Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1672/KH-UBND | Lai Châu, ngày 14 tháng 6 năm 2021 |
ĐÁP ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Trên thế giới dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Toàn cầu đã ghi nhận trên 174 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 3,75 triệu người tử vong do Covid-19. Trong đợt bùng phát dịch thứ tư này, tại Ấn Độ và một số nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) xuất hiện chủng Bengal là một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia cho biết biến thể này có thời gian ủ bệnh dài hơn (21 ngày), khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác và lây lan rộng nhanh chóng.
Tại Việt Nam, đến 6h00 ngày 08/6/2021 đã có 9.027 ca mắc và 53 người tử vong do Covid-19. Đặc biệt, đợt bùng phát thứ tư có sự lây lan rộng trong cộng đồng, từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ghi nhận 5.875 ca mắc. Các ca bệnh đã lây lan ra 39 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca bệnh (tỉnh đang ở cấp độ 1), tuy nhiên tỷ lệ người liên quan đến các ca bệnh dương tính và địa bàn có dịch về địa bàn tỉnh nhiều khá lớn nên nguy cơ dịch xâm nhập và gây dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Trên cơ sở đó, Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 06/02/2020 và Kế hoạch số 731/KH-UBND, ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu không còn phù hợp. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch mới cho phù hợp với tình hình hiện nay và có cơ sở để các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 129/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ giao chỉ tiêu huy động ngành y tế khi có chiến tranh và tình trạng khẩn cấp;
Căn cứ Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Căn cứ Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ Tướng chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ Tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ Tướng chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc Giao chỉ tiêu kế hoạch giường cách ly và giường bệnh tại cơ sở y tế để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19);
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị,vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh Covid-19;
Căn cứ Văn bản số 1769/BYT-KH-TC ngày 31/3/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19”;
Căn cứ Nghị Quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành mô hình tổ chức, hoạt động bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19;
Căn cứ Nghị Quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19;
Căn cứ Công điện số 615/CĐ-BYT ngày 07/5/2021 của Bộ Y tế về việc nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện;
Và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh hiện hành.
1. Mục đích
Chủ động thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chiến lược mới của Ban Chỉ đạo quốc gia: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch “nhanh chóng ổn định tình hình”, thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ”; tiêm vắc xin phòng Covid-19; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, hạn chế thấp nhất tình huống dịch lây lan ra cộng đồng. Đảm bảo đời sống, sinh hoạt bình thường cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bố trí cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Phổi với quy mô điều trị được 20 bệnh nhân nặng và 40 bệnh nhân trung bình; đồng thời thành lập Bệnh viện dã chiến với quy mô điều trị tối đa cho 500 bệnh nhân dương tính nhẹ, trung bình và không có triệu chứng, khi số bệnh nhân vượt quá 560 bệnh nhân phải mở rộng hoặc thành lập các bệnh viện dã chiến ở địa bàn có chùm ca bệnh để đảm bảo thu dung, điều trị cho tất cả các ca mắc trong khả năng của tỉnh.
- Người nghi ngờ mắc bệnh trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”: Công dân ở địa phương nào sẽ được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế địa phương đó.
- Bố trí các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo số giường cách ly cần thiết là trên 16.800 giường. Tuy nhiên, các cơ sở và điều kiện của tỉnh hiện nay chỉ đáp ứng được cấp độ 3 (khi đó cơ sở cách ly tập trung của tỉnh phải đáp ứng được 6.810 giường; các khu cách ly tập trung của các huyện, thành phố 3.580 người (trung bình mỗi huyện chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung để cách ly được trên 500 giường/địa phương). Tiếp tục thành lập mới các khu cách ly trong trường hợp dịch lan rộng hoặc thực hiện cách ly tập trung tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Khi có dịch lây lan trong cộng đồng, tổ chức thực hiện khoanh vùng rõ ranh giới để cách ly y tế theo 3 vòng: Vùng lõi thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg; vùng nguy cơ thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg và vùng ngoài thực hiện theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi chưa xác định chính xác tâm dịch thì xác định khoanh vùng rộng và khi đã xác định được ranh giới rõ ràng thực hiện khoanh vùng hẹp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Trường hợp dịch lan rộng thì thực hiện phong toả hoặc giãn cách xã hội địa phương có dịch phù hợp.
- Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 cho các đối tượng có yếu tố dịch tễ, nguy cơ cao, xét nghiệm sàng lọc mở rộng theo quy định của Bộ Y tế và của tỉnh, đảm bảo kịp thời, chính xác. Nâng cao năng lực xét nghiệm, đa dạng hóa các phương pháp xét nghiệm bằng test kháng nguyên, kit …
- Nhân lực phòng chống dịch: Huy động tối đa các nguồn lực cán bộ y tế kể cả cán bộ y tế ngoài ngành và lực lượng khác để đảm bảo công tác điều trị, truy vết, xét nghiệm, cách ly tập trung và thanh khiết môi trường,…cũng như thực hiện nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát dịch bệnh.
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư hóa chất, phòng chống dịch theo từng cấp độ.
- Thành lập Bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường bệnh tại liên khu: Trường Dân tộc nội trú tỉnh, Ký túc xá trường Cao đẳng Cộng đồng và Trung tâm Giới thiệu việc làm. Giai đoạn 1 với 150 giường bệnh: sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, thuốc để diều trị. Tùy theo tình hình diễn biến dịch để mở rộng theo từng giai đoạn phù hợp vừa đảm bảo công tác phòng dịch hiệu quả vừa tiết kiệm, tránh lãng phí.
- Tổ chức tiêm chủng phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng covid-19. Phấn đấu đạt 80% tỷ lệ dân số được tiêm phòng trong những năm tiếp theo.
- Giữ vững trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; duy trì ổn định hoạt động sản xuất, cung cấp các hàng hóa thiết yếu, đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân ở từng cấp độ của dịch bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng và hoả táng theo quy định; khả năng xử lý, không phát sinh lây nhiễm dịch bệnh trong trường hợp có bệnh nhân theo các cấp độ (từ 01 đến 10 bệnh nhân tử vong hoặc cao hơn).
- Kinh phí hiện tại đã đáp ứng được cấp độ 1. Riêng vật tư, hoá chất xét nghiệm thực hiện mua sắm theo diễn biến dịch bệnh thực tế.
IV. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH TẠI TỈNH
Trong giai đoạn hiện nay Quốc gia dự kiến có 30.000 ca mắc/97 triệu dân (chiếm 0,031%). Dân số tỉnh Lai Châu có gần 500.000 người (bao gồm cả dân số dịch chuyển cơ học). Theo tỷ lệ chung Lai Châu sẽ có 155 ca mắc, tuy nhiên để chủ động trong công tác phòng chống dịch, tỉnh dự kiến và xây dựng kế hoạch đáp ứng lên đến 560 ca mắc (chiếm 0,11% dân số - tương đương với tỷ lệ mắc của tỉnh Bắc Giang hiện nay và gấp 3,6 lần so với tỷ lệ toàn quốc). Trên cơ sở đó và căn cứ theo tình hình thực tế hiện nay, phân chia cấp độ như sau:
1. Cấp độ 1: Khi chưa có ca mắc bệnh xác định;
2. Cấp độ 2: Quy mô từ 01 - 60 bệnh nhân (bằng số giường bệnh kế hoạch giao của Bệnh viện Phổi;
3. Cấp độ 3: Quy mô từ 61 - 210 bệnh nhân (bằng số giường bệnh ở cấp độ 2 và số giường bệnh giai đoạn 1 của Bệnh viện dã chiến);
4. Cấp độ 4: Quy mô từ 211 - 360 bệnh nhân (bằng số giường ở cấp độ 3 và số giường bệnh được mở rộng ở giai đoạn 2 của Bệnh viện dã chiến).
5. Cấp độ 5: Quy mô từ 361 - 560 bệnh nhân (bằng số giường ở cấp độ 4 và số giường bệnh được mở rộng ở giai đoạn 3 của Bệnh viện dã chiến).
V. TÌNH HÌNH PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI LAI CHÂU
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, trong nước đang bùng phát đợt thứ tư với nhiều ca bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân được xác định có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh là: (1) ca bệnh xâm nhập qua đường nhập cảnh; (2) tư tưởng chủ quan, lơ là mất cảnh giác; (3) quản lý cách ly, theo dõi sức khoẻ chưa chặt chẽ; (4) chưa thực hiện nghiêm yêu cầu 4 tại chỗ; (5) công tác quản lý, thực hiện phòng, chống dịch ở các khu công nghiệp ký túc xá cho người lao động chưa nghiêm túc.
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh và chống lây lan rộng trong cộng đồng và thực hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt một số nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ trọng tâm đã chỉ đạo thực hiện:
- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị. Ban Chỉ đạo các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo quyết liệt hoạt động kiểm soát dịch bệnh theo nguyên tắc: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng ổn định tình hình”, thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ”; tiêm phòng Covid-19; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị.
- Quán triệt mạnh mẽ tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng, tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch; để thực hiện “mục tiêu kép” cần kiên trì thực hiện chiến lược xuyên suốt không thay đổi: khoanh vùng nhanh nhất và gọn nhất có thể, truy vết thần tốc, xét nghiệm trên diện rộng, dập dịch triệt để và tiêm phòng vắc xin phòng Covdi-19.
- Ngăn chặn, kiểm soát và hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; điều trị kịp thời, hiệu quả; chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật chất sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng; sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương quá tải khi có yêu cầu.
- Thành lập và thường xuyên kiện toàn 04 Chốt kiểm soát dịch bệnh của tỉnh, 76 chốt chặn kiểm soát dọc biên giới, 08 chốt kiểm soát do huyện quản lý và các tổ, đội chuyên môn, truyền thông, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp...
- Chỉ đạo triển khai đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, thông tin về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc xin phòng Covid-19. Công bố số điện thoại đường dây nóng để chỉ đạo, tiếp nhận, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch (số điện thoại di động: 0987.436.305, cố định: 02133.791.864).
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, cách ly, thu dung điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương, đơn vị; đánh giá kết quả triển khai thực hiện gây ra tại địa phương, đơn vị.
2. Tình hình cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 hiện nay:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Cơ sở cách ly tập trung hiện có 3 cơ sở cách ly tập trung của tỉnh với công suất 650 giường, 08 cơ sở cách ly tuyến huyện với công suất 644 giường. Số giường cách ly sẵn sàng kích hoạt trên địa bàn tỉnh là 6.300 giường và đáp ứng được cấp độ 3.
- Số giường bệnh tại cơ sở y tế có thể huy động tối đa là 680 giường để điều trị bệnh nhân nghi ngờ (không quá 50% số giường tuyến huyện và 40% tuyến tỉnh), hiện tại đáp ứng được hết cấp độ 3 và giai đoạn 1 của cấp độ 4.
- Số giường bệnh chuẩn bị sẵn sàng để điều trị bệnh nhân dương tính: 60 giường và sau khi kích hoạt tối đa bệnh viện dã chiến sẽ đáp ứng được 560 bệnh nhân dương tính (trong đó dự kiến có 10% bệnh nhân nặng).
- Xét nghiệm: Hiện tại tỉnh đang có 02 hệ thống máy PCR xét nghiệm SARS-COV-2 với công suất 560 mẫu đơn/24 giờ, thực hiện theo phương pháp gộp mẫu (người cùng nguy cơ) sẽ tương đương với 2.800 người (gộp 5), 5.600 người (gộp 10) và 8.900 người nếu gộp 16 người/mẫu. Công suất hiện nay đã đáp ứng được công tác xét nghiệm cho người có yếu tố nguy cơ cao (F1) đến hết cấp độ 3 (tính trong khung giờ vàng - 48 giờ). Công tác xét nghiệm cộng đồng, sàng lọc theo nguồn lây nhiễm cộng đồng sẽ phải dùng bằng phương pháp test kháng nguyên, kit test mới đáp ứng được yêu cầu ở đến hết cấp độ 3.
b) Nhân lực y tế:
- Nhân lực thuộc hệ y tế dự phòng (điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, thanh khiết môi trường, người theo dõi sức khoẻ ở khu cách ly tập trung và Chốt kiểm soát dịch bệnh): Huy động tối đa 860 cán bộ (gồm 80% cán bộ thuộc hệ y tế dự phòng và 50% số cán bộ y tế xã) và 437 cán bộ y tế ngoài công lập, y tế cơ quan, y tế học đường, cán bộ y tế nghỉ hưu và học sinh, sinh viên chờ việc đã đăng ký tình nguyện đủ đáp ứng ở cấp độ 3). Thành lập được 230 tổ điều tra, truy vết (01 tổ gồm 01 cán bộ y tế, 01 công an và 01 lực lượng khác); 230 tổ lấy mẫu xét nghiệm (mỗi tổ có tối thiểu 01 cán bộ y tế) và 230 tổ thanh khiết môi trường (mỗi tổ 02 cán bộ thuộc lực lượng khác), đáp ứng số lượng cán bộ tại 4 chốt kiểm soát dịch bệnh của tỉnh và 6.300 giường cách ly tập trung.
- Bệnh viện dã chiến số 1 được chuẩn bị từ cấp độ 1: Sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, thuốc đáp ứng một phần của giai đoạn 1. Về nhân sự được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 huy động 127 cán bộ để điều trị cho 150 bệnh nhân; giai đoạn 2 huy động 90 cán bộ để điều trị cho 150 bệnh nhân tiếp theo và kích hoạt toàn bộ nhân lực (250 người) để điều trị ở cấp độ 5.
- Nhân lực điều trị: Huy động tối đa nhân lực y tế phục vụ công tác khám, điều trị Covid-19 tối đa theo quy định là 850 cán bộ (không quá 50% đối với cơ sở y tế tuyến huyện và 40% đối với tuyến tỉnh), tuy nhiên với đặc thù của tỉnh dự kiến số nhân lực sẽ tăng thêm 30% để đáp ứng được yêu cầu vì vậy nguồn nhân lực dành cho điều trị chỉ đáp ứng được cấp độ 4 (cần 840 người). Thiếu hoàn toàn nguồn nhân lực để đáp ứng cho cấp độ 5 (tối thiểu là 160 người). Ở cấp độ 2 trở lên: Bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập các tổ cấp cứu hỗ trợ cho Bệnh viện Phổi để phối hợp xử lý bệnh nhân nặng (dự kiến 10%).
c) Thuốc, vật tư, hoá chất phòng chống dịch và xét nghiệm:
- Thuốc điều trị Covid-19 hiện tại đang có trong thầu 19/36 danh mục thuốc thuộc nguồn bảo hiểm y tế, cần mua bổ sung cho cấp độ 2 là 17 danh mục.
- Vật tư, hoá chất phòng chống dịch và xét nghiệm: Hiện tại tỉnh đang thực hiện mua sắm theo diễn biến dịch bệnh và dự trữ 01 cơ số dự phòng phù hợp.
3. Bệnh viện dã chiến với quy mô tối đa 500 giường bệnh, đã được khảo sát tại liên khu: Trường Dân tộc nội trú tỉnh, Ký túc xá trường Cao đẳng Cộng đồng và Trung tâm Giới thiệu việc làm. Dự kiến được chuẩn bị từ cấp độ 1 với 150 giường bệnh: Sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, thuốc (giai đoạn 1) sẵn sàng cho giai đoạn 2: Mở rộng thêm 150 giường bệnh và giai đoạn 3 có thể mở rộng tối đa thêm 200 giường bệnh.
Nhân lực dành cho Bệnh viện dã chiến gồm có 205 cán bộ y tế được huy động từ Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế các huyện mà lực lượng nòng cốt là cán bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh và 102 cán bộ thuộc lực lượng khác (công an, quân đội, tin học …) tương ứng với 3 giai đoạn kích hoạt bệnh viện dã chiến.
4.1. Hiện tại trang thiết bị đáp ứng cấp độ 1. Riêng vật tư, hoá chất xét nghiệm thực hiện mua sắm theo diễn biến dịch bệnh thực tế.
4.2. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cấp độ thực hiện điều trị 560 giường bệnh (GB) là 829,51 tỷ đồng. Trong đó:
- Kinh phí thực hiện ở cấp độ 1, 2 và một phần ở cấp độ 3: 123,5 tỷ đồng (Thực hiện Bệnh viện Phổi 60 GB; Bệnh viện dã chiến 40 GB);
- Kinh phí thực hiện ở cấp độ 3 bổ sung thêm: 185,6 tỷ đồng (Thực hiện bổ sung thêm 110 GB tại Bệnh viện dã chiến);
- Kinh phí thực hiện ở cấp độ 4 bổ sung thêm: 233,5 tỷ đồng (Thực hiện bổ sung thêm 150 GB tại Bệnh viện dã chiến);
- Kinh phí thực hiện ở cấp độ 5 bổ sung thêm: 286,908 tỷ đồng (Thực hiện bổ sung thêm 200 GB Bệnh viện dã chiến; dự phòng 10 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh)
(Chi tiết theo phụ lục số 03 và các phụ lục 03-1 đến 03-13 đính kèm)
(Có phương án theo từng cấp độ chi tiết kèm theo)
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, các sở, ngành, địa phương rà soát kế hoạch, chỉ đạo triển khai quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch. Có kế hoạch triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng về dịch bệnh ở cấp độ 4 và cấp độ 5.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh
Chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các sở, ngành, các đơn vị có liên quan trong việc phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
2. Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo)
- Hàng ngày báo cáo, tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh và các giải pháp phòng chống.
- Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch, hướng dẫn đầy đủ về các trường hợp cách ly, giám sát y tế, bảo đảm thực hiện thống nhất tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời hiệu quả.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức sàng lọc các trường hợp về từ vùng có dịch.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch, cách thức tự bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, khai báo y tế tự nguyện, các điển hình tốt trong phòng, chống dịch. Tiếp tục khuyến cáo trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ngay từ trong gia đình, chú ý khuyến cáo đối với người có bệnh nền, người cao tuổi theo dõi sức khỏe, khai báo y tế.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện việc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh, người về từ vùng có dịch; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Phối hợp với Công an tỉnh đảm bảo an ninh, an toàn nới cách ly tập trung; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Là đầu mối đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện... phục vụ cho công tác giám sát, phòng chống dịch và điều trị người bệnh, kịp thời.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân các huyện, thành phố, các sở, ngành tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cách ly tập trung, tại nhà đối với những người trở về từ vùng dịch và các quốc gia trên thế giới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo việc cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới và kiểm soát chặt chẽ khách qua lại tại cửa khẩu.
- Xây dựng phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về đơn vị cách ly khác của các huyện, thành phố trong trường hợp quá tải tại khu vực cách ly tập trung của quân đội.
- Phối hợp chuẩn bị các cơ sở thu dung điều trị, các phương tiện, các trang thiết bị sẵn sàng kích hoạt bệnh viện dã chiến khi có số lượng bệnh nhân lớn, quá tải bệnh viện.
- Đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ khi có các biến động xã hội xảy ra do dịch bệnh ở cấp độ 5.
- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện nghiêm việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch tại cửa khẩu; chia sẻ các thông tin về người nhập cảnh với ngành Y tế.
- Chỉ đạo việc cấm người qua lại các đường mòn, lối mở.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát phương tiện, con người ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Chỉ đạo chuẩn bị và huy động đủ quân số tham gia hoạt động giám sát, điều trị các trường hợp bệnh; sẵn sàng triển khai khu cách ly bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch lan rộng.
- Chỉ đạo triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các đơn vị quân đội.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch chính xác, kịp thời và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng.
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng, các địa phương trong thực hiện truyền thông về phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn về phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng trong công tác truyền thông liên quan phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch trong các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Công an tỉnh
- Phối hợp đảm bảo an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh; chia sẻ các thông tin về hành khách nhập cảnh với ngành Y tế.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú để sớm phát hiện những người đã từng ở và đi qua vùng dịch.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lan truyền thông tin không chính xác về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
- Phối hợp triển khai các biện pháp cách ly bắt buộc khi cần thiết, đặc biệt đối với khu vực có dịch, triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hạn chế các nhóm người ra vào vùng dịch khi không cần thiết.
- Đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra ở cấp độ lớn, đặc biệt trong cấp độ 4 và cấp độ 5 về dịch bệnh.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát phương tiện, con người ra vào khu vực có dịch bệnh.
- Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tốt công tác an ninh trên địa bàn và tiến hành điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng chống dịch cũng như các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong các đơn vị Công an nhân dân.
- Phối hợp với các tiểu ban khác của Ban Chỉ đạo trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch.
6. Sở Tài chính
- Tổ chức hướng dẫn bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế rà soát cân đối, tham mưu bố trí kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn các chính sách, chế độ tài chính về công tác phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở Công Thương
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ngành quản lý phối hợp cùng các sở, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện việc điều tiết lưu thông hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm bắt tình hình, thực hiện quyết liệt các biện pháp đảm bảo cung cầu, dự trữ hàng hóa, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa trên địa bàn, đặc biệt là đối với vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện cách ly y tế.
- Phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất, nhà phân phối lớn trên địa bàn để chủ động nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trang gây khan hiếm giả tạo trên thị trường để trục lợi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn thị trường, đề xuất kiến nghị hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho các địa phương khi cần thiết.
- Chỉ đạo, phối hợp với Công ty Điện lực Lai Châu thực hiện tốt công tác điều độ điện năng, đảm bảo đủ nguồn điện cung ứng cho các điểm cách ly, các khu vực cách ly y tế dân cư, bệnh viện dã chiến, các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện và các điểm nóng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng giá đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
8. Sở Giao thông vận tải
- Triển khai thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải; thực hiện nghiêm việc phòng bệnh trên các phương tiện vận tải hành khách.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi ngành quản lý để kiểm soát phương tiện vận chuyển hành khách để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì chỉ đạo việc kiểm soát thông tin ngay tại bến tầu, bến xe đối với các hành khách đến Lai Châu đặc biệt là các hành khách là người nước ngoài, người đến từ vùng dịch trong nước.
- Xây dựng, triển khai phương án chi tiết phân luồng giao thông đi qua vùng cách ly để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của nhân dân khi phải triển khai cách ly y tế vùng dân cư.
- Chỉ đạo, phối hợp đảm bảo công tác an toàn giao thông trong công tác diễn tập phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương.
- Tham mưu việc trưng tập xe ô tô của các công ty vận tải trong trường hợp cần thiết để vận chuyển đối tượng cách ly về các khu tập trung của tỉnh, của huyện.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tham mưu trưng dụng ít nhất mỗi huyện, thành phố 02-04 khách sạn/nhà khách/nhà nghỉ có đầy đủ tiện nghi để tổ chức cách ly tập trung: 1) cho các trường hợp cách ly tập trung tự nguyện chi trả chi phí; 2) cho cán bộ Y tế.
- Chỉ đạo các công ty du lịch, khách sạn, nơi lưu trú quản lý, nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày, lịch trình của du khách và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế hoặc chính quyền nếu phát hiện du khách nghi ngờ bị mắc bệnh (đặc biệt là khách du lịch đến từ vùng dịch).
- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý du khách ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh. Khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách từ vùng dịch hiện đang ở Lai Châu.
- Phối hợp với các địa phương kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm việc không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người…theo chỉ đạo.
10. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động rà soát kế hoạch phòng chống Covid-19 của đơn vị, chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch thuộc phạm vi quản lý theo từng cấp độ.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 06/02/2020 và Kế hoạch số 731/KH-UBND, ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu. Tuỳ theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các điều kiện phòng chống dịch của tỉnh Kế hoạch sẽ được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật cho phù hợp.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THEO TỪNG CẤP ĐỘ
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND, ngày tháng 6 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
PHẦN I - CẤP ĐỘ 1: KHI CHƯA CÓ CA BỆNH XÁC ĐỊNH
I. Ban Chỉ đạo phòng chống covid-19 tỉnh
1. Tùy theo thời điểm, diễn biến tình hình dịch, Ban Chỉ đạo tỉnh có thể tổ chức họp giao 1 tuần/lần hoặc đột xuất (khi cần thiết) để cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch bệnh, bám sát chỉ đạo của Trung ương để tham mưu, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
2. Quyết liệt chỉ đạo theo phương châm:
- Ngăn chặn: Ngay sự lây lan từ ca bệnh đầu tiên;
- Phát hiện, khoanh vùng: Thần tốc truy vết, phát hiện người liên quan, khoanh vùng có chọn lọc;
- Cách ly, dập dịch: Cách ly hoặc phong toả tạm thời khu vực dân cư trong phạm vi hẹp, dập dịch triệt để theo phương châm “4 tại chỗ”; quản lý, giám sát chặt chẽ người được cách ly y tế. Đảm bảo các điều kiện để thực hiện cách ly tập trung theo từng cấp độ.
- Xét nghiệm trên diện rộng: Xét nghiệm cho người có yếu tố dịch tễ, người có yếu tố nguy cơ cao, người trong vùng phong toả, giãn cách xã hội và xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng bằng nhiều phương pháp phù hợp với đối tượng xét nghiệm (PCR mẫu đơn hoặc mẫu gộp, test kháng nguyên nhanh, kit…) đảm bảo có kết quả kịp thời để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
3. Xử lý yếu tố nguy cơ: Xác định giới hạn nguồn lây nhiễm vào địa bàn, cũng như khi xuất hiện các bệnh nhân lây nhiễm thứ phát theo đúng quy định.
4. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cách ly y tế và kiểm soát chặt chẽ đối với người có yếu tố nguy cơ theo đúng quy định.
5. Chuẩn bị việc đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất bệnh viện chuyên điều trị ca bệnh dương tính khi có ca bệnh đầu tiên (Bệnh viện Phổi) và Bệnh viện dã chiến số 1 giai đoạn thứ nhất với quy mô 150 giường bệnh theo đúng mô hình tại Quyết định số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế tại khu ký túc xá Trường Dân tộc nội trú tỉnh (Bệnh viện dã chiến được xây dựng theo kế hoạch riêng).
6. Chỉ đạo tổ chức tiêm chủng phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc về mua và sử dụng vắc xin phòng covid-19 theo số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ. Phấn đấu đạt 80% tỷ lệ dân số trong độ tuổi được tiêm phòng trong những năm tiếp theo.
7. Công tác thông tin, tuyên truyền: Tổ chức các hình thức thông tin, tuyên truyền, ra thông cáo báo chí hoặc họp báo phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở từng cấp.
8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hàng ngày kể từ khi bắt đầu có ca nhiễm bệnh đầu tiên xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thống nhất các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương; theo dõi, đôn đốc, giám sát các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bệnh viện an toàn, phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện phân tuyến điều trị phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và đảm bảo theo quy định.
- Kích hoạt hoạt động của các Tiểu ban: Điều trị, hậu cần, truyền thông ... vào hoạt động để tham mưu các văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn điều trị, phòng chống dịch, đảm bảo hậu cần cần thiết để thực hiện công tác phòng chống dịch toàn diện trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn lĩnh vực chuyên môn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho Ban Chỉ đạo các cấp và các thành phần tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Chỉ định và công bố danh sách các cơ sở thu dung điều trị những trường hợp nghi ngờ, ca bệnh xác định trên Trang Thông tin điện tử của Sở Y tế (soytelaichau.gov.vn).
- Triển khai tập huấn và cập nhật thường xuyên về kỹ năng điều tra, truy vết, ứng dụng phần mềm … đặc biệt là tập huấn cho 100% cán bộ y tế trong và ngoài ngành y tế thành thạo kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện test kháng nguyên.
- Theo dõi sát, thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh, hiệu quả các biện pháp đã triển khai, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương và kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng, chống theo diễn biến dịch bệnh.
- Kiểm tra, rà soát số lượng hiện có và xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, máy móc, trang thiết bị, kinh phí và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh ở cấp độ tiếp theo.
- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức tiêm chủng phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch ngay khi được Bộ Y tế phân bổ theo từng đợt. Phối hợp Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền đảm bảo kinh phí vắc xin tiêm phòng Covid-19 cho đối tượng ưu tiên, miễn phí theo nghị quyết 21/NQ-CP.
- Liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Ban Chỉ đạo Quốc gia để cập nhật tình hình dịch bệnh và cập nhật các chỉ đạo triển khai, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đồng thời cập nhật các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.
- Tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
2. Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành, phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng tập trung dồn lực xử lý triệt để các ổ dịch. Thần tốc truy vết, áp dụng ngay các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có yếu tố dịch tễ và nguy cơ cao.
- Chủ trì, phối hợp chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động nhân lực bác sỹ, y sỹ, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi cần thiết.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập các khu cách ly tập trung do quân đội quản lý tuyến tỉnh và tuyến huyện với công suất trên 1.100 giường cách ly và phối hợp chính quyền địa phương thiết lập một số cơ sở cách ly tập trung tại khách sạn cho người tự nguyện nộp phí.
- Tham mưu thành lập và duy trì hoạt động các Chốt Kiểm soát dịch bệnh khi cần thiết để kiểm soát các cửa ngõ quan trọng đi vào tỉnh.
- Tăng cường hoạt động của các tổ, đội chuyên môn (Đội điều tra, xác minh, Đội cấp cứu lưu động, tổ tổng hợp xử lý số liệu, …). Giám sát chặt chẽ các chùm ca bệnh, giám sát dựa vào sự kiện; kịp thời xác minh, điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng, ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.
- Tăng cường giám sát, mở rộng đối tượng xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm ca mắc tại cộng đồng, đồng thời đề xuất các biện pháp phòng dịch hiệu quả.
- Tổ chức tiêm chủng phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc về mua và sử dụng vắc xin phòng covid-19. Phấn đấu đạt 80% tỷ lệ dân số được tiêm phòng trong những năm tiếp theo.
3. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Thực hiện quy trình giám sát, xử lý, cách ly và phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương.
- Số giường hiện có để cách ly tập trung cho các đối tượng là 1.294 giường đã đáp ứng được công tác cách ly tập trung cho các đối tượng ở cấp độ 1. Sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử dụng một số địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh nâng khả năng tiếp nhận cách ly lên trên 1.800 giường cách ly sẵn sàng cho cấp độ 2.
- Thực hiện cách ly và điều trị người nghi ngờ mắc bệnh theo phương châm “bốn tại chỗ”. Khi phát hiện bệnh nhân dương tính sẽ được vận chuyển về cách ly điều trị tại Bệnh viện Phổi.
- Đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công tác phòng chống dịch. Tuỳ theo diễn biến dịch bệnh và từng cấp độ: điều phối vật tư, thiết bị y tế, nhân lực y tế, các tổ điều tra xác minh, tổ cấp cứu lưu động để kịp thời hỗ trợ các địa bàn có dịch hoặc hỗ trợ khi đề xuất của TTYT huyện, thành phố.
- Thực hiện cách ly, xét nghiệm theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo tỉnh: Cách ly tập trung đối với F1, người đi về từ các vùng có dịch, người nhập cảnh; cách ly tại nhà đối với F2, người tiếp xúc gần với người đi về từ vùng dịch, người nhập cảnh; trường hợp liên quan khác thực hiện tự theo dõi sức khoẻ và được xử lý ngay khi có dấu hiệu chỉ điểm nghi ngờ mắc bệnh Covid-19. Trường hợp cá biệt theo chỉ đạo của Bộ Y tế hoặc Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Xét nghiệm:
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để đa dạng hoá phương pháp xét nghiệm đảm bảo kết quả nhanh, chính xác.
Chỉ định xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp phù hợp với từng đối tượng được xét nghiệm (PCR, test kháng nguyên, test kit …) để phát hiện sớm người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 và mở rộng đối tượng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Thường xuyên theo dõi, lấy mẫu và xét nghiệm cho nhân viên y tế khi có các triệu chứng cúm, viêm đường hô hấp cấp tính theo chỉ đạo. Định kỳ (07 đến 14 ngày) lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho nhân viên y tế có tiếp xúc, điều trị cho người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi nặng; nhân viên lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 để phát hiện sớm và ngăn ngừa triệt để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện và xét nghiệm định kỳ cho người làm việc tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh (có thể thực hiện bằng test kháng nguyên nhanh hoặc PCR theo phương pháp gộp mẫu).
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất, thiết bị y tế để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế, cơ sở cách ly… phù hợp với từng cấp độ theo phụ lục chi tiết kèm theo Kế hoạch.
* Nhân lực cần thiết cho công tác dự phòng (điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, thanh khiết môi trường, cơ sở cách ly tập trung và Chốt kiểm soát dịch bệnh) ở cấp độ 1: 1.026 người (y tế 420, công an 223, quân đội 219, Giao thông 12, lực lượng khác ở địa phương 233 người).
Các tổ đội hiện đã thành lập: 170 đội điều tra xác minh, truy vết lực lượng bao gồm 01 cán bộ y tế, 01 công an và 01 quân đội hoặc lực lượng tại địa phương (trong đó của tỉnh 13 đội), 165 tổ thanh khiết môi trường ở các địa bàn (gồm 02 cán bộ thuộc lực lượng địa phương) và 165 tổ lấy mẫu xét nghiệm (mỗi tổ 01-02 cán bộ y tế). Hiện tại nhân lực đã đáp ứng được cấp độ 1.
4. Công tác thu dung điều trị
- Các cơ sở y tế chuẩn bị và dành 10 giường bệnh cho công tác điều trị bệnh nhân nghi ngờ, riêng Bệnh viện Phổi 20 giường bệnh để điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ từ các cơ sở cách ly tập trung chuyển về. Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, nhân lực, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu điều trị, bảo đảm nguyên tắc cách ly điều trị người nghi ngờ mắc bệnh theo 4 khu vực: phòng khám sàng lọc; khu người bệnh nghi ngờ; khu người bệnh đã được chẩn đoán xác định và khu người bệnh trước khi xuất viện. Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng khả năng thu dung điều trị để kịp thời ứng phó khi dịch bệnh bùng phát lan rộng.
- Bệnh viện Phổi bố trí sẵn sàng cho cấp độ 2: sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, điều tiết, mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế đảm bảo công tác điều trị cho bệnh nhân dương tính nặng theo nguyên tắc một chiều với quy mô 60 giường bệnh ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên.
- Tổ chức thường trực cấp cứu thường xuyên, liên tục; thực hiện tốt hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên, đồng thời với việc thu dung, điều trị người bệnh do dịch bệnh.
Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh: chuẩn bị số giường bệnh để thu dung, cách ly, điều trị các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ được phát hiện trong quá trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh; cách ly điều trị cho bệnh nhân Covid-19 phải thực hiện phẫu thuật, lọc máu, chạy thận nhân tạo, ECMO … và chuẩn bị sẵn sàng khu vực điều trị bệnh nhân nặng với 10-20 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhân nặng khi bệnh viện phổi quá tải (kích hoạt khi số bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi vượt quá 20 bệnh nhân).
TTYT các huyện, thành phố: chuẩn bị sẵn sàng số giường bệnh để thu dung, cách ly, điều trị các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ trên địa bàn theo tình hình thực tế. Hiện tại, số giường thu dung cách ly điều trị đối với người nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế đã đáp ứng với cấp độ 1 là 52 giường bệnh và tiếp tục chuẩn bị đầy đủ giường bệnh cho cấp độ 2 (325 giường).
- Khởi động sửa chữa, nâng cấp liên khu dành cho thành lập Bệnh viện dã chiến giai đoạn 1: sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để sẵn sàng kích hoạt bệnh viện hoạt động.
* Nhân lực cần thiết cho công tác điều trị ca bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế ở cấp độ 1: 262 người (y tế 112, công an 30, lực lượng khác 120 người). Hiện tại đáp ứng được cấp độ 1.
(Có phụ lục 1 và 2 kèm theo)
Ca bệnh nghi ngờ được sàng lọc và chẩn đoán bệnh: nếu bệnh có nguyên nhân rõ ràng (xác định triệu chứng gây bệnh không phải nguyên nhân do Covid-19): sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính (bằng phương pháp PCR): được cấp thuốc điều trị và trở lại vị trí cách ly để tiếp tục cách ly đến hết thời gian quy định. Trường hợp không xác định được nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng: áp dụng cách ly điều trị và xét nghiệm đến khi xác định được nguyên nhân hoặc hết thời gian cách ly theo quy định.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế.
- Tổ chức tập huấn phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV và tài liệu chuyên môn hướng dẫn của Bộ Y tế cho đội ngũ cán bộ tham gia quy trình khám, chữa bệnh tại các tuyến.
- Thường xuyên cập nhật đánh giá, rút kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị, kiểm thảo tử vong (nếu có) cập nhật phác đồ chẩn đoán, cách ly, điều trị bệnh nhân và phòng lây nhiễm phù hợp với đặc điểm tình hình của bệnh.
5. Công tác truyền thông
- Tổ chức cung cấp thông tin hàng ngày cho các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, cập nhật thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh; phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng truyền thông khác theo đúng quy định.
- Bảo đảm hoạt động liên tục đường dây nóng của Sở Y tế để tiếp nhận cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.
- Tuyên truyền chính xác, kịp thời trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí và các nhà mạng di động, không gây hoang mang trong người dân và dư luận.
- Khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khai báo y tế; hạn chế đến các cơ sở khám, chữa bệnh trừ trường hợp thực sự cần thiết, tăng cường thực hiện khám, chữa bệnh từ xa và thực hiện tốt các biện pháp khuyến cáo phòng, chống dịch, nhất là đối với người cao tuổi, người có bệnh nền.
- Kịp thời cập nhật các thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng, phối hợp quản lý tin đồn.
- Cung cấp kịp thời thông tin tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của tỉnh cho trang fanpage “UBND tỉnh Lai Châu” để kịp thời thông tin, truyền thông và tương tác trực tiếp tiếp nhận thông tin từ nhân dân.
6. Công tác hậu cần
- Chuẩn bị đầy đủ máy móc, các trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ phục vụ công tác điều tra, giám sát, cách ly và điều trị bệnh nhân.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng, chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Tổng hợp nhu cầu thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc, trang thiết bị y tế, phương tiện, trang thiết bị bảo hộ từ các đơn vị, địa phương và căn cứ vào dự báo tình hình dịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tổ chức mua sắm, phân bổ, điều tiết máy móc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất, sinh phẩm chẩn đoán, trang thiết bị bảo hộ... (ưu tiên hàng sản xuất trong nước) để trang cấp cho các đơn vị, địa phương theo nhu cầu thiết thực.
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm để dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế, máy móc, kinh phí chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với cấp độ 3 của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong toàn ngành. Bố trí cán bộ chiến sỹ tham gia các nhiệm vụ phòng chống dịch theo từng cấp độ hoặc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an tỉnh thực hiện điều tra, xác minh, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nghi nhiễm, người nhiễm Covid-19, người tiếp xúc theo quy định.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan đảm bảo tổ chức tiếp nhận, cách ly các trường hợp cách ly tập trung theo quy định của Bộ Quốc phòng và của tỉnh tại khu cách ly tập trung do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm.
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án thiết lập khu cách ly tập trung mới do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án thành lập Bệnh viện dã chiến giai đoạn 1 với quy mô 150 giường bệnh, mở rộng thêm 150 giường bệnh ở giai đoạn 2 và có phương án mở rộng tổng công suất Bệnh viện dã chiến lên trên 500 giường bệnh hoặc thành lập mới khu Bệnh viện dã chiến tại các địa bàn có chùm ca bệnh. Phối hợp xây dựng dự toán kinh phí sửa chữa cơ sở hạ tầng sẵn sàng kích hoạt bệnh viện dã chiến theo từng giai đoạn.
- Phối hợp với công an và các cơ quan liên quan cưỡng chế cách ly, truy tìm những đối tượng bỏ trốn khỏi khu cách ly, thông báo cho lực lượng công an, các huyện, thành phố để phối hợp tìm kiếm đối tượng (nếu có).
- Xây dựng phương án chuyển các trường hợp cách ly tập trung về các đơn vị cách ly khác của các huyện, thành phố trong trường hợp quá tải khu cách ly tập trung của quân đội.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
IV. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong toàn ngành. Bố trí cán bộ chiến sỹ thực hiện kiểm soát đường biên giới theo từng cấp độ dịch và tham gia các nhiệm vụ phòng chống dịch theo từng cấp độ theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Phối hợp với địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động và thông báo với nhân dân quy định cấm không qua lại đường mòn, lối mở biên giới, khu vực cửa khẩu để phòng tránh lây nhiễm bệnh.
- Phối hợp thực hiện duy trì hoặc thành lập bổ sung các chốt chặn dọc biên giới để kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện biên giới quản lý nghiêm ngặt việc xuất, nhập cảnh, đi lại qua cửa khẩu theo chỉ đạo. Cử lực lượng phân luồng các đối tượng nhập cảnh tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. Bố trí xe đưa các đối tượng nhập cảnh từ Trung Quốc về qua cửa khẩu Ma Lù Thàng và các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua các đường mòn, lối mở, các điểm có thể qua lại được trên biên giới về khu cách ly tại khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng. Khi có số lượng người đông và cùng lúc, chủ động phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm bảo phương tiện để đưa người nhập cảnh về nơi cách ly. Cử cán bộ quân y phối hợp với cán bộ y tế để theo dõi, giám sát các đối tượng cách ly theo quy định.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong đơn vị.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong toàn ngành. Bố trí cán bộ chiến sỹ tham gia các nhiệm vụ phòng chống dịch theo từng cấp độ hoặc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trong quản lý thu dung, cách ly y tế giám sát các trường hợp về từ vùng dịch, các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp các cơ quan chức năng (Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông...) và UBND các huyện, thành phố xử lý (kể cả xử lý hình sự) đối với các hành vi đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo không trung thực, trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế; các hành vi lừa đảo, trục lợi, găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường... theo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh; phối hợp ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác, sai sự thật về tình hình dịch gây hoang mang dư luận trong cộng đồng.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh điều tra, xác minh, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nghi nhiễm, người nhiễm Covid-19, hạn chế lây lan ra cộng đồng.
- Tham mưu, phối hợp lực lượng chức năng, chính quyền các cấp triển khai việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối cách ly theo quy định.
- Tăng cường công tác quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, tăng cường theo dõi, giám sát và cập nhật số tình hình người nước ngoài trên địa bàn tỉnh;
thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các cơ sở lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn…), kịp thời phát hiện các trường hợp che dấu người nhập cảnh trái phép để xử lý theo đúng quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép hoặc tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép.
- Tổ chức các cơ sở cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ tham gia phòng chống dịch (nếu có).
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
VI. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Phối hợp với ngành Y tế, các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền, thông tin về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tình hình dịch chính xác, kịp thời bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số để người dân hiểu rõ không hoang mang lo lắng, chủ động phối hợp phòng chống dịch hiệu quả;
- Phối hợp quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không chính xác gây hoang mang, lo lắng trong cộng đồng; thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông và của tỉnh.
- Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn về phòng chống dịch bệnh.
- Quản lý trang fanpage “Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu”, kịp thời thông tin, truyền thông và tương tác trực tiếp tiếp nhận thông tin từ nhân dân.
- Hướng dẫn, nâng cấp, điều chỉnh, cập nhật tính năng mới, thường xuyên nâng cấp,... và khai thác tối đa lợi ích của phần mềm truyvet.laichau.gov.vn phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn, tập huấn, cử cán bộ hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các Chốt Kiểm soát dịch bệnh, cơ sở y tế thực hiện tốt khai thác chức năng của phần mềm để đáp ứng yêu cầu phát hiện sớm, chính xác; truy vết thần tốc và báo cáo kịp thời.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
VII. Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ việc thực hiện công phòng chống dịch bệnh trong vận chuyển hàng hoá, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nhà máy, xí nghiệp … thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường, đảm bảo ổn định trật tự thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa phục vụ chống dịch cho người dân.
- Chỉ đạo điều phối khẩu trang, các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động đáp ứng chống dịch, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
- Phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra, cung ứng, phân phối khẩu trang, nước sát trùng, vật tư y tế… dùng để phòng, chữa bệnh không để cơ sở bán hàng đầu cơ, trục lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao, xử lý nghiêm các hành vi theo quy định.
- Đề xuất phương án giải quyết khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, phát hiện, đấu tranh xử lý các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, không niêm yết giá hoặc bán giá cao nhằm trục lợi đối với các mặt hàng là vật tư y tế và hàng hóa nhu yếu phẩm.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chỉ đạo phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên; huy động lực lượng này tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi cần thiết.
- Chủ trì phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện phòng, chống dịch, đặc biệt là trong thời gian cho học sinh nghỉ học.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh, sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát.
- Tham mưu, chỉ đạo việc cho học sinh nghỉ học hoặc học trực tuyến theo yêu cầu để phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản ứng phó với dịch bệnh trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
- Chỉ đạo điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học và các phương án dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan Ngoại vụ tỉnh Vân Nam về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống. Cập nhật Công điện của lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh thông báo tình hình phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Vân Nam; Chủ động thông báo cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao các trường hợp công dân người nước ngoài áp dụng biện pháp cách ly y tế trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, hợp tác quốc tế về phòng chống dịch của tỉnh.
- Vận động sự trợ giúp của các địa phương quốc tế có hợp tác với tỉnh Lai sChâu cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch đáp ứng các cấp độ của dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, sử dụng kinh phí và thực hiện thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch đảm bảo quy định.
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp Bệnh viện Phổi chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, bệnh nhân thở máy. Kinh phí thành lập bệnh viện dã chiến theo từng giai đoạn và kinh phí mua vắc xin tiêm phòng Covid-19.
- Tham mưu UBND tỉnh và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các chính sách, chế độ cho các trường hợp áp dụng các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định.
- Chủ trì, trên cơ sở tổng hợp đề xuất dự toán kinh phí phòng chống dịch của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch. Tham mưu báo cáo Bộ Tài chính hỗ trợ nguồn kinh phí phòng chống dịch của tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phòng chống và ứng phó giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế xã hội đặc biệt về công tác tài chính ngân sách nhà nước, năng lực và động lực tăng trưởng của nền kinh tế bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, sức khỏe đời sống nhân dân trên địa bàn.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Tham mưu việc xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh, kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
XII. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, lựa chọn các cơ sở lưu trú, khách sạn phục vụ việc cách ly cho cán bộ y tế, cán bộ làm công tác phòng, chống dịch nếu cần cách ly.
- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh việc tổ chức các lễ hội, các hoạt động du lịch, hoạt động văn hoá quần chúng có tập trung đông người. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Chỉ đạo thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với hành khách sử dụng các phương tiện giao thông vào địa bàn tỉnh bằng phần mềm của tỉnh và các phần mềm của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch cho các hành khách trên các phương tiện vận tải; thực hiện việc phòng bệnh trên các phương tiện vận tải hành khách, xe vận tải hàng hoá; hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng khi địa phương có giãn cách xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời theo dõi, cách ly các hành khách nghi ngờ mắc bệnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm các biện pháp phòng chống dịch, khai báo y tế trên các phương tiện kinh doanh vận tải.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
XIV. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tập trung đẩy mạnh sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thủy sản.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
XV. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Làm đầu mối, phối hợp với địa phương và các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm rõ số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài có tay nghề cao vào làm việc tại tỉnh; lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài hiện nay đang lưu trú trên địa bàn tỉnh và số lao động chưa về nước để có phương án cách ly, theo dõi, quản lý và tiếp nhận lao động về nước. Hướng dẫn các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ việc thực hiện công phòng chống dịch bệnh trong cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, nơi làm việc và ký túc xá của người lao động … thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc khó khăn về lao động; có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động; có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo nội dung kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trong ngành.
- Tổ chức tuyên truyền lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch trong ngành, đơn vị; phối hợp chỉ đạo công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh; tổ chức bố trí các lực lượng tình nguyện sẵn sàng tham gia các phương án ứng phó phòng chống dịch tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền, vận động nhân dân tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch.
- Vận động quần chúng nhân dân thực hiện khai báo y tế qua phần mềm của tỉnh và các phần mềm của Bộ Y tế, tham gia giám sát các đối tượng nguy cơ, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
XVIII. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 trong ngành.
- Chỉ đạo các đoàn viên, thanh niên tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tích cực hỗ trợ lực lượng y tế trong: tuyên truyền, điều tra, xác minh; hỗ trợ chính quyền các cấp và nhân dân trong thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
IXX. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Công tác chỉ đạo
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Bố trí lực lượng trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch theo từng cấp độ hoặc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Tổ chức họp thường trực chống dịch 24/24 giờ chỉ đạo, huy động nguồn lực triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo các cấp các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đề ra, tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở kích hoạt toàn bộ tổ tự quản phòng, chống dịch và duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục để đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm nhất các nguồn lây; đề nghị mọi người dân khai báo y tế và thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp có nguy cơ. Quản lý chặt chẽ công dân đang đi lao động, làm việc ngoài địa bàn tỉnh và giám sát quản lý các nhà máy, xí nghiệp, ký túc xá cho người lao động, các cơ sở sản xuất kinh doanh … để có biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
- Xây dựng, triển khai các phương án giải pháp phòng chống dịch phù hợp đặc thù của địa phương, tập trung và ưu tiên đối với các khu vực địa bàn nhiều nguy cơ như chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng cách ly điều trị, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế và cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống dịch bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
- Củng cố, bổ sung hệ thống chỉ đạo điều hành theo dõi diễn biến, phòng chống dịch và điều trị bệnh; sẵn sàng mọi điều kiện (nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực thực phẩm…) cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khi áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật.
- Huy động các ban ngành đoàn thể của địa phương tham gia vào hoạt động chống dịch. Xây dựng phương án huy động nhân lực, vật lực để sẵn sàng đảm bảo cách ly, điều trị người bệnh trong trường hợp dịch lây lan quy mô lớn.
- Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch; có giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động, đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân nhất là vùng có dịch; có chính sách hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động phải tạm ngừng việc, những người trong vùng dịch.
2. Cách ly, khoanh vùng và xử lý ổ dịch
- Tổ chức cách ly tập trung hoặc tại nhà, nơi cư trú đối với những người thuộc diện cách ly tập trung hoặc tại nhà theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế. Giám sát chặt chẽ các trường hợp thực hiện cách ly, người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà sau khi hoàn thành cách ly tập trung và các đối tượng nguy cơ khác trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, lực lượng xung kích thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch triệt để. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống dịch.
- Tổ chức khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác.
Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng bố trí sẵn sàng nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp đảm bảo an sinh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly.
Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người.. trong vùng cách ly.
Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học hoặc học trực tuyến, học qua truyền hình; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Đảm bảo an sinh xã hội, các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: Nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; thuốc chữa bệnh thiết yếu; đề xuất tỉnh hỗ trợ sinh hoạt phí cho người dân trong vùng cách ly nếu có.
- Tổ chức cách ly tự nguyện tại khách sạn đối với người đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung, có nguyện vọng chuyển sang cách ly tập trung tại khách sạn trên cùng địa bàn và tự nguyện chi trả chi phí cách ly.
- Kiểm soát chặt chẽ người nước ngoài được phép nhập cảnh (chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao..) sau khi hoàn thành thời gian cách ly theo quy định về làm việc tại các địa phương.
- Thực hiện nghiêm nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, … và các hoạt động có tập trung đông người, hoạt động tôn giáo.
- Kích hoạt cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn huyện và tổ chức cách ly những người trở về từ vùng dịch, người nhập cảnh khi công dân về địa bàn đảm bảo phù hợp với số lượng đối tượng cách ly và diễn biến tình hình dịch.
- Báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy định của tỉnh gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo theo quy định.
* Nhân lực, số giường bệnh chi tiết của từng huyện, thành phố theo phụ lục 1 và phụ lục 2.
3. Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: thực hiện triệt để các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan…; đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; dừng các loại sự kiện có thể cần phải dừng; tạm dừng các hoạt động kinh doanh, vui chơi, giải trí khi cần; kiểm soát chặt chẽ bến xe, bến phà; khuyến cáo mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở …) theo chỉ đạo.
4. Công tác hậu cần
- Đảm bảo thực hiện đúng phương châm 4 tại chỗ (1) Dự phòng, cách ly tại chỗ; (2) cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; (3) kinh phí tại chỗ; (4) nhân lực tại chỗ.
- Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến những vùng có dịch.
- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo tại trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều trị, xác minh ổ dịch, thường trực phòng dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân./.
PHẦN II - CẤP ĐỘ 2: KHI CÓ TỪ 01 - 60 CA BỆNH XÁC ĐỊNH
Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ 1 còn phù hợp và bổ sung các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh
- Ban Chỉ đạo tổ chức họp giao 2 ngày/lần và đột xuất (khi cần thiết) để cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch bệnh và bám sát chỉ đạo của trung ương để tham mưu kịp thời với UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến dịch bệnh khi cần thiết. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình thực tế để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
- Kiên quyết thực hiện quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch theo nguyên tắc: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch “nhanh chóng ổn định tình hình”, thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ”; tiêm vắc xin phòng Covid-19; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị.
- Chỉ đạo triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tăng cường nắm bắt, quản lý công dân đi lao động, làm việc ngoài tỉnh để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- Xem xét chỉ đạo thực hiện phong toả vùng dân cư theo 3 vòng: Vòng lõi là một cụm dân cư khi có chùm ca bệnh thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg, vòng nguy cơ là các địa bàn lân cận vòng lõi thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg và vòng ngoài là vùng dân cư theo địa bàn có dịch (xã, phường, tổ dân phố…) thực hiện theo Chỉ thị 19/CT-TTg hoặc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg hoặc 19/CT-TTg đối với các vùng có nguy cơ cao chưa cần thiết phải phong tỏa.
- Chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác phòng, chống dịch theo chức năng nhiệm vụ; thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn trong cơ sở y tế, nơi tập trung đông người, phòng chống lây nhiễm chéo tại cộng đồng, đảm bảo an toàn cho lực lượng cán bộ phòng, chống dịch và nhân dân.
2.1. Công tác giám sát, phát hiện sớm
Cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch, cách ly y tế của Bộ Y tế để kịp thời tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo các đội điều tra, xác minh, xét nghiệm… tại các địa bàn, có thể huy động kích hoạt bổ sung các tổ đội và tăng cường các đội từ tỉnh hỗ trợ các địa bàn có dịch theo tình hình thực tế đảm bảo tận dụng tối đa 48 giờ vàng trong phòng chống dịch.
2.2. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Số giường cần thiết để cách ly trên 1.800 giường. Công suất các cơ sở cách ly tập trung của toàn tỉnh hiện tại là 1.294 giường, số giường cần bổ sung 510 giường. Xây dựng phương án sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử dụng một số địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh nâng khả năng tiếp nhận cách ly lên 6.300 giường cách ly sẵn sàng cho cấp độ 3.
- Thực hiện nghiêm công tác khoanh vùng, dập dịch:
Khi có dịch lây lan trong cộng đồng hoặc hình thành chùm ca bệnh/ổ dịch: tổ chức xác định ranh giới để phong toả cụm dân cư trong bản, thôn, xóm, tổ, khu phố, khu du lịch, khu lưu trú... thực hiện giãn cách xã hội đối với xã, phường, thị trấn hoặc cụm xã, phường, thị trấn.
Trường hợp dịch lan rộng thì phải thực hiện phong toả, cách ly y tế hoặc giãn cách xã hội một cộng đồng dân cư khi cần thiết.
- Thực hiện cách ly, mở rộng đối tượng xét nghiệm theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo tỉnh.
* Nhân lực cần thiết cho công tác dự phòng: 1.390 người (y tế 447, công an 286, quân đội 286, Giao thông 12 , lực lượng khác ở địa phương 356 người). Hiện tại đã đáp ứng được cấp độ 2.
Duy trì hoạt động của các tổ điều tra xác minh, xét nghiệm, thành khiết môi trường, các cơ sở cách ly tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh …. Huy động, điều phối hoặc thành lập mới khi cần thiết.
- Chủ động điều phối vật tư, thiết bị y tế, nhân lực, các tổ điều tra xác minh, tổ cấp cứu lưu động … để kịp thời hỗ trợ các địa bàn có dịch hoặc hỗ trợ khi đề xuất của TTYT huyện, thành phố.
2.3. Công tác điều trị
- Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên: chuyển toàn bộ số bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi sang Bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị. Công tác khám, chữa bệnh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Phổi được chuyển cho Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện. Bệnh viện Phổi dành riêng cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: cử 03 kíp cấp cứu để hỗ trợ Bệnh viện Phổi trong công tác điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân thở máy.
- Bệnh viện Phổi bố trí mô hình và tổ chức hoạt động theo Quyết định số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế về mô hình và tổ chức hoạt động của bệnh viện dã chiến với quy mô điều trị 60 giường bệnh. Phong toả khu vực Bệnh viện Phổi, tất cả hoạt động của Bệnh viện Phổi sẽ được thực hiện tại chỗ.
Phương án nhân lực tại Bệnh viện phổi: sử dụng toàn bộ 77 cán bộ của Bệnh viện Phổi cho hoạt động điều trị bệnh nhân Covid-19 (đảm bảo tỷ lệ 1,3 cán bộ y tế/giường bệnh), ngoại trừ 05 cán bộ theo đặc thù chuyên khoa Lao được bố trí sang Bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị.
* Nhân lực cần thiết cho công tác điều trị tại cơ sở y tế: 418 người (y tế 447, công an 36, lực lượng khác 144 người), đã đáp ứng được cấp độ 2.
* Trang thiết bị: sử dụng trang thiết bị hiện có tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh để phục vụ công tác điều trị. Điều chuyển 13 danh mục (280 đơn vị TTB) từ TTYT các huyện và Bệnh viện đa khoa tỉnh về Bệnh viện Phổi và Bệnh viện dã chiến. Tiếp tục mua sắm bổ sung các trang thiết bị hoàn chỉnh ở cấp độ 2 cho Bệnh viện Phổi và một phần giai đoạn 1 (40 giường bệnh) của Bệnh viện dã chiến.
* Thuốc, vật tư y tế, hoá chất…: sử dụng nguồn đã trúng thầu và mua sắm mới cho đủ cơ sở để phục vụ điều trị.
- Tiếp tục hoàn chỉnh và sẵn sàng kích hoạt hoạt động của Bệnh viện dã chiến số 1, giai đoạn thứ nhất tại khu ký túc xá Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh với quy mô 150 giường bệnh.
- Điều trị bệnh nhân nghi ngờ theo phương châm 4 tại chỗ: hiện tại, nhân lực, số giường thu dung cách ly điều trị đối với người nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế đã đáp ứng với cấp độ 2 là 325 giường bệnh và tiếp tục chuẩn bị đầy đủ giường bệnh cho cấp độ 3 (444 giường).
- Chủ động kêu gọi bằng văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ tích cực về chuyên môn (Tiểu ban điều trị, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương và Cục Quản lý khám, chữa bệnh…). Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng khả năng tiếp nhận điều trị, huy động nguồn lực, bổ sung kế hoạch để kịp thời ứng phó với cấp độ 3 của dịch bệnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng quy mô giường cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý lên 4.496 giường cách ly để sẵn sàng đáp ứng với cấp độ 3.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hoàn thành xây dựng Bệnh viện dã chiến với quy mô 150 giường bệnh tại Khu ký túc xá trường Dân tộc nội trú tỉnh và có phương án mở rộng công suất Bệnh viện dã chiến thêm 150 giường bệnh tại khu ký túc xá trường Cao đẳng cộng đồng.
4. Các sở, ngành cơ quan, đơn vị và các địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động tại cấp độ 1 ở mức cảnh báo cao hơn.
PHẦN III - CẤP ĐỘ 3: KHI CÓ TỪ 61 - 210 CA BỆNH XÁC ĐỊNH
Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ 1,2 còn phù hợp và bổ sung các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh
- Ban Chỉ đạo tổ chức họp giao 1 ngày/lần và đột xuất (khi cần thiết) để cập nhật thông tin, đánh giá tình hình dịch bệnh và bám sát chỉ đạo của trung ương để tham mưu kịp thời với UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
- Phê duyệt phương án triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình và các biện pháp phòng chống dịch.
- Huy động, tiếp nhận và bố trí vị trí phù hợp đối với lực lượng y tế trên địa bàn tỉnh và các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch.
- Đảm bảo bố trí đủ kinh phí để thực hiện công tác phòng chống dịch. Chủ động huy động và tiếp nhận nguồn tài trợ trong nước, quốc tế và các tổ chức chính trị xã hội để phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, rà soát khả năng đáp ứng của các địa phương, đơn vị để chủ động xây dựng phương án phòng chống, điều trị.
2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng của các địa phương, đơn vị để chủ động tham mưu UBND tỉnh phương án phòng chống dịch, điều trị.
- Điều tiết các Đội cơ động, các tổ đội chuyên môn, trang thiết bị, vật tư, hóa chất… ở địa bàn chưa có dịch hỗ trợ các địa bàn có dịch để triển khai vận chuyển, thu dung, cấp cứu bệnh nhân, giám sát phòng, chống dịch bệnh (nếu cần thiết).
- Theo dõi sát, thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh, hiệu quả các biện pháp đã triển khai và kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp phòng, chống theo diễn biến dịch.
- Kiểm tra, rà soát số lượng hiện có và xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, máy móc, trang thiết bị, kinh phí và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh ở cấp độ tiếp theo.
2.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Dự báo các ổ dịch có thể xảy ra tiếp theo để kịp thời tham mưu chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động nhân lực y tế ngoài công lập, lực lượng sinh viên y tế đang chờ việc … và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.
- Thường xuyên cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch, cách ly y tế để kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
2.3. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Số giường cần thiết để cách ly: 6.300 giường. Công suất các cơ sở cách ly tập trung của toàn tỉnh hiện có là trên 1.800 giường. Kích hoạt toàn bộ khu cách ly tập trung đã chuẩn bị ở mức độ 2 với 4.500 giường để đủ khả năng tiếp nhận cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Chuẩn bị xây dựng phương án sẵn sàng chuyển đổi mục đích sử dụng một số địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh nâng khả năng tiếp nhận cách ly 10.800 giường sẵn sàng cho cấp độ 4.
* Nhân lực cần thiết cho công tác dự phòng: 2.117 người (y tế 703, công an 358, quân đội 615, giao thông 12 , lực lượng khác ở địa phương 429 người), đã đáp ứng được cấp độ 3.
Các tổ đội cần thiết: 228 đội điều tra xác minh, truy vết, 228 tổ thanh khiết môi trường và 231 tổ lấy mẫu xét nghiệm.
2.4. Công tác điều trị
- Bệnh viện Phổi tiếp tục tiếp nhận điều trị cho các ca bệnh nặng và trung bình tối đa theo công suất là 60 giường bệnh; các bệnh nhân nhẹ được điều chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện dã chiến.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh cử 04 kíp cấp cứu để hỗ trợ Bệnh viện Phổi trong công tác điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân thở máy.
- Đưa Bệnh viện dã chiến số 1 giai đoạn thứ nhất vào hoạt động với quy mô điều trị 150 giường bệnh. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện để sẵn sàng đưa vào hoạt động giai đoạn thứ hai cho 150 giường bệnh tiếp theo.
- Tuỳ theo tình hình thực tế, Sở Y tế phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập thêm Bệnh viện dã chiến tại các địa bàn có chùm ca bệnh hoặc số lượng ca bệnh nghi ngờ vượt quá khả năng thu dung, điều trị của Trung tâm y tế huyện.
- Điều trị bệnh nhân nghi ngờ theo phương châm 4 tại chỗ: Nhân lực, số giường thu dung cách ly điều trị đối với người nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế đã đáp ứng với cấp độ 3 là 444 giường và tiếp tục chuẩn bị đầy đủ giường bệnh cho cấp độ 4 (770 giường).
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án mở rộng khả năng tiếp nhận điều trị, huy động nguồn lực, bổ sung kế hoạch thu dung điều trị để kịp thời ứng phó với cấp độ 4 của dịch bệnh dưới sự giúp đỡ của trung ương.
* Nhân lực cần thiết cho công tác điều trị tại cơ sở y tế: 738 người (y tế 429, công an 60, quân đội 15, lực lượng khác 234 người). Hiện tại đáp ứng được cấp độ 3.
* Trang thiết bị: Đề xuất mua sắm bổ sung trang thiết bị để đảm bảo xử lý được bệnh nhân nặng kéo dài.
2.5. Công tác truyền thông
Kịp thời chỉnh sửa, bổ sung thông điệp và tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, hoạt động của đường dây nóng, quản lý tin đồn.
2.6. Công tác hậu cần
Mua sắm, phân bổ, điều tiết, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hoá chất, sinh phẩm xét nghiệm (ưu tiên hàng sản xuất trong nước) cho cấp độ 4.
- Tham mưu UBND tỉnh mở rộng, thành lập mới các khu cách ly tập trung để sẵn sàng đáp ứng cấp độ 4.
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch chi tiết về kinh phí, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân sự ... để mở rộng công suất hoặc thành lập Bệnh viện dã chiến mới khi cần thiết.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tiếp tục thông tin kịp thời đầy đủ, công khai minh bạch về diễn biến dịch, tập trung thông tin về việc không tập trung đông người, khuyến khích và hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền địa phương các trường hợp nghi mắc bệnh.
- Tổ chức triển khi và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện truyền thông về phòng, chống dịch bệnh.
5. Các sở, ngành cơ quan, đơn vị và các địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động tại cấp độ 1,2 ở mức cảnh báo cao hơn./.
PHẦN IV - CẤP ĐỘ 4: KHI CÓ TỪ 211 - 360 CA BỆNH XÁC ĐỊNH
Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ 1,2,3 còn phù hợp và bổ sung các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh
- Tổ chức họp 1 đến 2 lần/ngày để kịp thời chỉ đạo, quyết định các vấn đề khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Huy động mọi nguồn lực có thể để phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư, … nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế ít nhất tỷ lệ người chết, người mắc.
- Hàng ngày báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh, tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.
- Chỉ đạo đảm bảo an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng cách ly xã hội.
- Đề xuất xuất kho dự trữ của tỉnh hoặc huy động từ các nguồn khác thuốc men, hàng hóa để chữa trị và cứu trợ cho nhân dân ở vùng có dịch bệnh.
2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường hoạt động, tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Điều phối, điều động nguồn lực để hỗ trợ các vùng có dịch.
- Tiếp nhận các chuyên gia từ Trung ương và quốc tế hỗ trợ tỉnh điều tra dịch, các đội cơ động chống dịch quốc tế hỗ trợ tỉnh đáp ứng dịch bệnh.
- Chủ động huy động nhân lực phòng chống dịch đặc biệt là cán bộ y tế tự nguyện tham gia: cách ly, điều trị, cấp cứu, chăm sóc người mắc bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh.
2.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Giám sát chặt chẽ, liên tục diễn biến tình hình dịch bệnh để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc áp dụng các biện pháp ứng phó.
- Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân vùng phong toả, giãn cách xã hội và các đối tượng nguy cơ theo chỉ đạo của tỉnh, trung ương.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý ổ dịch theo quy định. Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp hiệu quả.
- Rà soát, cập nhật hướng dẫn xử lý, phác đồ điều trị, và xây dựng ban hành các hướng dẫn chuyên môn cần thiết để đáp ứng phòng, chống, ngăn ngừa dịch lây lan bùng phát rộng.
- Phối hợp hướng dẫn người dân tự giác khai báo tình trạng bệnh để được tiếp nhận, xác định chẩn đoán và chỉ định điều trị kịp thời.
2.3. Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
- Bố trí các khu cách ly tập trung tuyến tỉnh, tuyến huyện, phải đảm bảo cách ly được trên 10.800 giường, số giường cách ly trên toàn tỉnh hiện có là 6.300. Nghiên cứu, đề xuất phương pháp cách ly tập trung tại nhà để cách ly cho một số người F1 là thanh niên, có sức khỏe tốt và những người có nguy cơ thấp. Ở cấp độ 4, các cơ sở cách ly tập trung đã quá tải cần được xây dựng mới hoặc trưng dụng các công sở có diện tích rộng để thiết lập phù hợp.
- Chuẩn bị xây dựng phương án chuyển đổi mục đích sử dụng một số địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh nâng khả năng tiếp nhận cách ly tập trung trên 16.800 giường sẵn sàng cho cấp độ 5.
- Các tổ đội cần thiết: 293 tổ đội mỗi loại: điều tra xác minh, truy vết; tổ thanh khiết môi trường và tổ lấy mẫu xét nghiệm.
* Nhân lực cần thiết cho công tác dự phòng: 2.975 người (y tế 935, công an 493, quân đội 1.033, giao thông 12, lực lượng khác ở địa phương 502 người).
Lực lượng y tế dự phòng huy động tối đa là 860 cán bộ, thiếu 75 cán bộ y tế được bổ sung từ nguồn tình nguyện viên là sinh viên y tế đang chờ việc.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố: Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử trùng ổ dịch; tiêu hủy ngay hàng hóa, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh; tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định pháp luật.
2.4. Công tác điều trị
- Bệnh viện Phổi tiếp tục tiếp nhận điều trị cho các ca bệnh nặng và trung bình. Trường hợp quá tải chuyển một số bệnh nhân trung bình xuống điều trị tại Bệnh viện dã chiến. Bệnh nhân nhẹ được thu dung điều trị tại Bệnh viện dã chiến.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp tục cử 05 kíp cấp cứu để hỗ trợ Bệnh viện Phổi trong công tác điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân thở máy. Sẵn sàng kích hoạt khu điều trị bệnh nhân nặng khi Bệnh viện Phổi quá tải.
- Điều trị bệnh nhân nghi ngờ: số giường thu dung cách ly điều trị đối với người nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế là 500 giường, số giường cần bổ sung 270 giường (trong đó: cơ sở y tế đáp ứng 210 giường; Bệnh viện dã chiến: 60 giường) và tiếp tục chuẩn bị đầy đủ giường bệnh cho cấp độ 5 (1.000 giường).
- Đưa toàn bộ Bệnh viện dã chiến số 1 giai đoạn thứ hai vào hoạt động với quy mô 300 giường bệnh và sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị chuẩn bị sẵn sàng mở rộng Bệnh viện dã chiến số 1 giai đoạn thứ 3 với quy mô thêm 200 giường bệnh để đưa vào hoạt động ở cấp độ 5.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thành lập mới Bệnh viện dã chiến tại các địa bàn có chùm ca bệnh hoặc có số lượng ca bệnh nghi ngờ vượt quá khả năng thu dung, điều trị của cơ sở y tế.
* Nhân lực cần thiết cho công tác điều trị tại cơ sở y tế: 1.010 người (y tế 635, công an 72, quân đội 30, khác 275 người). Hiện tại đáp ứng được cấp độ 4. Huy động 67 cán bộ nghỉ hưu và 13 y tế ngoài công lập tăng cường vào làm việc tại bệnh viện dã chiến để học việc và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp độ 5.
- Kêu gọi sự hỗ trợ tích cực của Trung ương về mọi mặt. Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng.
- Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận hỗ trợ từ trung ương, phương án mở rộng khả năng tiếp nhận điều trị, huy động nguồn lực, bổ sung kế hoạch, kịch bản để sẵn sàng ứng phó với cấp độ 5.
- Thành lập tăng thêm các 13 đội cấp cứu lưu động (mỗi cơ sở khám chữa bệnh thêm 01 đội - ngoại trừ bệnh viện Phổi, công an 01 đội và quân sự 01 đội)
được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất.
2.5. Công tác truyền thông
- Triển khai mạnh mẽ truyền thông cung cấp thông tin để người dân hiểu, không hoang mang, hoảng loạn và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
- Liên tục cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh và các yêu cầu bắt buộc của Ban Chỉ đạo tình huống khẩn cấp đối với chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân tại khu vực có ổ dịch.
2.6. Công tác hậu cần
- Đề xuất với UBND tỉnh cấp nguồn dự trữ khi cần thiết. Hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
- Rà soát danh mục, số lượng thuốc, sinh phẩm, vật tư hóa chất và trang thiết bị y tế thiết yếu để duy trì dịch vụ y tế thiết yếu ở các tuyến.
- Triển khai kế hoạch mua sắm, dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch cấp độ 5.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị thuộc Sở Y tế, các huyện, thành phố trình UBND tỉnh cấp bổ sung.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch vụ có thể kéo dài.
- Tiếp nhận viện trợ của các tổ chức hỗ trợ kịp thời thuốc kháng vi rút, trang bị phòng hộ và các thuốc vật tư hóa chất phục vụ phòng, chống dịch.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nước ngoài để nhận được sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh.
- Tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm chi phí cho các trường hợp bắt buộc phải điều trị, cách ly khi dịch bệnh xảy ra.
2.7. Công tác hợp tác quốc tế
Tiếp nhận các đoàn chuyên gia, nhân lực quốc tế trợ giúp phòng, chống dịch và khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp của Bộ Y tế để được hỗ trợ. Tiếp nhận viện trợ quốc tế (nếu có).
Phối hợp với Sở Y tế, tham mưu thành lập mới các cơ sở cách ly tập trung tại công sở, trường học để đáp ứng nhu cầu về cách ly tập trung; mở rộng Bệnh viện dã chiến số 1 giai đoạn 3 với quy mô thêm 200 giường bệnh hoặc thành lập mới các cơ sở cách ly tập trung tại các công sở, trường học nơi có chùm ca bệnh để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh ở cấp độ 5.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Tiếp tục đóng đường mòn, lối mở, hạn chế giao thương, giao lưu với các nước trong thời gian có dịch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Tổ chức thông tin, tuyên truyền báo chí trong tỉnh, thông tin với các tổ chức trong và ngoài nước để không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội, giao lưu quốc tế, du lịch, không gây hoang mang trong nhân dân.
Tuyên truyền liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đưa vào giờ cao điểm, các chương trình được người dân quan tâm, các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại…, để tạo được sự tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.
Tiếp tục thực hiện các công tác như ở các cấp độ dịch 1,2,3 và tăng cường các công tác sau:
- Thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát tại các chốt kiểm dịch của tỉnh, hạn chế dịch bệnh lây lan vào trong tỉnh; thường trực bảo vệ an ninh trật tự các khu vực cách ly tập trung.
- Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người dân trong vùng cách ly.
- Tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát biên giới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép hoặc tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép; kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn do không kiểm soát tốt khu vực biên giới, cửa khẩu.
- Tăng cường nắm bắt, phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang dư luận.
- Tăng cường kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng hỗn loạn dịch xảy ra.
- Tiếp tục dừng vận chuyển hành khách công cộng.
- Duy trì phân tuyến hoạt động của các phương tiện vận tải hàng hóa đảm bảo việc vận tải được thông suốt.
- Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
- Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy để đưa các loại thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
- Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, hàng hóa đến vùng có dịch bệnh.
8. Các sở, ngành cơ quan, đơn vị và các địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động tại cấp độ 1,2,3 ở mức cảnh báo cao hơn.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tổ chức họp hàng ngày chỉ đạo chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly
Chỉ đạo tổ chức cách ly y tế 100% các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế. Cách ly người tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh tại cơ sở cách ly tập trung hoặc tại cơ sở y tế; xử lý triệt để các ổ dịch tại các địa phương có ghi nhận ca bệnh.
Tiếp tục thực hiện khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để ổ dịch.
c) Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
- Tổ chức cho các cơ quan, đơn vị cung cấp các dịch công trực tuyến, làm việc tại nhà, hạn chế làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan; cấm họp chợ, tổ chức mua bán các hàng hóa thiết yếu tại gia đình; tạm thời đóng cửa trường học; tạm ngưng các loại sự kiện (thể thao sự kiện, lễ hội và thị trường); kiểm soát chặt chẽ các bến xe, bến phà; mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở…); tiếp tục tạm thời đình chỉ các hoạt động kinh doanh giải trí không cần thiết.
- Hạn chế tất cả các hoạt động tập trung đông người, kể cả các hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng.
- Đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn phong tỏa gồm:
Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hóa, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh.
Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ và nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh.
Cấm đưa người nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh thì phải thực hiện biện pháp kiểm dịch, xử lý y tế bắt buộc, chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh.
Duy trì các trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành; bố trí các đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra. Giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào.
Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc danh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch có khả năng lan rộng.
Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây: phun hóa chất tiệt trùng; cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.
d) Công tác hậu cần
- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư…) cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.
- Chỉ đạo việc sử dụng thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có tại tỉnh để xử lý ổ dịch và điều trị bệnh nhân. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực từ tuyến Trung ương cho các địa phương, ưu tiên tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số mắc và tỷ lệ tử vong cao.
- Chỉ đạo các đơn vị sản xuất, cung ứng thuốc, vật tư, trang phục phòng hộ, khẩu trang… sản xuất, nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng./.
PHẦN V - CẤP ĐỘ 5: KHI CÓ TỪ 361 - 560 CA BỆNH XÁC ĐỊNH
Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ở cấp độ 1,2,3,4 còn phù hợp và bổ sung các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp theo quy định của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Tổ chức họp 1 ngày 2 lần quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
- Huy động lực lượng công an, quốc phòng và các lực lượng khác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn tại các vùng có tình trạng khẩn cấp.
- Đóng cửa các trường học, rạp chiếu phim, dừng tất cả các hoạt động tập trung đông người, kể các các hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Tổ chức triển khai áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, đóng cửa, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
- Khẩn trương tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về kinh phí, thuốc hóa chất, vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm … nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế thấp nhất số người tử vong, người mắc.
- Trưng mua, trưng dụng, điều động trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc giữa các tuyến, các bệnh viện, các cơ sở y tế.
- Đề xuất cấp nguồn dự trữ quốc gia, huy động các nguồn dự trữ hỗ trợ kịp thời thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ… đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương.
- Hàng ngày báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Bộ Y tế về tình trạng dịch bệnh, tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đối với tình trạng khẩn cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Pháp lệch tình trạng khẩn cấp.
- Điều phối, điều động nguồn lực điều tra giám sát, phòng xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh từ các khu vực, các huyện, thành phố và các vùng lân cận.
- Tiếp nhận các chuyên gia của Bộ Y tế, quốc tế hỗ trợ Lai Châu điều tra dịch, các đội cơ động phòng, chống dịch, các vật tư, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng dịch bệnh.
b) Công tác giám sát, phát hiện sớm
- Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như cấp độ 4, đồng thời bổ sung các nội dung xét nghiệm rộng rãi cho toàn bộ công dân địa phương có dịch bằng test kháng nguyên nhanh hoặc xét nghiệm bằng phương pháp phù hợp theo đối tượng và diễn biến dịch
- Tăng cường giám sát thường xuyên tình hình dịch bệnh. Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc; cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bố trí các khu cách ly tập trung tuyến tỉnh, tuyến huyện, phải đảm bảo cách ly được trên 16.800 người, các khu vực có chùm ca bệnh xem xét thành lập bệnh viện dã chiến, thành lập mới các cơ sở cách ly tập trung đảm bảo công tác thu dung điều trị và cách ly y tế theo quy định.
- Các tổ đội cần thiết: 329 tổ, đội mỗi loại: điều tra xác minh, truy vết; tổ thanh khiết môi trường và lấy mẫu xét nghiệm.
* Nhân lực cần thiết cho công tác dự phòng: 3.346 người (y tế 1.157, công an 547, quân đội 1.033, giao thông 12 , lực lượng khác ở địa phương 597 người).
Nhân lực y tế thuộc hệ y tế dự phòng đã có ở cấp độ 4 là: 935 cán bộ. Ở cấp độ này còn thiếu 222 cán bộ y tế. Lực lượng cần huy động: 165 sinh viên y tế đang chờ việc, 108 y tế trường học và 8 y tế cơ quan.
- Tiếp nhận và sử dụng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán và kỹ thuật từ Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế.
- Rà soát, cập nhật phác đồ điều trị và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế để đáp ứng phòng, chống, ngăn ngừa dịch lây lan bùng phát rộng.
c) Công tác điều trị
- Đưa Bệnh viện dã chiến số 1, giai đoạn thứ ba đã chuẩn bị từ cấp độ 4 vào hoạt động để thu dung điều trị ca bệnh dương tính.
- Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như cấp độ 4 và tập trung toàn lực để thu dung điều trị ca bệnh dương tính và các ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh.
- Đưa khu vực điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vào hoạt động, sẵn sàng mở rộng công suất khi số bệnh nhân nặng tăng cao.
- Điều trị bệnh nhân nghi ngờ: số giường thu dung cách ly điều trị tại các cơ sở y tế là 770 giường, số giường cần bổ sung 230 giường (Trong đó: cơ sở y tế đáp ứng 170 giường; bệnh viện dã chiến: 60 giường).
* Nhân lực cần thiết cho công tác điều trị tại cơ sở y tế: 1.380 người (y tế 858, công an 102, quân đội 35, khác 385 người). Khi thành lập bệnh viện dã chiến số 2 cần phải huy động 100% nhân lực (dự kiến 250 cán bộ y tế) phải huy động hỗ trợ từ các trường đại học y, các chuyên gia của Bộ Y tế và hỗ trợ của các tỉnh bạn.
- Tập trung phương tiện, thuốc men, trang trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người gia và người bệnh mạn tính.
- Đội cơ động phản ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, điều động nhân lực tập trung cho các huyện có tình hình dịch bệnh diễn biến nặng, phức tạp.
- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà bệnh nhân về các biện pháp phòng hộ cá nhân (sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên,…) và cho cán bộ y tế về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng hộ cá nhân.
d) Công tác truyền thông
- Đẩy mạnh hoạt động Tổ thông tin dịch Covid-19 liên tục 24/24 giờ.
- Tương tác liên tục với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông, app Sức khỏe Việt Nam, app NCOVI khai báo y tế tự nguyện, để kịp thời truyền tải các thông điệp phòng chống dịch bệnh.
e) Công tác hậu cần
Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực cho các đơn vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực cho công tác điều trị từ tuyến tỉnh cho các địa phương, đặc biệt tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số trường hợp mắc và tỷ lệ tử vong cao. Trưng tập tài sản vật tư, trang thiết bị trong và ngoài nhà nước đảm bảo phục vụ cho công tác điều trị, cách ly và đề nghị sự chi viện hỗ trợ của Trung ương
g) Công tác hợp tác quốc tế
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, nước ngoài để chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh, hỗ trợ các chuyên gia quốc tế, các đội cứu hộ quốc tế hỗ trợ điều tra và xử lý ổ dịch; hỗ trợ các phương tiện phòng hộ, các thiết bị cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân, các trang thiết bị thành lập các bệnh viện dã chiến.
Tham mưu UBND tỉnh trưng dụng các vị trí thích hợp để thiết lập và kích hoạt các khu cách ly tập trung đáp ứng nhu cầu thực tế.
Chủ trì phối hợp Sở Y tế kích hoạt bệnh viện dã chiến giai đoạn 3 và các khu vực khác để đáp ứng cấp độ dịch.
- Đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho người dân và giải quyết các biến động của xã hội, duy trì các hoạt động thiết yếu của người dân.
- Liên tục theo dõi và phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng tải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc (nếu có) và tuyên truyền liên tục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt và giờ cao điểm, trong các chương trình được người dân quan tâm, trên các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại… để tạo cơ hội tiếp cận cao nhất cho người dân về tình trạng khẩn cấp, tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế và các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp chống dịch và đảm bảo duy trì liên tục các dịch vụ thiết yếu cho xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn.
- Huy động toàn dân, kêu gọi sự trợ giúp quốc tế, giải quyết các vấn đề phát sinh trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.
- Tổ chức triển khai áp dụng biện pháp chống dịch tại địa bàn có dịch lan rộng, tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch.
- Dừng việc xuất, nhập cảnh, xuất nhập khẩu đối với người, hành lý, hàng hóa theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
b) Cách ly, khoanh vùng, xử lý dịch
UBND huyện, thành phố triển khai các biện pháp chống dịch bắt buộc: cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ sinh môi trường.
c) Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
UBND các huyện, thành phố: Triển khai thực hiện nghiêm ngặt việc thực hiện cách ly triệt để tại nhà; thực hiện triệt để các biện pháp xã hội làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch; tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan …; cấm họp chợ, tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu theo vùng dân cư; đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; kiểm soát chặt chẽ các bến xe, bến phà; mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh nhà ở …).
d) Công tác hậu cần
Bảo đảm cung cấp thực phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đến những vùng có dịch, đặc biệt tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp phải cách ly tuyệt đối.
- Bảo đảm vật tư, trang thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị chống dịch các tuyến, tiếp tục bố trí ngân sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo tại trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều trị, xác minh ổ dịch, thường trực phòng dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân./.
- 1Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Lai Châu
- 2Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tỉnh Sóc Trăng
- 4Kế hoạch 731/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lai Châu
- 5Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông
- 6Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2021 về đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong tình hình mới
- 7Kế hoạch 4041/KH-UBND năm 2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại tỉnh Lai Châu
- 2Kế hoạch 731/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lai Châu
- 3Kế hoạch 4041/KH-UBND năm 2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm
- 2Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 3Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
- 4Quyết định 173/QĐ-TTg năm 2020 về công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 878/QĐ-BYT năm 2020 về "Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 6Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 1769/BYT-KH-TC năm 2020 về hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 9Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2020 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tỉnh Sóc Trăng
- 12Quyết định 322/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid -19 tỉnh Đắk Nông
- 13Quyết định 3986/QĐ-BYT năm 2020 về "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 14Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 1942/QĐ-BYT năm 2020 về mô hình tổ chức, hoạt động bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 17Quyết định 2626/QĐ-BYT năm 2021 về Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 18Công điện 615/CĐ-BYT năm 2021 về nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm COVID-19 tại các bệnh viện do Bộ Y tế điện
- 19Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2021 về đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong tình hình mới
Kế hoạch 1672/KH-UBND năm 2021 về đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 1672/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Tống Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2021
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra