Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 690/KH-UBND

Bình Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU ỨNG PHÓ KHI DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT COVID-19 GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh (bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra) gây ra; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Covid-19 gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các doanh nghiệp đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu.

- Khi xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của các cơ quan chức năng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra bao gồm lương thực (gạo, nếp...); thực phẩm chế biến (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, bánh mứt, kẹo...); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả...); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người với tổng giá trị hàng hóa dự kiến là 4.167,5 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh), cụ thể giao cho 12 doanh nghiệp (10 siêu thị) tham gia:

- Chi nhánh Liên Hiệp Hợp tác xã TM TPHCM Co.op Mart Bình Dương:

+ Siêu thị Co.op mart I: 375,896 tỷ đồng;

+ Siêu thị Co.op mart II: 117,931 tỷ đồng;

- Công ty TNHH TTTM Lotte Việt Nam - Bình Dương (Siêu thị Lotte): 160,825 tỷ đồng;

- Công ty TNHH MTV Đông Hưng (Siêu thị Aeon Citimart BD): 60,368 tỷ đồng.

- Công ty TNHH EB Bình Dương (Siêu thị BigC Bình Dương và Siêu thị BigC Dĩ An): 692,442 tỷ đồng;

- Chi nhánh Công ty TNHH Mega Market Việt Nam tại Bình Dương (Siêu thị MM Mega Market): 407,478 tỷ đồng;

- Công ty CP DV TM Tổng hợp Vincommerce chi nhánh Bình Dương:

+ Siêu thị Mỹ Phước: 188,616 tỷ đồng;

+ Siêu thị Vinmart Dĩ An: 188,616 tỷ đồng;

+ Siêu thị Vinmart Dĩ An 2: 325,974 tỷ đồng;

- Công ty CP Thương mại Du lịch Bình Dương: 135 tỷ đồng (bình quân mỗi tháng khoảng 50.000 thùng bia, nước giải khát);

- Chi nhánh Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Cửa hàng thực phẩm Vissan Bình Dương): 44,978 tỷ đồng;

- Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương: 1.374,8 tỷ đồng;

- Công ty TNHH Phạm Tôn (thịt gia cầm): 22 tỷ đồng;

- Công ty TNHH Ba Huân (trứng gia cầm): 17,6 tỷ đồng;

- Về lương thực: giao cho Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP giữ mức dự trữ từ 5.000 - 7.000 tấn gạo (1 tấn khoảng 12 triệu đồng).

(Bảng tổng hợp Kế hoạch chi tiết kèm theo).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương.

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 6149/KH-UBND ngày 02/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Tổ chức làm việc thống nhất với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường là phải chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, đảm bảo số lượng nguồn hàng hóa thiết yếu tại các doanh nghiệp trong mùa dịch do vi rút Covid-19 gây ra, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phải đảm bảo đủ số lượng hàng hóa thiết yếu, kể cả khoảng 200 cửa hàng tiện ích, siêu thị mini...;

Đảm bảo khi tình huống khi dịch xảy ra tránh tình trạng thu mua gom để dự trữ, ghim hàng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và phải tổ chức tốt hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố nhằm kích thích tiêu dùng của nhân dân.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra công tác quản lý nguồn hàng thiết yếu dự trữ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm quản lý tốt công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, kiểm soát giá cả nhằm giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết yếu, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trên nguyên tắc không bị lỗ.

2. Cục Quản lý thị trường.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa. Đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi tăng giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng làm phương hại đến lợi ích người tiêu dùng, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc và chủ trì phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra các vụ việc mua bán, vận chuyển mua bán động vật hoang dã trái phép.

3. Sở Tài chính.

Phối hợp cùng Sở Công Thương và các sở ngành liên quan kiểm tra giá bán các mặt hàng hóa thiết yếu và chương trình bình ổn giá.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đảm bảo cung ứng cho thị trường như: trứng gia cầm , thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi.

5. Sở Y tế.

- Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra về vấn đề cung ứng, phân phối các trang thiết bị y tế, khẩu trang không để các cơ sở bán hàng đầu cơ, trục lợi từ việc nhu cầu sử dụng tăng cao.

6. Sở Thông tin và Truyền thông.

- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài để đưa tin về chương trình nội dung liên quan đến kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức tuyên truyền cho người dân thực hiện việc đeo khẩu trang và sử dụng nước rửa tay ở những nơi cần thiết theo quy định của ngành y tế.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tổ chức làm việc với các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác, quản lý chợ trên địa bàn về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra tại các chợ truyền thống, hình thức phân phối, sử dụng khẩu trang, gel khô rửa tay và các thiết bị y tế khác trong phạm vi chợ.

- Tăng cường công tác quản lý hàng hóa thiết yếu, nắm tình hình dự trữ hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường tại các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini...trên địa bàn, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân, an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ghim hàng, tăng giá bất hợp lý. Định kỳ hàng tháng, quý có báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Ban chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng khẩu trang, gel rửa tay khô và các thiết bị y tế khác; kiểm soát hàng hóa có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên thị trường.

8. Doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.

- Chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, để kịp thời đảm bảo dự trữ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra.

- Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng theo quy định.

- Trường hợp thị trường có biến động ảo do có hiện tượng làm giá, tạo khan hiếm giả, làm biến động thị trường, doanh nghiệp phải chấp hành việc cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của Sở Công Thương.

- Định kỳ hàng tháng, quý có báo cáo về mức dự trữ hàng hóa thiết yếu và nêu những khó khăn, đề xuất về Sở Công Thương để kịp thời báo cáo về UBND tỉnh có hướng chỉ đạo.

Trên đây là Kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các đơn vị: CT,TC,YT,NN-PTNT, C.QLTT, TTTT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương;
- Các DN tham gia bình ổn thị trường;
- LĐVP, Tr, TH; web;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Trúc

 

PHỤ LỤC A

KẾ HOẠCH DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU ỨNG PHÓ KHI DỊCH BỆNH DO VI RUT CORONA GÂY RA
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 690/KH-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

ĐVT

CO-OP MART 1

CO-OP MART 2

LOTTE

AEON CITI MART

BIG C (BD và DA)

MM MEGA MARKET

Số lượng

Giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

I

Lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Gạo thơm

Tấn

180

3,564

60

1,188

 

 

110

1,430

115

2,070

215

5,600

2

Nếp

Tấn

15

519

5

173

 

 

 

4,000

26

702

4

178

3

Lương thực khác

 

 

24,500

 

8,200

 

 

 

 

 

2,811

 

 

II

Thực phẩm tươi sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

Kg

218,500

23,270.250

121,700

12,961

33,000

3,300

17,500

1,488

408,800

34,339

250,000

18,300

5

Thịt bò

Kg

24,500

6,125

12,600

3,150

12,000

2,712

 

 

39,984

9,196

83,000

8,400

6

Gia cầm

Kg

181,000

12,489

19,800

1,366.2

65,000

3,445

 

 

482,160

28,930

160,000

8,600

7

Kg

217,000

14,973

12,700

876.3

88,000

3,132.8

 

 

470,400

28,224

125,000

11,600

8

Trứng gà, vịt

Quả

1,650,000

5,115

45,900

142.290

400,000

1,120

120,000

360

5,197,920

13,515

1,150,000

7,000

9

Rau củ quả

Kg

815,000

17,115

789,800

16,585.8

 

 

 

 

1,117,200

78,204

680,000

16,300

10

Thực phẩm khác

 

 

47,300

 

257

 

 

 

 

 

7,821

140,000

11,600

11

Thực phẩm CB khác

 

 

1,560

 

675.213

 

 

 

3,000

 

19,816

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường

Kg

267,500

5,778

89,000

1,922.4

50,000

1,050.000

120,000

2,640

642,096

14,062

260,000

4,000

13

Sữa

Hộp

112,800

36,490.800

37,300

12,066.55

302,560

9,076.8

 

 

282,240

17,499

250,000

42,000

14

Bột ngọt

Kg

162,000

10,692

54,000

3,564

21,000

1,176

 

4,000

588,000

32,340

423,000

27,000

15

Dầu ăn

Lít

465,517

13,499.993

155,166

4,499.814

19,000

760

30,000

1,050

1,411,200

77,616

400,000

14,400

16

Nước chấm

Lít

313,459

9,153.002

104,400

3,048.480

142,000

4,970

 

4,000

599,760

14,994

404,000

12,500

17

Bia

Thùng

31,000

12,245

10,300

4,068.500

210,000

67,200

50,000

14,500

152,880

42,378

290,000

90,000

18

Nước ngọt

Thùng

29,500

6,192.050

9,800

2,057.020

180,000

33,300

110,000

20,900

132,888

21,196

1,200,000

120,000

19

Bánh,mứt, kẹo

Kg

525,000

28,455

157,000

8,509.400

308,151

29,582.496

 

1,000

1,514,688

90,881

100,000

6,800

20

Thực phẩm công nghệ khác

 

 

96,500

32,500

 

 

 

 

2,000

 

56,672

 

 

IV

Hàng may mặc

 

 

115

105

 

 

 

 

 

 

79,341

21

3,200

V

Mặt hàng thiết yếu khác

 

 

45

15

 

 

 

 

 

 

19,835

 

 

 

Tổng cộng

 

 

375,896.095

117,931.017

 

160,825.096

 

 

60,368

 

692,442

 

407,478

 

PHỤ LỤC B

KẾ HOẠCH DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU ỨNG PHÓ KHI DỊCH BỆNH DO VI RUT CORONA GÂY RA
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 690/KH-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Bình Dương)

Giá trị: triệu đồng

STT

Mặt hàng

VINMART MP

VINMART DA

VINMART DA 2

THANH L

CP DU LỊCH

VISSAN

CÔNG TY CP

PHẠM TÔN

BA HUÂN

Tổng giá trị

Số lưng

Giá trị

Slượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Giá trị

Giá trị

I

Lương thực

 

 

 

 

 

 

55,000

 

 

 

 

 

 

 

4,167,530

1

Gạo thơm

240

2,880

240

2,880

300

3,600

 

 

4,650

114

 

 

 

 

2

Nếp

120

2,040

120

2,040

156

2,652

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lương thực khác

360

7,920

360

7,920

396

8,712

 

 

 

9,060

 

 

 

 

II

Thực phẩm tươi sổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thịt heo

36,000

3,240

36,000

3,240

396,000

35,640

 

 

205,276

18,389

24,400,000

1,049,200

 

 

5

Thịt bò

24,000

5,520

24,000

5,520

264,000

60,720

 

 

16,587

3,208

 

 

 

 

6

Gia cầm

60,000

5,340

60,000

5,340

660,000

58,740

 

 

68,762

3,909

5,247,100

146,918

22,000

 

7

12,000

936

12,000

936

132,000

10,296

 

 

500

60

 

 

 

 

8

Trứng gà, vịt

1,200,000

3,600

1,200,000

3,600

156,000

468

 

 

97,866

272

140,699,600

178,688

 

17,600

9

Rau củ quả

36,000

1,260

36,000

1,260

39,600

1,386

 

 

 

1,009

 

 

 

 

10

Thực phẩm khác

360,000

18,000

360,000

18,000

420,000

21,000

 

 

 

7,875

 

 

 

 

11

Thực phẩm CB khác

240,000

14,400

240,000

14,400

276,000

16,560

 

 

 

247

 

 

 

 

III

Thực phẩm CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đường

120,000

2,520

120,000

2,520

252,000

3,024

 

 

5,500

102

 

 

 

 

13

Sữa

120,000

4,200

120,000

4,200

420,000

5,880

 

 

19,120

132

 

 

 

 

14

Bột ngọt

24,000

1,560

24,000

1,560

780,000

1,716

 

 

650

49

 

 

 

 

15

Dầu ăn

240,000

9,600

240,000

9,600

480,000

10,560

 

 

1,370

61

 

 

 

 

16

Nước chấm

240,000

8,400

240,000

8,400

420,000

9,240

 

 

500

20.4

 

 

 

 

17

Bia

120,000

39,600

120,000

39,600

3,960,000

43,560

 

100,000

130

61

 

 

 

 

18

Nước ngọt

120,000

12,000

120,000

12,000

1,200,000

13,200

 

35,000

280

53

 

 

 

 

19

Bánh,mứt, kẹo

12,000

3,000

12,000

3,000

3,000,000

9,000

 

 

 

115

 

 

 

 

20

Thực phẩm công nghệ khác

360,000

36,000

360,000

36,000

1,200,000

4,320

 

 

 

242

 

 

 

 

IV

Hàng may mặc

12,000

3,000

12,000

3,000

3,000,000

1,500

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Mặt hàng thiết yếu khác

36,000

3,600

36,000

3,600

1,200,000

4,200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

188,616

 

188,616

 

325,974

55,000

135,000

 

44,978

 

1,374,806

22,000

17,600

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 690/KH-UBND năm 2020 về dự trữ hàng hóa thiết yếu ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra trên địa bàn do tỉnh Bình Dương ban hành

  • Số hiệu: 690/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/02/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Thanh Trúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản