo dõi diễn biến, phòng chống dịch và điều trị bệnh; sẵn sàng mọi điều kiện (nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực thực phẩm…) cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khí áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật.
- Huy động các ban ngành đoàn thể của địa phương tham gia vào hoạt động chống dịch. Xây dựng phương án huy động nhân lực, vật lực để sẵn sàng đảm bảo cách ly, điều trị người bệnh trong trường hợp dịch lây lan quy mô lớn.
- Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch;có giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân nhất là vùng có dịch; có chính sách hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch.
b) Cách ly, khoanh vùng và xử lý ổ dịch
- Tổ chức cách ly tập trung hoặc tại nhà, nơi cư trú đối với những người thuộc diện cách ly tập trung hoặc tại nhà theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.
- Tổ chức khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác.
+ Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an sinh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
+ Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người.. trong vùng cách ly.
+ Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học hoặc học trực tuyến, học qua truyền hình; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
+ Đảm bảo an sinh xã hội, các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: Nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh thiết yếu; đề xuất tỉnh hỗ trợ sinh hoạt phí cho người dân trong vùng cách ly nếu có.
- Tổ chức cách ly tự nguyện tại khách sạn đối với người đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung, có nguyện vọng chuyển sang cách ly tập trung tại khách sạn trên cùng địa bàn và tự nguyện chi trả chi phí lưu trú, các dịch vụ liên quan của khách sạn.
- Tổ chức cách ly tại khu công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp đối với những người nước ngoài được phép nhập cảnh (chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao..).
- Tổ chức cách ly những người trở về từ vùng dịch và các quốc gia trên thế giới khi các cơ sở cách ly tập trung của tỉnh quá tải.
3. Cấp độ 4: Dịch lây lan rộng trong cộng đồng từ 51 - 70 trường hợp mắc bệnh:
Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như cấp độ 3, đồng thời bổ sung các nội dung sau:
- Tổ chức họp 1 ngày 1 lần quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Huy động mọi nguồn lực có thể để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị… nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế ít nhất tỷ lệ người chết, người mắc.
- Hàng ngày báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh, tham mưu các biện pháp phòng chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo tỉnh về tình trạng khẩn cấp.
- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các bệnh viện, các cơ sở y tế.
- Đề xuất cấp có thẩm quyền để đảm bảo cung cấp thực phẩm, nước uống, và dịch vụ thiết yếu cho các vùng có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối.
- Đề xuất cấp có thẩm quyền để đảm bảo an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng có tình trạng khẩn cấp.
- Đề xuất xuất kho dự trữ của tỉnh hoặc huy động từ các nguồn khác thuốc men, hàng hóa để chữa trị và cứu trợ cho nhân dân ở vùng có dịch bệnh.
3.2. Ban chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố
- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo 1 ngày 1 lần; thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương để chủ động hỗ trợ các địa phương, đơn vị khi cần thiết.
- Huy động, vận động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động đáp ứng dịch bệnh.
- Triển khai đảm bảo các dịch vụ thiết yếu xã hội: kiểm sóat trật tự, an ninh trong tỉnh, đảm bảo kinh phí, giao thông vận tải, điện, điện thoại internet, xăng dầu, năng lượng, lương thực, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường, đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp; bố trí cán bộ trực luân phiên, có nguồn cán bộ dự phòng, thay thế khi có nhiều cán bộ phải nghỉ việc vì mắc bệnh.
- Rà soát, sẵn sàng các phương án triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ 5.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Ban Chỉ đạo tỉnh, các Sở, ngành Ban chỉ đạo các cấp: chuyển hoạt động chỉ đạo, điều hành sang chế độ hoạt động trong tình trạng khẩn cấp.
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường hoạt động, tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Điều phối, điều động nguồn lực điều tra giám sát, phòng xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh từ các khu vực và các vùng lân cận.
- Tiếp nhận các chuyên gia từ Trung ương và quốc tế hỗ trợ tỉnh điều tra dịch, các đội cơ động chống dịch quốc tế hỗ trợ tỉnh đáp ứng dịch bệnh.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Phối hợp với Văn Phòng Đoàn Đại biểu Quốc hôi, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo tình trạng khẩn cấp.
- Huy động các đơn vị điều trị của lực lượng công an, quốc phòng và các cơ sở y tế tư nhân tham gia cách ly, điều trị, cấp cứu, chăm sóc người mắc bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Giám sát chặt chẽ, liên tục diễn biến tình hình dịch bệnh để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc áp dụng các biện pháp ứng phó.
- Thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm khẳng định tối thiếu 05 trường hợp tại từng ổ dịch mới để xét nghiệm việc xác định ổ dịch.
- Thống kê, tìm kiếm và giám sát các trường hợp bệnh và trường hợp mắc mới, phân loại để ưu tiên xử lý cho từng nhóm người bệnh.
- Tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc để áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch mới, cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.
- Huy động nhân lực bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên y tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.
- Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp hiệu quả.
- Rà soát, cập nhật hướng dẫn xử lý, phác đồ điều trị, và xây dựng ban hành các hướng dẫn chuyên môn cần thiết để đáp ứng phòng, chống, ngăn ngừa dịch lây lan bùng phát rộng.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ngành huy động các lực lượng tham gia các hoạt động giám sát các trường hợp mắc bệnh.
- Phối hợp hướng dẫn người dân tự giác khai báo tình trạng bệnh để được tiếp nhận, xác định chẩm đoán và chỉ định điều trị kịp thời.
c) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Tiếp tục tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phối hợp tổ chức cách ly tại cơ sở cách ly tập trung, tại nhà, tại nơi cư trú, cơ quan, xí nghiệp, tại khách sạn.
- Tổng số giường cách ly cần thiết là 5.880 giường, số giường hiện có 5.240 giường (trong đó tại cơ sở y tế là 695 giường, các cơ sở cách ly khác 4.545
giường). Khi có trên 60 bệnh nhân xác định trên địa bàn tỉnh, lập tức kích hoạt bệnh viện dã chiến theo phương án đã xây dựng (giường điều trị 200, giường cách ly 500 giường) thì số giường cách ly là 5.880 giường, đáp ứng đủ số giường cách ly theo cấp độ 4.
- Xử lý triệt để các ổ dịch:
+ Tiếp tục tổ chức cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, tại bệnh viện dã chiến.
+ Tiếp tục tổ chức cách ly và thực hiện theo dõi, quản lý sức khỏe hàng ngày đối với người tiếp xúc.
+ Khử khuẩn khu vực ổ dịch bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,05% hoặc 0,1% Clo hoạt tính.
* Khi có tình trạng khẩn cấp xảy ra
Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp chống dịch khẩn cấp tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
+ Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử trùng ổ dịch.
+ Tổ chức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị phòng dịch tái phát.
+ Tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh.
+ Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định pháp luật.
d) Công tác điều trị
- Tập trung phương tiện, thuốc, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí nhân viên y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Bố trí 210 giường bệnh để điều trị 70 ca bệnh xác định, 695 giường cách ly tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Kích hoạt bệnh viện dã chiến 200 giường bệnh, trong đó 60 giường bệnh để điều trị bệnh nhân Covid-19 (Theo phương án đã xây dựng) khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, các bệnh viện trên địa bàn đã quá tải không có khả năng thu dung và điều trị thêm bệnh nhân nặng.
- Duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bị bệnh mạn tính.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
- Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến, hạn chế vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tránh hiện tượng quá tải.
- Tiếp nhận nhân lực tại bệnh viện tuyến trên đến hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tỉnh, huyện nơi có diễn biến dịch bệnh phức tạp:
- Rút kinh nghiệm cho từng ca bệnh về công tác điều trị, chẩn đoán và phòng lây nhiễm.
- Mở rộng nhà đại thể tiếp nhận bệnh nhân tử vong. Triển khai các phương án tổ chức tang lễ trong tình huống số tử vong tăng nhanh.
- Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế xã: phát hiện các trường hợp có triệu chứng hô hấp nghi ngờ nhiễm COVID-19 để gửi lên Trung tâm y tế tuyến huyện điều trị và thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật triển khai và hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Hướng dẫn người bệnh biện pháp phòng lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh, sử dụng khẩu trang và hướng dẫn vệ sinh hô hấp.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngoài việc triển khai các hoạt động trên cần thực hiện các biện pháp cách ly điều trị trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập Bệnh viện dã chiến quy mô mở rộng theo nguyên tắc tại chỗ.
- Điều động đội ngũ nhân viên y tế được đến làm việc toàn thời gian tại bệnh viện. Bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị máy thở, máy chụp X-quang…
- Thành lập tăng thêm các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất.
- Bố trí đủ giường y tế theo đúng quy định tại Nghị định 129/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về giao chỉ tiêu y tế khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
e) Công tác truyền thông
- Duy trì hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Duy trì, củng cố, tăng cường Tổ thông tin dịch bệnh COVID-19 (Cập nhật thông tin, cung cấp thông tin cho Ban Chỉ đạo tỉnh, lưu trữ thông tin dịch bệnh để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền thông, bao gồm: Sản xuất thông cáo báo chí, bản tin dịch COVID-19 hàng ngày.
- Triển khai mạnh mẽ truyền thông cung cấp thông tin để người dân hiểu, không hoang mang, hoảng loạn và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
- Khuyến nghị không tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc các biện pháp làm việc qua điện thoại, thay thế các cuộc họp trực tiếp.
+ Khuyến cáo không tập trung đông người, không di chuyển, đi lại khi không cần thiết.
+ Khuyến cáo cho người dân cách chăm sóc và theo dõi các trường hợp bệnh nhẹ tại cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế.
+ Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các nhà mạng điện thoại di động, mạng xã hội để triển khai công tác truyền thông và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng dân cư.
+ Tương tác thường xuyên với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông, app Sức khỏe Việt Nam, app NCOVI khai báo y tế tự nguyện, để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.
+ Thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng đồng.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp tăng cường truyền thông trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp.
- Liên tục cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và các yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo tình huống khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có ổ dịch.
g) Công tác hậu cần
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cấp nguồn dự trữ tỉnh khi cần thiết. Hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
- Rà soát danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.
- Triển khai kế hoạch mua sắm, dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch cấp độ 5.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị thuộc Sở Y tế, các huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch vụ có thể kéo dài tại Việt Nam.
- Tiếp nhận viện trợ của các tổ chức quốc tế nước ngoài hỗ trợ kịp thời thuốc kháng vi rút, trang bị phòng hộ và các thuốc vật tư hóa chất phục vụ phòng chống dịch.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nước ngoài để nhận được sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.
h) Công tác hợp tác quốc tế
- Tiếp nhận các đoàn chuyên gia, nhân lực quốc tế trợ giúp phòng chống dịch và khắc phục hậu quả do dịch bệnh.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp của Bộ Y tế để được hỗ trợ. Tiếp nhận viện trợ quốc tế nếu có.
Phối hợp với Sở Y tế thành kích hoạt bệnh viện dã chiến khi có số lượng bệnh nhân lớn, quá tải bệnh viện.
- Trưng dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng của Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh bao gồm (các loại nhà; bàn ghế; hệ thống điện nước)
- Sửa chữa và lắp bổ sung hệ thống điện, nước công trình vệ sinh và vách ngân tại các khu vực cách ly; làm mới nhà vĩnh biệt; hệ thống điện 3 pha; cơ sở vật chất phục vụ cho nhà ăn, nhà bếp ….
- Huy động trang thiết bị vật tư từ các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, mua thêm trang thiết bị bổ sung phục vụ cho Bệnh viện dã chiến.
- Thuốc vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ Bệnh viện dã chiến được điều động (tạm ứng) từ các cơ sở y tế công lập đã đầu thầu mua sắm trong năm và mua bổ sung các đanh mục không có trong danh mục đấu thầu.
- Lực lượng hậu cần phục vụ cho Bệnh viễn dã chiến huy động lực lượng cán bộ chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (lực lượng phục vụ hậu cần: 50 cán bộ, chiến sỹ; phương tiện: 06 xe gồm: 02 xe chỉ huy, 01 xe tải nhẹ chở lương thực, thực phẩm, 02 xe tải trở vật chất trang bị; 01 xe 29 vận chuyển công dân).
3.5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Tiếp tục đóng đường mòn, lối mở, hạn chế giao thương, giao lưu với các nước trong thời gian có dịch.
3.6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tổ chức thông tin, tuyên truyền báo chí trong tỉnh, thông tin với các tổ chức trong và ngoài nước để không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế, du lịch, không gây hoang mang trong nhân dân.
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp: Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp tăng cường truyền thông trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp.
- Đăng tải ban bố tình trạng khẩn cấp và tuyên truyền liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đưa vào giờ cao điểm, các chương trình được người dân quan tâm, các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại…, để tạo được sự tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát tại các chốt kiểm dịch của tỉnh, hạn chế dịch bệnh lây lan vào trong tỉnh; thường trực bảo vệ an ninh trật tự các khu vực cách ly tập trung.
- Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly
- Liên tục theo dõi và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng.
- Tăng cường kiểm soát trật tự, an ninh trong tỉnh, tránh tình trạng hỗn loạn dịch xảy ra.
Tiếp tục dừng vận chuyển hành khách công cộng
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngoài việc triển khai các hoạt động trên, cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Duy trì phân tuyến hoạt động của các phương tiện vận tải hàng hóa đảm bảo việc vận tải được thông suốt kể cả trong trường hợp có nhiều nhân viên nghỉ việc vì ốm.
- Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
- Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy để đưa các loại thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
- Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
Tiếp tục dạy học qua internet, trên truyền hình, dạy học từ xa cho cấp học phổ thông và đại học.
3.10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tổ chức họp hàng ngày chỉ đạo chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
Chỉ đạo tổ chức cách ly y tế 100% các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế. Cách ly người tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh tại cơ sở cách ly tập trung hoặc tại cơ sở y tế; xử lý triệt để các ổ dịch tại các địa phương có ghi nhận ca bệnh.
c) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
Tiếp tục thực hiện khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để ổ dịch.
d) Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
- Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người,… trong vùng cách ly.
- Tổ chức cho các cơ quan, đơn vị cung cấp các dịch công trực tuyến, làm việc tại nhà, hạn chế làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan; cấm họp chợ, tổ chức mua bán các hàng hóa thiết yếu tại gia đình; tạm thời đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ học ở nhà; tạm ngưng các loại sự kiện có thể cần phải (thể thao sự kiện, lễ hội và thị trường); kiểm soát
chặt chẽ các bến xe, bến phà; mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở…).
* Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp
- Hạn chế tất cả các hoạt động tập trung đông người, kể cả các hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng.
- Đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp gồm:
+ Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh.
+ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ và nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh.
+ Cấm đưa người nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh thì phải thực hiện biện pháp kiểm dịch, xử lý y tế bắt buộc, chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh.
+ Duy trì các trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành; bố trí các đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra. Giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào.
+ Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc danh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch có khả năng lan rộng.
+ Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
+ Tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây: phun hóa chất tiệt trùng; cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.
e) Công tác hậu cần
- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư…) cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.
- Chỉ đạo việc sử dụng thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có tại tỉnh để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực từ tuyến Trung ương cho các địa phương, ưu tiên tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số mắc và tỷ lệ tử vong cao.
- Chỉ đạo các đơn vị sản xuất, cung ứng thuốc, vật tư, trang phục phòng hộ, khẩu trang… sản xuất, nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh.
Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
4. Cấp độ 5: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 70 ca bệnh xác định trên địa bàn tỉnh
Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như cấp độ 4, đồng thời bổ sung các nội dung sau:
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các hướng dẫn hiện hành.
- Tổ chức họp 1 ngày 2 lần quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
- Huy động lực lượng công an, quốc phòng và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng có tình trạng khẩn cấp.
- Đóng cửa các trường học, rạp chiếu phim, dừng tất cả các hoạt động tập trung đông người, kể các các hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
- Khẩn trương tập trung nguồn lực phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về kinh phí, thuốc hóa chất, vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm … nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế thấp nhất số người tử vong, người mắc.
- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các bệnh viện, các cơ sở y tế.
- Đề xuất cấp nguồn dự trữ quốc gia, huy động các nguồn dự trữ hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ… đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch tại các đơn vị, địa phương.
- Hàng ngày báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Bộ Y tế về tình trạng dịch bệnh, tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.
4.2. Ban Chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố
- Thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương để chủ động hỗ trợ các địa phương, đơn vị khi cần thiết.
- Ban Chỉ đạo báo cáo 2 lần/ngày về tình hình diễn biến của dịch, thường xuyên tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.
- Triển khai bảo đảm các dịch vụ thiết yếu xã hội (kiểm soát trật tự, an ninh trong nương, đảm bảo kinh phí, giao thông vận tải, điện, điện thoại, internet, xăng dầu, năng lượng, lương thực, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường,…), ưu tiên cac khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.
- Thực hiện các biện pháp làm giảm tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc các biện pháp làm việc qua điện thoại, internet … thay thế các cuộc họp trực tiếp.
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đối với tình trạng khẩn cấp theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và Pháp lệch tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Điều phối, điều động nguồn lực điều tra giám sát, phòng xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh từ các khu vực, các huyện, thành phố và các vùng lân cận.
- Tiếp nhận các chuyên gia của Bộ Y tế, quốc tế hỗ trợ Lai Châu điều tra dịch, các đội cơ động phòng, chống dịch, các vật tư, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng dịch bệnh.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Tăng cường giám sát thường xuyên tình hình dịch bệnh. Thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm tối đa 5 trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính tại ổ dịch mới để xét nghiệm xác định ổ dịch.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bênh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc; cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.
- Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến địa phương. Huy động lực lượng nhân viên y tế, sinh viên y khoa, lực lượng vũ trang tham gia chống dịch.
- Tiếp nhận và sử dụng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán và kỹ thuật từ Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế.
- Rà soát, cập nhật phác đồ điều trị và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để đáp ứng phòng, chống, ngăn ngừa dịch lây lan bùng phát rộng.
c) Công tác điều trị
- Tập trung phương tiện, thuốc men, trang trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người gia và người bệnh mạn tính.
- Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động nhân lực tập trung cho các huyện có tình hình dịch bệnh diễn biến nặng, phức tạp.
- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng hộ cá nhân (sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên,…); và cho cán bộ y tế về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng hộ cá nhân.
d) Công tác truyền thông
- Thường xuyên cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và các yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có ổ dịch.
- Đảm bảo có sự phối hợp và thống nhất trong việc cung cấp thông tin, các thông điệp về dịch bệnh để ổn định, không gây hoang mang, hoảng loạn gây bất ổn xã hội.
- Đẩy mạnh hoạt động Tổ thông tin dịch bệnh COVID-19 liên tục 24/24 giờ.
- Triển khai mạnh mẽ truyền thông cung cấp thông tin để người dân hiểu, không hoang mang, hoảng loạn và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các nhà mạng điện thoại di động, mạng xã hội đăng tải thông tin, khuyến cáo về dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông.
- Tương tác liên tục với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông, app Sức khỏe Việt Nam, app NCOVI khai báo y tế tự nguyện, để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.
e) Công tác hậu cần
- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực cho công tác điều trị từ tuyến tỉnh cho các địa phương, đặc biệt tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số trường hợp mắc và tỷ lệ tử vong cao. Trưng tập tài sản vật tư, trang thiết bị trong và ngoài nhà nước đảm bảo phục vụ cho công tác điều trị, cách ly và đề nghị sự chi viện hỗ trợ của Trung ương
- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải cách ly, điều trị theo quy định.
g) Công tác hợp tác quốc tế
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, nước ngoài để chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh, hỗ trợ các chuyên gia quốc tế, các đội cứu hộ quốc tế hỗ trợ điều tra và xử lý ổ dịch; hỗ trợ các phương tiện phòng hộ, các thiết bị cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân, các trang thiết bị thành lập các bệnh viện dã chiến.
Kích hoạt bệnh viện dã chiến để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện.
- Đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho người dân và giải quyết các biến động của xã hội, duy trì các hoạt động thiết yếu của người dân.
- Liên tục theo dõi và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng
4.5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng tải ban bố tình trang khẩn cấp toàn quốc (nếu có) và tuyên truyền liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt và giờ cao điểm, trong các chương trình được người dân quan tâm, trên các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại… để tạo cơ hội tiếp cận cao nhất cho người dân về tình trạng khẩn cấp, tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.
4.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.
- Huy động toàn dân, kêu gọi sự trợ giúp quốc tế, giải quyết các vấn đề phát sinh trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.
- Tổ chức triển khai áp dụng biện pháp chống dịch khẩn cấp tại địa bàn có tình trạng dịch lan rộng: điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch.
+ Tổ chức cách ly và tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát.
+ Tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm mang tác nhân gây bệnh.
+ Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết (nếu có) theo quy định của pháp luật.
+ Dừng việc xuất, nhập cảnh, xuất nhập khẩu đối với người, hành lý, hàng hóa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây: cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.
c) Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Triển khai thực hiện nghiêm ngặt việc thực hiện cách ly triệt để tại nhà; thực hiện triệt để các biện pháp xã hội làm
giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan …; cấm họp chợ, tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu theo vùng dân cư; đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; dừng các loại sự kiện có thể cần phải (thê thao sự kiện, lễ hội và thị trường); kiểm soát chặt chẽ các bến xe, bến phà; mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở …).
d) Công tác hậu cần
Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến những vùng có dịch, đặc biệt tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối.
- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo tại trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều trị, xác minh ổ dịch, thường trực phòng dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, các sở, ngành, địa phương rà soát kế hoạch, chỉ đạo triển khai quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch. Có kế hoạch triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng về dịch bệnh ở cấp độ 4 và cấp độ 5.
5.1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh
Chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các sở, ngành, các đơn vị có liên quan trong việc phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại công văn số 79-CV/TW ngày 29 tháng 01 năm 2020 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
5.2. Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh)
- Hàng ngày báo cáo, tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh và các giải pháp phòng chống.
- Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch, hướng dẫn đầy đủ về các trường hợp cách ly, giám sát y tế, bảo đảm thực hiện thống nhất tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời hiệu quả.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức sàng lọc các trường hợp về từu vùng có dịch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch, cách thức tự bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, khai báo y tế tự nguyện, các điển hình tốt trong phòng, chống dịch. Tiếp tục khuyến cáo trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ngay từ trong gia đình, chú ý khuyến cáo đối với người có bệnh nền, người cao tuổi theo dõi sức khỏe, khai báo y tế tự nguyện.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện việc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Phối hợp với Công an tỉnh đảm bảo an ninh, an toàn nới cách ly tập trung; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Là đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện... phục vụ cho công tác giám sát, phòng chống dịch và điều trị người bệnh, kịp thời
5.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân các huyện, thành phố, các sở, ngành tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cách ly tập trung, tại nhà đối với những người trở về từ vùng dịch và các quốc gia trên thế giới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo việc cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại cửa khẩu.
- Xây dựng phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về đơn vị cách ly khác của các huyện, thành phố trong trường hợp quá tải tại khu vực cách ly tập trung của quân đội.
- Phối hợp chuẩn bị các cơ sở thu dung điều trị, các phương tiện, các trang thiết bị sẵn sàng kích hoạt bệnh viện dã chiến khi có số lượng bệnh nhân lớn, quá tải bệnh viện.
- Đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ khi có các biến động xã hội xảy ra do dịch bệnh ở cấp độ 5.
- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu; chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành Y tế.
- Chỉ đạo việc cấm người qua lại các đường mòn, lối mở với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại cửa khẩu.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát phương tiện, con người ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Chỉ đạo chuẩn bị và huy động đủ quân số tham gia hoạt động giám sát, điều trị các trường hợp bệnh; sẵn sàng triển khai khu cách ly bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch lan rộng và tình huống khẩn cấp về dịch bệnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong các đơn vị quân đội.
- Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch chính xác, kịp thời và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành Y tế phòng, chống dịch hiệu quả.
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng và các địa phương trong thực hiện truyền thông về phòng, chống dịch bệnh.
- Tổng hợp các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh trên phạm địa bàn tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh.
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn về phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch trong các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Phối hợp đảm bảo an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú để sớm phát hiện những người đã từng ở và đi qua vùng dịch.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lan truyền thông tin không chính xác về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
- Phối hợp triển khai các biện pháp cách ly bắt buộc khi cần thiết, đặc biệt đối với khu vực có dịch, triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hạn chế các nhóm người ra vào vùng dịch khi không cần thiết.
- Đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra ở cấp độ lớn, đặc biệt trong cấp độ 4 và cấp độ 5 về dịch bệnh.
- Đảm bảo an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát phương tiện, con người ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tốt công tác an ninh trên địa bàn và tiến hành điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng chống dịch cũng như các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong các đơn vị Công an nhân dân.
- Phối hợp với các tiểu ban khác của Ban chỉ đạo trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tổ chức hướng dẫn bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế rà soát cân đối, bố trí kinh phí chi phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn các chính sách, chế độ tài chính về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ngành quản lý phối hợp cùng các Sở, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện việc điều tiết lưu thông hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm bắt tình hình, thực hiện quyết liệt các biện pháp đảm bảo cung cầu, dự trữ hàng hóa, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa trên địa bàn, đặc biệt là đối với vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện cách ly y tế.
- Phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất, nhà phân phối lớn trên địa bàn để chủ động nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trang gây khan hiếm giả tạo trên thị trường để trục lợi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn thị trường, đề xuất kiến nghị hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho các địa phương khi cần thiết.
- Chỉ đạo, phối hợp với Công ty Điện lực Lai Châu thực hiện tốt công tác điều độ điện năng, đảm bảo đủ nguồn điện cung ứng cho các điểm cách ly, các khu vực cách ly y tế dân cư, bệnh viện dã chiến, các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện và các điểm nóng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng giá đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải; thực hiện việc phòng bệnh trên các phương tiện vận tài hành khách.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi ngành quản lý để kiểm soát phương tiện vận chuyển hành khách để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì chỉ đạo việc kiểm soát thông tin ngay tại bến tầu, bến xe đối với các hành khách đến Lai Châu đặc biệt là các hành khách là người nước ngoài, người đến từ vùng dịch trong nước.
- Xây dựng, triển khai phương án chi tiết phân luồng giao thông đi qua vùng cách ly để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của nhân dân khi phải triển khai cách ly y tế vùng dân cư.
- Chỉ đạo, phối hợp đảm bảo công tác an toàn giao thông trong công tác diễn tập phòng chống dịch COVID-19 tại các địa phương.
- Tham mưu việc trưng tập xe ô tô của các công ty vận tải trong trường hợp cần thiết để vận chuyển đối tượng cách ly về các khu tập trung của tỉnh, của huyện.
5.9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu trưng dụng ít nhất mỗi huyện, thành phố 02 khách sạn/nhà khách/nhà nghỉ có đầy đủ tiện nghi để tổ chức cách ly tập trung: 1) cho các trường hợp người nước ngoài phải áp dụng biện pháp cách ly y tế; 2) cho cán bộ Y tế.
- Chỉ đạo các công ty du lịch, khách sạn, nơi lưu trú quản lý, nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày, lịch trình của du khách và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế hoặc chính quyền nếu phát hiện du khách nghi ngờ bị mắc bệnh (đặc biệt là khách du lịch đến từ vùng dịch).
- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh. Khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách từ vùng dịch hiện đang ở Lai Châu.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người… khi khi cấp độ 1 xẩy ra và trong vùng cách ly.
5.10. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ các Sở, Ngành đoàn thể khác rà soát kế hoạch phòng chống COVID-19, chỉ đạo triển khai quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch trong ngành. Xây dựng và triển khai kế hoạch triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ 4 và cấp độ 5.
Kế hoạch này điều chỉnh Kế hoạch số 200/KH-UBND , ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona tại tỉnh Lai Châu. Kế hoạch sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để đáp ứng hiệu quả với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.
Căn cứ nội dung kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Bắc Ninh
- 3Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông
- 5Kế hoạch 1672/KH-UBND năm 2021 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Quyết định 43/2019/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Công văn 79-CV/TW năm 2020 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 904/QĐ-BYT năm 2020 về "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 941/QĐ-BYT năm 2020 về danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 7Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 447/QĐ-TTg năm 2020 công bố dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 1769/BYT-KH-TC năm 2020 về hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 10Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Bắc Ninh
- 11Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 12Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông
Kế hoạch 731/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 731/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Tống Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra