Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 31/8/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (dưới đây gọi tắt là Chương trình hành động số 62-CTr/TU);

Trên cơ sở Tờ trình số 30/TTr-BCĐ ngày 12/3/2020 của Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH (gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện), BHTN.

2. Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể, trách nhiệm thực hiện, công tác phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành, địa phương để hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh năm 2020; tạo đà hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN năm 2021 theo Chương trình hành động số 62-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đưa chỉ tiêu của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố.

II. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG

1. Chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020

- Số người tham gia BHXH bắt buộc: 219.000 người, chiếm 35,47% lực lượng lao động trong độ tuổi; tăng 5,9% so với năm 2019.

- Số người tham gia BHXH tự nguyện: 9.136 người chiếm 1,48% lực - lượng lao động trong độ tuổi; tăng 45% so với năm 2019.

- Số người tham gia BHTN: 211.300 người, chiếm 34,22% lực lượng lao động trong độ tuổi; tăng 6% so với năm 2019.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

2. Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh năm 2020

TT

Đơn vị thực hiện

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

(người)

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

(người)

Đối tượng tham gia BHTN

(người)

Tổng cộng

219.000

9.136

211.300

1

UBND thành phố Vĩnh Yên

17.520

1.087

16.693

2

UBND thành phố Phúc Yên

13.052

1.083

12.572

3

UBND huyện Lập Thạch

14.016

1.046

13.375

4

UBND huyện Tam Dương

4.445

901

3.888

5

UBND huyện Tam Đảo

3.416

578

2.874

6

UBND huyện Bình Xuyên

10.796

1.071

10.206

7

UBND huyện Yên Lạc

4.533

1.108

3.825

8

UBND huyện Vĩnh Tường

8.234

1.150

7.226

9

UBND huyện Sông Lô

3.113

1.112

2.430

10

Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh

139.875

-

138.211

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Hoạt động chỉ đạo điều hành

Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN tỉnh Vĩnh Phúc (dưới đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) thực hiện các nhiệm vụ sau:

1.1. Tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020.

1.2. Thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng quý, 6 tháng trong quá trình triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

1.3. Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này 6 tháng và năm 2020.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN

Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, đa dạng các hình thức, mở rộng về phạm vi đối tượng và phù hợp với tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng.Cụ thể:

2.1. Biên soạn, in ấn tài liệu

- Tái bản, in ấn tài liệu tuyên truyền về BHXH, BHTN do Bộ Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp (nếu có).

- Biên soạn và phát hành các loại tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp, đĩa CD,...) phù hợp với nội dung, đối tượng dự kiến tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

2.2. Tổ chức hội nghị, tập huấn

a. Tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH bắt buộc, BHTN

- Hình thức thực hiện: Tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền, cập nhật chính sách BHXH bắt buộc, BHTN; đối thoại về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH bắt buộc, BHTN, những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện Luật BHXH, Luật Việc làm. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, giải thích những vấn đề đang được xã hội quan tâm, liên quan đến chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHTN nhằm định hướng tư tưởng, dư luận xã hội hiểu đúng, đầy đủ về chính sách, pháp luật của nhà nước về lao động, việc làm và BHXH.

- Đối tượng tuyên truyền: người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện:

+ Sở Lao động-TB&XH (đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh), Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Lồng ghép trong quá trình thực hiện Kế hoạch số 8536/KH-UBND ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2021.

+ Bảo hiểm xã hội tỉnh: Lồng ghép trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của ngành.

- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố.

b. Tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện

-Hình thức thực hiện:Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện và vận động đối tượng tham gia; tổ chức đối thoại với người dân về vướng mắc trong việc tham gia, đóng BHXH tự nguyện, thông tin về đại lý thu.

- Đối tượng tuyên truyền: Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong đó, tập trung vào các đối tượng có điều kiện và khả năng tham gia (tiểu thương, chủ hộ kinh doanh cá thể,...).

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện:Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thành phố; Bưu điện tỉnh.

2.3. Hoạt động truyền thông về chính sách BHXH, BHTN

a. Tổ chức các hội thi tìm hiểu chính sách BHXH bắt buộc, BHTN

- Hình thức: Tổ chức các hội thi tìm hiểu chính sách BHXH bắt buộc, BHTN giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc giữa các công đoàn cơ sở của doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh (lồng ghép trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao).

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động-TB&XH, Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

b. Tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng

- Hình thức thực hiện: Xây dựng và phát các chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng trung ương (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,...). Trong đó, tập trung thông tin về những nội dung cơ bản, những điểm mới sửa đổi của chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN; ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện đối với người lao động trong khu vực phi chính thức; tuyên truyền khuyến khích người lao động tích lũy thời gian tham gia BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí ổn định cuộc sống, không đề nghị hưởng chế độ BHXH một lần khi còn trong độ tuổi lao động.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện:

+ Liên đoàn Lao động tỉnh: Tăng cường nội dung tuyên truyền về BHXH trong chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật” trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh.

+ Sở Lao động-TB&XH: Tuyên truyền các quy định của Luật BHXH 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện và nội dung cải cách chính sách BHXH theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương.

+ Bảo hiểm xã hội tỉnh: (lồng ghép trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao).

+ Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh:Lồng ghép trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cơ quan phối hợp: Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.

c. Thông báo rộng rãi tình hình tham gia BHXH, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh

- Hình thức thực hiện: Công khai danh sách đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt chính sách BHXH, BHTN trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh-Truyền hình Vĩnh Phúc, Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Tháng 7 và Tháng 12 năm 2020.

- Cơ quan thực hiện: Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc

- Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội tỉnh.

d. Tuyên truyền trên cống thông tin giao tiếp của các sở, ban, ngành

- Tăng cường cập nhật thông tin hoạt động liên quan đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN; trả lời nội dung hỏi về chế độ, chính sách BHXH, BHTN; cập nhật văn bản mới về BHXH, BHTN trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử.

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

3. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền các cấp; tổ chức cập nhật các quy định, chính sách mới về BHXH, BHTN cho các đại lý thu

- Hình thức thực hiện: Tổ chức hội nghị tập huấn; cử tham dự Hội nghị tập huấn của Bộ Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về chính sách BHXH, BHTN (nếu có).

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

4. Tăng cường phối hợp trong quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN; khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh

4.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN

- Hình thức thực hiện:

+ Sở Lao động-TB&XH tiếp tục thực hiện ghi chép, cập nhật thông tin cầu lao động hàng năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động-TB&XH; để cập nhật tình hình sử dụng lao động, biến động lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra cầu lao động là một căn cứ xác định đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHTN; là một kênh để Bảo hiểm xã hội tỉnh tham khảo, rà soát tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp đã tham gia BHXH, BHTN.

+ Bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc có Kế hoạch khảo sát các hộ kinh doanh cá thể có thuê mướn, sử dụng lao động, các hợp tác xã để xác định số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; hướng dẫn đơn vị, người lao động tham gia theo quy định và vận động người lao động không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc đang làm việc đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

+ Tăng cường trao đổi thông tin về số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, số lao động đang sử dụng, đặc biệt trong khối doanh nghiệp. Từ đó, xác định số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN tham gia theo quy định.

+ Đẩy mạnh việc chia sẻ dữ liệu về quản lý lao động, thống kê, rà soát số lao động làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các làng nghề, các hợp tác xã, tổ hợp tác, lao động tự do,... những đối tượng hiện đang có nguồn thu nhập ổn định mà không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, tuyên truyền vận động tham gia BHXH tự nguyện.

- Thời gian thực hiện:

+ Ghi chép, cập nhật thông tin cầu lao động: Hoàn thành trong Quý III năm 2020

+ Khảo sát các hộ kinh doanh cá thể có thuê mướn, sử dụng lao động, các hợp tác xã: Xong trước Quý IV năm 2020.

+ Cung cấp thông tin: Hàng Quý vào tháng cuối cùng của mỗi Quý trong năm 2020.

- Cơ quan thực hiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động-TB&XH.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

4.2. Khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHTN

- Tăng cường đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng đúng, đủ theo quy định. Ban hành văn bản đôn đốc đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHTN (kể cả các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh) thực hiện trích nộp BHXH, BHTN theo quy định.

+ Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện khởi kiện ra tòa đối với các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH kéo dài, số tiền lớn, đã được đôn đốc, nhắc nhở trích nộp hoặc đã thanh tra, kiểm tra nhưng không khắc phục.

+ Cơ quan thực hiện: Liên đoàn Lao động tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Sở Lao động-TB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện, thành phố, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

- Công khai danh sách các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHTN với số tiền lớn, kéo dài từ đủ 06 tháng trở lên trên Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh.

+ Cơ quan thực hiện: Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Mỗi Quý một làn vào tháng cuối Quý trong năm 2020.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đơn vị sử dụng lao động trong việc chấp hành pháp luật BHXH, BHTN

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, chuyên đề về chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH, BHTN và quyền lợi hợp pháp của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động khắc phục những sai phạm, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; cụ thể:

- Thực hiện thanh tra chuyên đề về BHXH, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

+ Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH.

+ Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan có liên quan.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

+ Cơ quan thực hiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh.

- Lồng ghép thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về BHXH, BHTN của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

+ Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH.

+ Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan có liên quan.

- Tiếp tục duy trì hoạt động phát Phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp cho người sử dụng lao động để doanh nghiệp chủ động rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật lao động trong đó có quy định về BHXH, BHTN và khắc phục kịp thời.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2020.

+ Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-TB&XH

6. Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH, BHTN

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm tối đa thời gian chờ đợi trong quá trình giải quyết hồ sơ BHXH, BHTN; tạo thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHTN.

Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử về đóng BHXH, BHTN nhằm giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch.

- Cơ quan thực hiện: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020.

IV. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp tài chính ngân sách hiện hành và được lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ khác trong năm của các cơ quan, đơn vị.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động-TB&XH-cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành được giao tại Kế hoạch này. Trong đó, dự thảo báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng trước ngày 10/7/2020, cả năm trước ngày 10/01/2021 trình Ban chỉ đạo.

- Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch để Ban chỉ đạo xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc xin ý kiến UBND tỉnh.

- Lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động, người sử dụng lao động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện Đề án 31.

- Chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh: Thực hiện tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN cho người lao động thất nghiệp đúng quy định, đúng đối tượng. Nghiên cứu, chủ động cắt giảm thời gian giải quyết đối với thủ tục hành chính về BHTN có thời gian trên 15 ngày. Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động.

- Hàng quý, cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-TB&XH thẩm định kinh phí thực hiện Kế hoạch này đối với các nội dung không lồng ghép vào các hoạt động của Đề án 31 tỉnh và quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của các các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Hướng dẫn chuyển, quyết toán kinh phí hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hàng quý cung cấp danh sách các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới cho Bảo hiểm xã hội tỉnh để theo dõi quản lý đối chiếu, mở rộng đối tượng tham gia.

- Cung cấp cho Sở Lao động-TB&XH danh sách các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phá sản, giải thể, dừng hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để phục vụ công tác ghi chép, cập nhật thông tin cầu lao động; quản lý doanh nghiệp.

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động-TB&XH và các cơ quan liên quan theo dõi, quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn địa phương.

- Rà soát, xác định đơn vị sử dụng lao động vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm kéo dài các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, phối hợp với các sở, ngành chức năng đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm.

- Mở rộng đại lý thu BHXH tự nguyện, đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho các đại lý thu để nâng cao hiệu quả vận động đối tượng tham gia cũng như giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHXH tự nguyện.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo Cổng thông tin-Giao tiếp điện tử tỉnh, các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chính sách BHXH, BHTN, trong đó, ưu tiên tuyên truyền về quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, BHTN; các hành vi nghiêm cấm theo quy định của Luật BHXH, Luật Việc làm.

6. Sở Tư pháp

Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHTN cho người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

7. Cục Thuế tỉnh

- Hàng quý, cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách các doanh nghiệp mới thành lập có nộp thuế; số lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp đang nộp thuế; danh sách các đơn vị không phát sinh thuế, ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.

- 6 tháng một lần, cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh thông tin kết quả thanh tra, kiểm tra về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số lao động, quỹ lương, số tiền phải đóng BHXH, BHTN đã trích vào chi phí theo quy định nhưng chưa chuyển nộp.

8. Công an tỉnh

- Duy trì cung cấp thông tin tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cho Sở Lao động-TB&XH theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các Phòng chuyên môn và Công an cấp huyện phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp và các đơn vị có liên quan kiểm tra, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN. Thường xuyên theo dõi, có biện pháp tác động, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tham gia và trích đóng BHXH, BHTN để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hạn chế tình trạng nợ đọng hoặc không tham gia BHXH, BHTN dẫn đến người lao động bức xúc, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

9. Liên đoàn Lao động tỉnh

- Lồng ghép hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc, BHTN trong quá trình thực hiện Tiểu Đề án 3-Đề án 31.

- Chỉ đạo công đoàn các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động tham gia BHXH, BHTN và tích lũy thời gian tham gia BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Hướng dẫn công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp quy định của pháp luật về khởi kiện ra tòa đối với người sử dụng lao động có hành vi nợ BHXH, BHTN gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

10. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc

- Tăng cường thời lượng phát sóng, phát thanh về chính sách BHXH, BHTN. Phổ biến rộng rãi tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh (đơn vị thực hiện tốt, đơn vị nợ đọng).

- Xây dựng và phát định kỳ các chuyên mục, chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện với nội dung hấp dẫn, đa dạng.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH bắt buộc, BHTN trong quá trình thực hiện Đề án 31 tỉnh.

- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH bắt buộc, BHTN trong quá trình thực hiện Tiểu đề án 4 thuộc Đề án 31 tỉnh.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH bắt buộc, BHTN trong quá trình thực hiện Tiểu đề án 5 thuộc Đề án 31 tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các Hợp tác xã trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về BHXH, BHTN; tăng cường vận động xã viên hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công tham gia BHXH tự nguyện.

12. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể

- Tích cực phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH

- Ký kết các chương trình, kế hoạch với Bảo hiểm xã hội tỉnh về tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, vận động cán bộ, hội viên trong các cấp hội và người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện để có cuộc sống ổn định khi về già.

13. UBND các huyện, thành phố

- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH được giao tại Kế hoạch này vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 của địa phương.

- Duy trì cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn cho Sở Lao động-TB&XH theo Quy chế cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ban hành kèm Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh.

- Chỉ đạo Phòng Lao động-TB&XH hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn quản lý thực hiện khai trình lao động khi đi vào hoạt động và báo cáo định kỳ tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động để nắm chắc tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện các giải pháp để quản lý được số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang làm việc và số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan truyền thông trên địa bàn và UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHTN trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho người dân.

- Phối hợp với các sở, ban; ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

14. Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh

- Chủ động bố trí kinh phí và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHTN cho người lao động tại doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện để cán bộ công đoàn, nhân sự, cán bộ làm công tác BHXH của doanh nghiệp tham gia các hội nghị, lớp tập huấn về chính sách BHXH bắt buộc, BHTN do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

- Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, BHTN.

15. Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Phối hợp với Sở Lao động-TB&XH, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.

16. Chế độ báo cáo

Các đơn vị được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch này và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 05/7/2020), cả năm (trước ngày 05/01/2021) về Sở Lao động-TB&XH-cơ quan thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN năm 2020 của UBND tỉnh. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH (báo cáo);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (báo cáo);
- TTTU, TT HĐND (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Thành viên BCĐ;
- Lưu: VT, VX1 (Tr 25b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

PHỤ LỤC

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 59/KH-UBND ngày 23/03/2020 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Thực hiện năm 2019

Kế hoạch năm 2020

I

Lao động trong độ tuổi lao động

614.000

617.500

II

Lao động tham gia BHXH

 

 

1

Lao động tham gia BHXH bắt buộc

206.780

219.000

2

Tỉ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc so với lực lượng lao động trong độ tuổi (%)

33,68

35,47

3

Lao động tham gia BHXH tự nguyện

6.299

9.136

4

Tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi (%)

1,03

1,48

III

Lao động tham gia BHTN

 

 

1

Lao động tham gia BHTN

199.369

211.300

2.

Tỉ lệ lao động tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi (%)

32,47

34,22