Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5308/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 26 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHO CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Sự cần thiết ban hành kế hoạch

1. Tính cấp thiết của kế hoạch

Quảng Nam có rất nhiều sản phẩm đặc trưng, làng nghề nổi tiếng, lịch sử hình thành lâu đời (như: Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, Tiêu Tiên Phước, Gốm Thanh Hà - Hội An, Mộc Kim Bồng - Hội An, Bê thui Cầu Mống, Đúc đồng Phước Kiều - Điện Bàn, Dệt Mã Châu - Duy Xuyên, Dâu tằm Đông Yên - Thi Lai Duy Xuyên, Chiếu cói Bàn Thạch - Duy Xuyên, Rau Trà Quế - Hội An, Làng trống Lâm Yên - Đại Lộc…) nhưng chỉ là danh tiếng truyền miệng, chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các vấn đề về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, thị trường tiêu thụ… của các sản phẩm đặc trưng, làng nghề truyền thống chưa được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp dẫn đến nhiều sản phẩm có thể bị mai mọt dần.

Để có được sự nhận biết và trung thành của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Với quy mô sản xuất nhỏ, các sản phẩm làng nghề của địa phương sẽ gặp khó khăn khi phát triển chiến lược marketing, nhất là đối với các sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Do vậy, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cần phải đăng ký tạo lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

Hiện nay, trên toàn tỉnh có hơn 100 sản phẩm đặc trưng và sản phẩm làng nghề truyền thống, nhưng hiện có khoảng 27 sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Mặt khác, sau khi đăng ký bảo hộ, nhiều nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không được quan tâm đầu tư, hỗ trợ để phát huy giá trị, thậm chí một số nhãn hiệu không được sử dụng trên thực tế. Vì vậy, các sản phẩm này chưa phát huy được hết những tiềm năng vốn có, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ cũng như chưa tạo được uy tín đối với người tiêu dùng, chưa tạo thành điểm nhấn để phát triển du lịch ở địa phương.

Xuất phát từ những lý do trên, việc triển khai thực hiện kế hoạch “Tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020” là hết sức cần thiết, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề;

- Chương trình số 22/CTr-TU ngày 29/01/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ 6 khóa XI Ban Chấp hành Trung ương về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020.

- Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 3341/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

3. Cơ sở thực tiễn

- Xuất phát từ nhu cầu phát triển sản phẩm đặc trưng và sản phẩm làng nghề truyền thống của các địa phương nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm và là cơ sở để gắn với việc phát triển du lịch tại địa phương. Đồng thời, bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị đặc trưng văn hóa, lịch sử truyền thống kết tinh trong từng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai mọt, quên lãng.

- Việc lựa chọn và xác định hình thức bảo hộ quyền SHCN đối với các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở hiện trạng bảo hộ quyền SHCN đối với các sản phẩm (đặc biệt là sản phẩm gắn địa danh), tính đặc thù của sản phẩm (danh tiếng, uy tín, chất lượng đặc thù, thị trường, tiềm năng phát triển của sản phẩm), điều kiện thực tế của mỗi địa phương (nhận thức cộng đồng, tham gia đóng góp của tổ chức/cá nhân vào quá trình sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu), khả năng đối ứng kinh phí (của địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, người dân) để đăng ký xác lập quyền và phát triển thương hiệu của sản phẩm, sự tham gia, phối hợp của các cơ quan quản lý, chuyên môn, sự hợp tác tích cực của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

4. Giải thích từ ngữ

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Điều 4.17 Luật Sở hữu trí tuệ).

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (Điều 4.18 Luật Sở hữu trí tuệ).

- Sản phẩm đặc trưng hay còn gọi là sản phẩm đặc sản, là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể, có những tính chất đặc thù về hình thái và chất lượng không giống các sản phẩm cùng loại khác và các đặc tính này chủ yếu có được do các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất, chế biến sản phẩm tạo ra.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

+ Nghề truyền thống là nghề được xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm trở lên, tính đến thời điểm được công nhận; nghề tạo ra bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

+ Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chuẩn, điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành của nhà nước và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đưa các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống trở thành hàng hóa, tham gia vào các kênh tiêu thụ có giá trị, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho cộng đồng, đặc biệt là người nghèo khu vực nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao kiến thức, năng lực xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng như nâng cao nhận thức cán bộ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về sở hữu công nghiệp, về vai trò và giá trị của thương hiệu trong việc phát triển sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020, hoàn thành việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 32 sản phẩm mới, trong đó: Tạo lập quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu tập thể cho 30 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống. Tạo lập quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận cho 02 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Xây dựng và vận hành có hiệu quả mô hình hệ thống tổ chức quản lý, phát triển quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 26 sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá và mở rộng thị trường để nâng cao giá trị các sản phẩm đặc trương, sản phẩm làng nghề truyền thống.

III. Phạm vi, thời gian thực hiện Kế hoạch

1. Cơ sở lựa chọn sản phẩm để thực hiện tạo lập, quản lý, phát triển quyền sở hữu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Việc chọn hỗ trợ thực hiện tạo lập, phát triển, quản lý quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống giai đoạn 2016 - 2020 (30 sản phẩm tạo lập mới dưới hình thức nhãn hiệu tập thể; 02 sản phẩm tạo lập mới dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận trong nhiều sản phẩm của tỉnh và 26 sản phẩm được hỗ trợ triển khai thực hiện quản lý và phát triển nhãn hiệu) dựa trên các cơ sở sau:

- Thực hiện Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020; theo đó, thực hiện việc tạo lập và quản lý phát triển cho 15 sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch.

- Những sản phẩm được chọn để tạo lập, quản lý và phát triển quyền SHCN là những sản phẩm mà hiện tại đem lại nhiều lợi ích kinh tế, có thể phát triển thành sản xuất hàng hóa, giải quyết được nhiều việc làm cho cộng đồng địa phương, đang là sản phẩm của điểm đến du lịch…; một số sản phẩm do yêu cầu cấp thiết phải bảo tồn, phục hồi giá trị đặc trưng văn hóa lịch sử truyền thống đang có nguy cơ bị mai mọt.

- Kế hoạch chỉ chọn 26 sản phẩm tiêu biểu, có tính đại diện, điển hình để xây dựng mô hình tổ chức quản lý, phát triển quyền SHCN, từ đó làm điểm trình diễn để nhân rộng mô hình cho các sản phẩm cùng loại bằng các nguồn lực huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng sau khi Kế hoạch kết thúc (trong đó: 14/27 sản phẩm đã được bảo hộ quyền SHCN trước đây, 12/32 sản phẩm tạo lập mới theo Kế hoạch này)

- Cơ sở lựa chọn sản phẩm nói trên được xác lập thông qua kết quả công tác quản lý nhà nước về nhãn hiệu tập thể (các đề tài, dự án; công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu phục vụ quản lý, phát triển; các lớp tập huấn, hội thảo…); thông qua yêu cầu, đề xuất từ các ngành liên quan và các địa phương có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống trong tỉnh.

2. Phạm vi thực hiện

Kế hoạch tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cụ thể theo từng địa phương:

- Thành phố Hội An: 08 sản phẩm; trong đó, sản phẩm đèn lồng Hội An, bánh in Hội An thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN:

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, gồm 05 sản phẩm: Đèn lồng Hội An, bánh in Hội An; bánh ít Hội An; hải sản Tân Hiệp tươi và khô; bắp nếp Cẩm Nam;

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, gồm 05 sản phẩm: Mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, gốm Thanh Hà, Đèn lồng Hội An, bánh in Hội An.

(Mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, gốm Thanh Hà đã được xác lập quyền SHCN)

- Thị xã Điện Bàn: 03 sản phẩm; trong đó, sản phẩm Chiếu chẻ Triêm Tây thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN:

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 01 sản phẩm: Chiếu chẻ Triêm Tây.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, gồm 03 sản phẩm: Đúc đồng Phước Kiều; bê thui Cầu Mống; Chiếu chẻ Triêm Tây.

(Đúc đồng Phước Kiều đã được xác lập quyền SHCN; bê thui Cầu Mống đã nộp hồ sơ và chờ Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận)

- Huyện Duy Xuyên: 05 sản phẩm; trong đó, chiếu cói Bàn Thạch; dệt vải tơ lụa Mã Châu thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN:

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 05 sản phẩm: Chiếu cói Bàn Thạch; chiếu cói An Phước; dệt vải tơ lụa Mã Châu; vải Phú Bông - Thi Lai; chiếu Hồng Triều.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, gồm 02 sản phẩm: Chiếu cói Bàn Thạch; dệt vải tơ lụa Mã Châu.

- Thành phố Tam Kỳ: 04 sản phẩm; trong đó, chiếu cói Tam Thăng thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN.

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: Chiếu cói Tam Thăng; bún Phương Hòa.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, gồm 03 sản phẩm: Chiếu cói Tam Thăng, nước mắm Tam Thanh; rau sạch Trường Xuân.

(nước mắm Tam Thanh, rau sạch Trường Xuân đã được xác lập quyền SHCN)

- Huyện Phú Ninh: 03 sản phẩm; trong đó, mộc Văn Hà thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN.

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: Mộc Văn Hà, rau an toàn Tam An.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, gồm 02 sản phẩm: Mộc Văn Hà, Dưa hấu Kỳ Lý.

(Dưa hấu Kỳ Lý đã được xác lập quyền SHCN)

- Huyện Đông Giang: 05 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 03 sản phẩm: Dệt thổ cẩm Bhờ-Hôồng, chè dây Ra Zeh – Đông Giang; đan lát Đông Giang).

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, gồm 02 sản phẩm: Dệt thổ cẩm thôn Đhờ-Rôồng, ớt A Riêu Mà Cooih.

(Dệt thổ cẩm thôn Đhờ-Rôồng đã được xác lập quyền SHCN; ớt A Riêu Mà Cooih đã nộp hồ sơ và chờ Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể)

- Huyện Nam Giang: 01 sản phẩm: Dệt thổ cẩm Zara thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN:

- Huyện Thăng Bình: 01 sản phẩm: Nhang Quán Hương thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.

- Huyện Tiên Phước: 02 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 01 sản phẩm: Thanh trà Tiên Phước

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 01 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể: Trầm hương Tiên Phước.

(Trầm hương Tiên Phước đã được xác lập quyền SHCN)

- Huyện Quế Sơn: 03 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 01 sản phẩm: Nón lá Quế Minh.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 02 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể: Gà Tre Đèo Le; bánh phở sắn Đông Phú.

(Gà tre Đèo Le; bánh phở sắn Đông Phú đã được xác lập quyền SHCN)

- Huyện Nông Sơn: 02 sản phẩm; trong đó, Dó trầm hương Nông Sơn thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền SHCN và quản lý phát triển quyền SHCN.

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: Dó trầm hương Nông Sơn; sầu riêng Đại Bình.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 01 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể: Dó trầm hương Nông Sơn.

- Huyện Nam Trà My: 02 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: sâm Nam, Đồ thủ công mỹ nghệ.

- Huyện Hiệp Đức: 02 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: Nấm Nhì Tây; chè (trà xanh) Mỹ Thạnh

- Huyện Núi Thành: 02 sản phẩm

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, cho 02 sản phẩm: Rượu nếp bầu Tam Mỹ; rong mứt (rong biển) Tam Hải.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 02 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể: Rượu nếp bầu Tam Mỹ; rong mứt (rong biển) Tam Hải.

- Huyện Tây Giang: 02 sản phẩm; trong đó Đẳng sâm Tây Giang thực hiện cả hai nội dung là tạo lập quyền và quản lý phát triển quyền SHCN.

+ Thực hiện nội dung tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, cho 02 sản phẩm: Ba kích Tây Giang, Đẳng sâm Tây Giang.

+ Thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 01 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận: Đẳng sâm Tây Giang.

- Huyện Đại Lộc: 01 sản phẩm, thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN cho 01 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể: Bánh tráng Đại Lộc.

(Bánh tráng Đại Lộc đã được xác lập quyền SHCN)

Trong số sản phẩm nêu trên có 14 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ quyền SHCN trước đây, gồm: bánh phở sắn Đông Phú (Quế Sơn); gà tre Đèo Le (Quế Sơn); bánh tráng Đại Lộc; trầm hương Tiên Phước; nước mắm Tam Thanh; sản phẩm đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn); gốm Thanh Hà (Hội An); mộc Kim Bồng (Hội An); sản phẩm dệt thổ cẩm thôn Đhờ Rôồng (Đông Giang); sản phẩm Dưa hấu Kỳ Lý (Phú Ninh), rau sạch Trường Xuân, rau Trà Quế, bê thui Cầu Mống và ớt A Riêu Mà Cooih (đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền SHCN).

Trong 26 sản phẩm tham gia thực hiện nội dung quản lý và phát triển quyền SHCN, có 14 sản phẩm đã được xác lập quyền SHCN như đã nêu trên và 12 sản phẩm trong số 32 sản phẩm tạo lập mới quyền SHCN theo Kế hoạch.

3. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2016 đến năm 2020)

IV. Nội dung thực hiện

1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống và nhận thức của người dân về nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

- Xây dựng phiếu điều tra, khảo sát thông tin đối với từng sản phẩm.

- Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào việc:

+ Tìm hiểu quy trình sản xuất, quản lý và kiểm soát đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm; tiêu chuẩn của sản phẩm; các loại thiết bị, trang bị công nghệ; các yêu cầu về chất lượng mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm; nắm bắt tình hình hiện trạng sản xuất kinh doanh các sản phẩm trên địa bàn... Đánh giá, phân tích tìm ra các điểm mạnh, điểm còn hạn chế.

+ Điều tra khảo sát hiện trạng nhận thức của các doanh nghiệp, hộ sản xuất về vai trò của SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ sản xuất; khảo sát hiện trạng sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất.

- Cách thức tổ chức điều tra: Trao đổi trực tiếp và phỏng vấn thông qua phiếu điều tra và các tài liệu có liên quan.

- Mỗi sản phẩm tổ chức thu thập thông tin trên 50 phiếu điều tra.

- Lập báo cáo điều tra, đề xuất giải pháp cho mô hình quản lý và phát triển sản phẩm.

2. Tạo lập quyền sở hữu công nghiệp

Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký tạo lập quyền SHCN theo quy định của pháp luật cho từng sản phẩm; nộp hồ sơ đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Xác định chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Thiết kế mẫu nhãn hiệu cho từng sản phẩm;

- Xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với từng sản phẩm;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;

- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

- Hội thảo thống nhất mẫu nhãn hiệu và các văn bản của hồ sơ đăng ký.

- Xây dựng văn bản xin sử dụng địa danh để đăng ký xác lập quyền SHCN.

- Lập và hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký tạo lập quyền SHCN đối với từng sản phẩm.

a) Các sản phẩm đề nghị tạo lập quyền SHCN theo Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh:

- Thực hiện tạo lập quyền SHCN cho 10 sản phẩm dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể, cụ thể như sau:

+ Đèn lồng Hội An;

+ Chiếu chẻ Triêm Tây (Điện Bàn);

+ Chiếu cói Bàn Thạch (Duy Xuyên);

+ Dệt chiếu An Phước (Duy Xuyên);

+ Dệt vải tơ lụa Mã Châu (Duy xuyên);

+ Dệt chiếu cói Tam Thăng (Tam Kỳ);

+ Mộc Văn Hà (Phú Ninh);

+ Dệt thổ cẩm thôn Bhờ-Hôồng (Đông Giang);

+ Dệt thổ cẩm Zara (Nam Giang);

+ Dó trầm hương Nông Sơn.

(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm).

(Trong 15 sản phẩm làng nghề theo Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh, có 05 sản phẩm đã được xác lập quyền SHCN: gốm Thanh Hà; mộc Kim Bồng; rau Trà Quế; đúc đồng Phước Kiều; dệt thổ cẩm Đhờ - Rôồng; do vậy, Kế hoạch này chọn 10 sản phẩm làng nghề còn lại để tiếp tục thực hiện xác lập quyền SHCN)

b) Tạo lập quyền SHCN cho một số sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống (trên cơ sở tổng hợp, lựa chọn từ những đề xuất phát triển sản phẩm của các địa phương trong tỉnh); cụ thể như sau:

- Thực hiện tạo lập quyền SHCN dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 20 sản phẩm:

+ Bắp nếp Cẩm Nam (Hội An);

+ Bánh ít Hội An (Hội An);

+ Thanh Trà (Tiên Phước);

+ Nấm Nhì Tây (Hiệp Đức);

+ Chè dây (Đông Giang);

+ Sâm Nam (Nam Trà My);

+ Sầu riêng Đại Bình (Nông Sơn)

+ Nón lá Quế Minh (Quế Sơn);

+ Rong mứt (rong biển) Tam Hải.

+ Chè (trà xanh) Mỹ Thạnh (Hiệp Đức);

+ Đan lát (Đông Giang);

+ Bún Phương Hòa (Tam Kỳ);

+ Chiếu Hồng Triều (Duy Xuyên);

+ Rau an toàn Tam An (Phú Ninh)

+ Nhang Quán Hương (Thăng Bình);

+ Rượu nếp bầu Tam Mỹ (Núi Thành);

+ Đồ thủ công mỹ nghệ (Nam Trà My);

+ Bánh in Hội An (Hội An);

+ Hải sản Tân Hiệp tươi và khô (Hội An);

+ Vải Phú Bông - Thi Lai (Duy Xuyên);

- Thực hiện tạo lập quyền SHCN dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 02 sản phẩm:

+ Ba kích Tây Giang;

+ Đẳng sâm Tây Giang.

(Chi tiết theo phụ lục 2 đính kèm)

3. Kiện toàn, vận hành mô hình tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu của các sản phẩm.

Kế hoạch thực hiện việc quản lý và phát triển cho 26 sản phẩm:

* Chọn 13/15 sản phẩm thực hiện việc quản lý, sử dụng và phát triển quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể theo Quyết định số 1222/QĐ- UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh:

- Gốm Thanh Hà (Hội An);

- Mộc Kim Bồng (Hội An);

- Rau Trà Quế (Hội An);

- Đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn);

- Dệt thổ cẩm thôn Đhờ-Rôồng (Đông Giang);

- Đèn lồng Hội An (Hội An);

- Chiếu chẻ Triêm Tây (Điện Bàn);

- Dệt vải tơ lụa Mã Châu (Duy Xuyên);

- Dệt thổ cẩm Zara (Nam Giang);

- Dó trầm hương Nông Sơn (Nông Sơn);

- Dệt chiếu cói Tam Thăng (Tam Kỳ);

- Chiếu cói Bàn Thạch (Duy Xuyên);

- Mộc Văn Hà (Phú Ninh).

(Chi tiết theo phụ lục 3 đính kèm)

(Có 05 sản phẩm làng nghề theo Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 đã được xác lập quyền SHCN trước kế hoạch này; 10 sản phẩm làng nghề chưa xác lập quyền SHCN đã đưa vào Kế hoạch này để xác lập; có 13 sản phẩm thực hiện việc quản lý, sử dụng và phát triển quyền SHCN; 02 sản phẩm không thực hiện việc quản lý, sử dụng và phát triển quyền SHCN do cùng loại với các sản phẩm khác: dệt chiếu An Phước và thổ cẩm Bhờ – Hôồng)

- Thành phố Hội An: Làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà; Làng nghề mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim; Làng nghề rau Trà Quế, xã Cẩm Hà; Làng nghề đèn lồng phường Minh An.

- Huyện Điện Bàn: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Làng nghề chiếu chẻ Triêm Tây, xã Điện Phương.

- Huyện Duy Xuyên: Làng chiếu cói Bàn Thạch, xã Duy Vinh; Làng nghề dệt chiếu An Phước, xã Duy Phước; Làng nghề dệt vải Tơ lụa Mã Châu, thị trấn Nam Phước.

- Thành phố Tam Kỳ: Làng nghề dệt chiếu cói, xã Tam Thăng.

- Huyện Phú Ninh: Làng nghề truyền thống Mộc Văn Hà, xã Tam Thành.

- Huyện Đông Giang: Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đhờ- Rôồng, xã Tà Lu.

- Huyện Nam Giang: Làng nghề dệt thổ cẩm Zara, xã TàBhing.

- Huyện Nông Sơn: Làng nghề dó trầm hương xã Quế Trung.

13 sản phẩm thực hiện việc quản lý, sử dụng và phát triển quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhân, nhãn hiệu tập thể theo đề nghị từ các địa phương:

- Gà Tre Đèo Le (Quế Sơn);

- Rau sạch Trường Xuân (Tam Kỳ) ;

- Bánh tráng Đại Lộc;

- Dưa hấu Kỳ Lý (Phú Ninh);

- Nước mắm Tam Thanh (Tam Kỳ);

- Bánh phở sắn (Quế Sơn);

- Trầm hương Tiên Phước (Tiên phước);

- Bê thui Cầu Mống (Điện Bàn);

- Rong mứt (rong biển) Tam Hải (Núi Thành);

- Ớt A Riêu Mà Cooih (Đông Giang).

- Đẳng sâm Tây Giang (Tây Giang);

- Rượu nếp bầu Tam Mỹ (Núi Thành);

- Bánh in Hội An (Hội An);

(Chi tiết theo phụ lục 4 đính kèm)

4. Tổ chức Lễ công bố chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu được chính quyền địa phương bình chọn (xác định chủ sở hữu trước khi làm hồ sơ tạo lập quyền).

- Tổ chức buổi lễ công bố giới thiệu 26 sản phẩm tham gia nội dung quản lý và phát triển sản phẩm.

5. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản phẩm

- Kiện toàn mô hình tổ chức quản lý thương hiệu cho từng sản phẩm, cũng cố các bộ phận đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận đảm nhiệm.

- Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho từng sản phẩm:

+ Quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến đối với từng sản phẩm;

+ Quy trình cấp thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu đối với từng sản phẩm;

+ Quy chế sử dụng mẫu nhãn hiệu trên hàng hóa, dịch vụ cho từng sản phẩm;

- Tổ chức Hội thảo thống nhất ý kiến để ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm.

6. Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá, khai thác giá trị nhãn hiệu

- Thiết kế, in ấn hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích cho từng sản phẩm;

- Tổ chức xây dựng phim tư liệu giới thiệu sản phẩm trên phương tiện truyền thông;

- Tổ chức hệ thống giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm tại các chợ, siêu thị…

- Xây dựng đăng ký mã vạch cho từng sản phẩm.

7. Tổ chức đào tạo, tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho cán bộ địa phương, chủ sở hữu nhãn hiệu và các hộ tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

- Mỗi địa phương có sản phẩm tổ chức 01 lớp tập huấn trong 2 ngày.

- Mỗi lớp tập huấn có 60 học viên tham dự.

- Nội dung tập huấn: Phổ biến phương thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho cán bộ địa phương, chủ sở hữu nhãn hiệu và

các hộ tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

8. Vận hành thí điểm hoạt động quản lý và sử dụng nhãn hiệu đã được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.

- Thiết kế và in mẫu giấy chứng nhận trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

- Tổ chức trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các thành viên trong mô hình đối với mỗi sản phẩm.

- Tổ chức Hội thảo đánh giá mô hình sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với từng sản phẩm.

* Các bước tiến hành và yêu cần đạt như sau:

TT

Tên sản phẩm (ghi rõ tên sản phẩm )

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

1

Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra về đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống

Số liệu chính xác, nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của các sản phẩm và nhận thức của người dân địa phương về vai trò của nhãn hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để thực hiện việc quản lý phát triển nhãn hiệu nói riêng và phát triển sản phẩm nói chung

 

2

Hồ sơ đăng ký chứng nhận quyền SHCN dưới hình thức NHTT cho 30 sản phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (tập thể) cho 30 sản phẩm hoặc Quyết định công nhận hồ sơ hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ

Việc được chấp nhận cấp văn bằng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình thẩm định

3

Hồ sơ đăng ký chứng nhận quyền SHCN dưới hình thức NHCN cho 02 sản phẩm

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (chứng nhận) cho 02 sản phẩm hoặc Quyết định công nhận hồ sơ hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ

4

Các văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của 26 sản phẩm

4.1

Quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng NHCN/NHTT của 26 sản phẩm

Quy trình được áp dụng vào thực tiễn

Mỗi sản phẩm là 01 quy trình riêng biệt

4.2

Quy chế sử dụng mẫu nhãn hiệu trên hàng hóa, dịch vụ của 26 sản phẩm

Quy chế được áp dụng vào thực tế

Mỗi sản phẩm là 01 quy chế riêng biệt

4.3

Quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm (26 quy trình)

Quy trình xây dựng dựa trên cơ sở những kinh nghiệm truyền thống và những ứng dụng tiến bộ KHKT và được sự thống nhất áp dụng của các thành viên tham gia trong mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Mỗi sản phẩm là một quy trình kỹ thuật riêng biệt.

5

Xây dựng hệ thống phương tiện, quảng bá và khai thác giá trị NHCN/NHTT

5.1

Hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích của 26 sản phẩm thực hiện việc quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm

Hệ thống được sử dụng và áp dụng vào thực tế

Mỗi sản phẩm là 01 bộ mẫu riêng

5.2

Báo cáo về việc triển khai tìm biện pháp mở rộng thị trường của 26 sản phẩm tham gia mô hình quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm

Báo cáo có tính thực tiễn cao, đề xuất được các quan hệ thương mại và kênh hàng hỗ trợ và phát triển thị trường cho sản phẩm

 

6

Tổ chức đào tạo, tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng NHCN/NHTT

Cán bộ quản lý địa phương, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hiểu được quyền SHCN nói chung và NHCN/NHTT nói riêng cũng như các văn bản, công cụ được thiết kế xây dựng trong quá trình vận hành NHCN/NHTT

Mỗi địa phương có sản phẩm tổ chức 01 lớp tập huấn gồm 50 học viên trong 02 ngày.

7

Báo cáo kết quả kế hoạch

Báo cáo hoàn chỉnh, đạt yêu cầu - làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng mô hình.

 

V. Tiến độ thực hiện

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

1

Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch

- Lập danh mục các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống;

- Thu thập thông tin, tổng hợp đề xuất từ các địa phương.

- Tổ chức lấy ý kiến các địa phương, các ngành liên quan.

- Hoàn chỉnh kế hoạch

Sở KH&CN

Các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có sản phẩm đặc trưng

Tháng 03/2016 - 10/2016

2

Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các sản phẩm theo danh mục thực hiện trong kế hoạch và nhận thức của người dân địa phương về nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

Sở KH&CN

UBND huyện, thị xã, thành phố

10-12/2016

3

Tạo lập quyền SHCN

Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký tạo lập quyền theo quy định của pháp luật cho từng sản phẩm; nộp hồ sơ đăng ký trình Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN

Sở KH&CN và cơ quan tư vấn

Đơn vị tư vấn, UBND huyện, thị xã, thành phố; các làng nghề truyền thống; tổ chức, cá nhân liên quan

01/2017- 12/2018

4

Kiện toàn, vận hành mô hình tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu của các sản phẩm

4.1

Tổ chức công bố Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống

Sở KH&CN

UBND huyện, thị xã, thành phố; các làng nghề truyền thống; tổ chức, cá nhân liên quan

Tháng 2017-2019

4.2

Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản phẩm

Sở KH&CN

Đơn vị tư vấn, UBND huyện, thị xã, thành phố; làng nghề truyền thống; tổ chức, cá nhân liên quan

02/2017- 5/2020

4.3

Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu

Sở KH&CN

nt

01/2017- 05/2020

4.4

Tổ chức đào tạo, tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Sở KH&CN

UBND huyện, thị xã, thành phố; các làng nghề truyền thống; tổ chức, cá nhân liên quan

2017-2020

4.5

Tổ chức đánh giá sơ kết kế hoạch

Sở KH&CN

nt

12/2019

4.6

Vận hành thí điểm hoạt động quản lý và sử dụng nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Sở KH&CN

nt

2017-2020

5

Đánh giá, tổng kết kế hoạch

VP UBND tỉnh; Sở KH&CN

nt

2020

VI. Kinh phí thực hiện

4.1 Tổng kinh phí thực hiện: 6.279.610.000đ (Sáu tỷ hai trăm bảy mươi chín triệu sáu trăm mươi ngàn đồng y), trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 4.572.660.000đ;

- Ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác: 1.706.950.000đ

4.2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác; cụ thể như sau:

Thời gian

Ngân sách tỉnh

Ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác

Năm 2016

206.920.000đ

0

Năm 2017

1.352.535.000đ

585.875.000đ

Năm 2018

1.234.980.000đ

541.075.000đ

Năm 2019

883.875.000đ

300.000.000đ

Năm 2020

894.350.000đ

280.000.000đ

Tổng cộng

4.572.660.000đ

1.706.950.000đ

(Chi tiết theo các phụ lục, từ phụ lục 5 đến phụ lục 10 đính kèm).

VII. Tổ chức thực hiện

1. Các giải pháp thực hiện

1.1. Thành lập Tổ triển khai Kế hoạch, thành phần:

- Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cùng tham gia chỉ đạo, điều tiết các hoạt động của Kế hoạch.

- Các phòng chuyên môn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch (Phòng Quản lý Chuyên ngành; Phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở; Phòng Kế hoạch Tài chính).

- Đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Kinh tế, Kinh tế hạ tầng huyện, thị xã, thành phố có các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống tham gia phối hợp chỉ đạo, triển khai Kế hoạch trên địa bàn.

1.2. Hoạch định chi tiết từng nội dung công việc

a) Nội dung điều tra đánh giá hiện trạng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống và nhận thức của người dân địa phương về nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có sản phẩm đặc trưng tổ chức thành lập tổ điều tra.

- Tổ chức điều tra qua phiếu điều tra. Điều tra viên trực tiếp đến các địa phương gặp người cung cấp thông tin, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung điều tra và thu thập thông tin để ghi vào phiếu điều tra.

- Tổ điều tra xử lý số liệu và báo cáo thực trạng dựa trên kết quả thu thập được đối với từng sản phẩm khác nhau.

b) Tạo lập quyền sở hữu công nghiệp

Để hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký xác lập quyền dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; Tổ triển khai Kế hoạch thực hiện các nội dung công việc sau:

- Kiểm tra thực tế và làm việc với chính quyền địa phương để thống nhất đơn vị đứng ra làm chủ sở hữu nhãn hiệu để làm các thủ tục đăng ký tạo lập quyền SHCN.

- Thiết kế logo, nhãn hiệu hàng hóa: Mời đơn vị tư vấn có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế cùng tham gia.

- Xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu, bản đồ xác định lãnh thổ: Mời chuyên gia xây dựng dự thảo và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của tất cả các thành viên tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm và đại diện các Sở, Ban, ngành liên quan cùng tham gia, thực hiện riêng biệt cho từng sản phẩm.

- Văn bản đề nghị sử dụng địa danh, xây dựng mẫu tờ khai đăng ký xác lập quyền SHCN cho các sản phẩm, phân loại sản phẩm…: Tổ triển khai sẽ hướng dẫn trực tiếp cho các địa phương có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống thực hiện.

c) Xây dựng, vận hành mô hình tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu của các sản phẩm

- Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Tổ triển khai sẽ phối hợp với địa phương tiến hành tổ chức lễ công bố văn bằng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để quảng bá sản phẩm.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý và các văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho từng sản phẩm: Mời chuyên gia xây dựng dự thảo và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của tất cả các thành viên tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm và đại diện các Sở, Ban, ngành có liên quan.

- Sau khi được thống nhất, đồng thuận của tất cả các thành viên, văn bản sẽ được chủ sở hữu ký, ban hành và áp dụng vào thực tế.

d) Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu

- Thiết kế xây dựng hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích cho từng sản phẩm: Mời đơn vị tư vấn chuyên trong lĩnh vực quảng cáo, thiết kế logo, hệ thống tem, nhãn thực hiện; tổ chức lấy ý kiến của lãnh đạo địa phương, các thành viên tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm và các Sở, Ban, ngành liên quan để hoàn chỉnh nội dung.

- Tổ chức in ấn hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích cho từng sản phẩm: Thuê đơn vị dịch vụ triển khai thực hiện.

- Tổ chức xây dựng phim tư liệu giới thiệu sản phẩm trên phương tiện truyền thông: Hợp đồng với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam và các đơn vị đài, báo khác.

- Tổ chức hệ thống giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm tại các chợ, siêu thị: Hợp đồng, ký gửi sản phẩm để trưng bày, giới thiệu, bày bán tại các chợ, siêu thị ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng, đăng ký mã vạch cho từng sản phẩm: Hợp đồng với các đơn vị có dịch vụ thực hiện việc đăng ký mã vạch.

e) Tổ chức đào tạo, tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Tổ triển khai thực hiện Kế hoạch sẽ làm việc với địa phương và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tập huấn. Tổ triển khai thực hiện sẽ là báo cáo viên trong các buổi tập huấn hoặc mời các chuyên gia tư vấn làm báo cáo viên.

f) Vận hành thí điểm hoạt động quản lý và sử dụng nhãn hiệu đã được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ

Tổ triển khai sẽ phối hợp với địa phương để hướng dẫn chủ sở hữu nhãn hiệu xem xét và tổ chức trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các thành viên có nhu cầu, đáp ứng các điều kiện khi tham gia mô hình.

Đồng thời, tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình tại các địa phương có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

2.1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

- Tham mưu thành lập Tổ triển khai Kế hoạch.

- Lựa chọn các tổ chức tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, điều kiện hoạt động về tư vấn SHCN theo quy định cùng phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Ký hợp đồng thực hiện; đánh giá, nghiệm thu các nội dung của Kế hoạch.

- Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.

2.2. Sở Tài chính

Thẩm định và bố trí kinh phí ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

2.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp các thông tin cần thiết và thực hiện các nội dung có liên quan trong Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

2.4. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các đơn vị trên địa bàn tham gia thực hiện các nội dung theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch thuộc địa phương mình quản lý.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Kế hoạch theo tiến độ.

Trên đây là Kế hoạch tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, Ban ngành, liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện đạt kết quả./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND, UBND tỉnh;
- CPVP;
- Các Sở: KH&CN, T chính, NN&PTNT, C Thương, VHTT&DL;
- UBND huyện, thị xã, T phố: H.An, Đ.Bàn, D.Xuyên, T.Kỳ, P.Ninh, Đ.Giang, N.Sơn, T.Bình, T.Phước, Q.Sơn, N T My, H.Đức, N.Thành, N. Giang, T.Giang, Đ.Lộc;
- Lưu: VT, KGVX, KTN, KTTH.
D:\Thanh a 2016\KHCN\KH 250916 Quyen So huu C Nghiep cho SP dat trung, SP Lang nghe -HC.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Thanh

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày    /10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Phụ lục 1. Danh sách các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống thực hiện tạo lập quyền SHCN theo Đề án 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh .

Phụ lục 2. Danh sách các sản phẩm thực hiện tạo lập quyền SHCN theo đề nghị từ các địa phương.

Phụ lục 3. Danh sách các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống thực hiện quản lý và phát triển quyền SHCN theo Đề án 1222/QĐ-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh

Phụ lục 4. Danh sách các sản phẩm thực hiện quản lý và phát triển quyền SHCN theo đề nghị từ các địa phương có sản phẩm đặc trưng.

Phụ lục 5. Dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch.

Phụ lục 6. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện phân theo các nguồn kinh phí

Phụ lục 7. Dự toán phân nguồn kinh phí đối với các địa phương

Phụ lục 8. Dự toán kinh phí xây dựng và đăng ký một Nhãn hiệu tập thể

Phụ lục 9. Dự toán kinh phí xây dựng và đăng ký một Nhãn hiệu chứng nhận

Phụ lục 10. Dự toán kinh phí tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển đối với một Nhãn hiệu (bao gồm nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể)

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THỰC HIỆN TẠO LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO ĐỀ ÁN 1222/QĐ-UBND NGÀY 07/4/2015 CỦA UBND TỈNH

TT

Tên nhãn hiệu/sản phẩm

Dự kiến chủ thể đăng ký

Dự định hình thức đăng ký

Nơi triển khai

Thời gian thực hiện

01

Đèn lồng Hội An

Tổ hợp tác sản xuất lồng đèn Hội An

NHTT

Hội An

2017

02

Chiếu chẻ Triêm Tây

Tổ hợp tác sản xuất chiếu chẻ Triêm Tây hoặc Hợp tác nông nghiệp Điện Phương, xã Điện Phương

NHTT

Điện Bàn

2017

03

Chiếu cói Bàn Thạch

Tổ hợp tác sản xuất chiếu cói Bàn Thạch hoặc HTX DV Sản xuất & Kinh doanh Tổng hợp Duy Vinh

NHTT

Duy Xuyên

2017

04

Dệt chiếu An Phước

Tổ hợp tác SX dệt chiếu An Phước hoặc HTX Nông nghiệp Duy Phước

NHTT

Duy Xuyên

2017

05

Dệt vải tơ lụa Mã Châu

Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu

NHTT

Duy Xuyên

2017

06

Dệt chiếu cói Tam Thăng

Tổ hợp tác SX dệt chiếu cói Tam Thăng hoặc HTX nuôi trồng Tam Thăng

NHTT

Tam Kỳ

2017

07

Mộc Văn Hà

Tổ hợp tác sản xuất Mộc Văn Hà, xã Tam Thành hoặc HTX Nông nghiệp Tam Thành

NHTT

Phú Ninh

2017

08

Dệt thổ cẩm thôn Bhờ-Hôồng

Tổ hợp tác sản xuất dệt thổ cẩm thôn Bhờ-Hôồng, xã Tà Lu hoặc Hợp tác xã Nông nghiệp Mà Cooih

NHTT

Đông Giang

2017

09

Dệt thổ cẩm Zara

Tổ hợp tác sản xuất dệt thổ cẩm Zara hoặc HTX dệt thổ cẩm Zara

NHTT

Nam Giang

2017

10

Dó trầm hương Nông Sơn

Tổ hợp tác sản xuất dó trầm hương xã Quế Trung

NHTT

Nông Sơn

2017

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM THỰC HIỆN TẠO LẬP QUYỀN SHCN THEO ĐỀ NGHỊ TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

TT

Tên nhãn hiệu/sản phẩm

Dự kiến chủ thể đăng ký

Hình thức đăng ký

Nơi triển khai

Thời gian thực hiện

01

Bắp nếp Cẩm Nam

Hội Nông dân phường Cẩm Nam

NHTT

Hội An

2017

02

Bánh ít Hội An

Hội LHPN thành phố Hội An

NHTT

Hội An

2017

03

Thanh Trà

Hội Nông dân huyện Tiên Phước

NHTT

Tiên Phước

2017

04

Đẳng sâm Tây Giang

UBND huyện Tây Giang

NHCN

Tây Giang

2017

05

Nấm Nhì Tây

HTX sản xuất chế biến tiêu thụ nấm Nhì Tây

NHTT

Hiệp Đức

2017

06

Chè dây

Tổ hợp tác sản xuất Ra Zeh xã Tư

NHTT

Đông Giang

2017

07

Sâm Nam

Hội Nông dân huyện Nam Trà My

NHTT

Nam Trà My

2017

08

Rong mứt (rong biển) Tam Hải

Hội Nông dân xã Tam Hải

NHTT

Núi Thành

2017

09

Chè (trà xanh) Mỹ Thạnh

HTX SXKDTTCN Quế Thọ

NHTT

Hiệp Đức

2018

10

Đan lát

Tổ hợp tác sản xuất

NHTT

Đông Giang

2018

11

Bún Phương Hòa

Làng nghề truyền thống Bún Phương Hòa (Tổ hợp tác sản xuất)

NHTT

Tam Kỳ

2018

12

Chiếu Hồng Triều

Làng nghề dệt chiếu Hồng Triều xã Duy Nghĩa (Tổ hợp tác sản xuất)

NHTT

Duy Xuyên

2018

13

Rau an toàn Tam An

Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Tam An hoặc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam An

NHTT

Phú Ninh

2018

14

Nhang Quán Hương

Tổ hợp tác sản xuất nghề làm hương hoặc Hợp tác xã Dịch vụ Sản xuất Nông nghiệp Hà Lam

NHTT

Thăng Bình

2018

15

Rượu nếp bầu Tam Mỹ

Hội Nông dân xã Tam Mỹ Tây

NHTT

Núi Thành

2018

16

Đồ thủ công mỹ nghệ

Hội Nông dân huyện Nam Trà My

NHTT

Nam Trà My

2018

17

Bánh in Hội An

Hội LHPN thành phố Hội An

NHTT

Hội An

2018

18

Hải sản Tân Hiệp (tươi và khô)

Hội Nông dân xã Tân Hiệp

NHTT

Hội An

2018

19

Ba kích Tây Giang

UBND huyện Tây Giang

NHCN

Tây Giang

2018

20

Vải Phú Bông – Thi Lai

Tổ hợp tác sản xuất nghề dệt vải Phú Bông – Thi Lai

NHTT

Duy Xuyên

2018

21

Sầu riêng Đại Bình

Hội Nông dân xã Quế Trung

NHTT

Nông Sơn

2018

22

Nón lá Quế Minh

Hội phụ nữ huyện Quế Sơn

NHTT

Quế Sơn

2018

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO ĐỀ ÁN 1222/QĐ-UBND NGÀY 07/4/2015 CỦA UBND TỈNH

TT

Tên nhãn hiệu/sản phẩm

Dự kiến chủ thể đăng ký

Dự kiến hình thức Quản lý và phát triển

Nơi triển khai

Thời gian thực hiện

01

Gốm Thanh Hà

Tổ hợp tác sản xuất nghề Gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà

NHTT

Hội An

2017 -2018

02

Mộc Kim Bồng

Tổ hợp tác sản xuất nghề Mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim

NHTT

Hội An

2017-2018

03

Rau Trà Quế

Tổ hợp tác sản xuất nghề Rau Trà Quế, xã Cẩm Hà

NHTT

Hội An

2017-2018

04

Đúc đồng Phước Kiều

Tổ hợp tác sản xuất nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương

NHTT

Điện Bàn

2017-2018

05

Dệt thổ cẩm thôn Đhờ-Rôồng

Tổ hợp tác sản xuất nghề dệt thổ cẩm thôn Đhờ-Rôồng, xã Sông Côn

NHTT

Đông Giang

2018-2019

06

Đèn lồng Hội An

Tổ hợp tác sản xuất đèn lồng Hội An

NHTT

Hội An

2019 - 2020

07

Chiếu chẻ Triêm Tây

Tổ hợp tác sản xuất chiếu chẻ Triêm Tây hoặc Hợp tác nông nghiệp Điện Phương

NHTT

Điện Bàn

2019 - 2020

08

Dệt vải tơ lụa Mã Châu

Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu

NHTT

Duy Xuyên

2019 - 2020

09

Dệt thổ cẩm Zara

Tổ hợp tác sản xuất dệt thổ cẩm Zara hoặc Hợp tác xã dệt thổ cẩm Zara

NHTT

Nam Giang

2019 - 2020

10

Dó trầm hương Nông Sơn

Tổ hợp tác sản xuất dó trầm hương xã Quế Trung

NHTT

Nông Sơn

2019 - 2020

11

Dệt chiếu cói Tam Thăng

Tổ hợp tác sản xuất dệt chiếu cói, xã Tam Thăng hoặc Hợp tác xã nuôi trồng Tam Thăng

NHTT

Tam Kỳ

2019 – 2020

12

Chiếu cói Bàn Thạch

Tổ hợp tác sản xuất chiếu cói Bàn Thạch hoặc Hợp tác xã Dịch vụ Sản xuất & Kinh doanh Tổng hợp Duy Vinh, Duy Xuyên

NHTT

Duy Xuyên

2019 – 2020

13

Mộc Văn Hà

Tổ hợp tác sản xuất Mộc Văn Hà, xã Tam Thành, Phú Ninh hoặc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Thành, Phú Ninh

NHTT

Phú Ninh

2019 - 2020

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM THỰC HIỆN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN SHCN THEO ĐỀ NGHỊ TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG

TT

Tên nhãn hiệu/sản phẩm

Dự kiến chủ thể đăng ký

Dự định hình thức QL&PT

Nơi triển khai

Thời gian thực hiện

01

Gà Tre Đèo Le

UBND huyện Quế Sơn

NHCN

Quế Sơn

2017 -2018

02

Rau sạch Trường Xuân

Trung tâm ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và PTNT Tam Kỳ

NHTT

Tam Kỳ

2017 -2018

03

Bánh tráng Đại Lộc

HTX DVNN – KDTH Ái Nghĩa

NHTT

Đại Lộc

2017 -2018

04

Dưa hấu Kỳ Lý

HTX dịch vụ nông nghiệp Tam Phước

NHTT

Phú Ninh

2017 -2018

05

Nước mắm Tam Thanh

Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Tam Thanh

NHTT

Tam Kỳ

2017 -2018

06

Bánh phở sắn

HTX DVNN và KDTH thị trấn Đông Phú

NHTT

Quế Sơn

2017 -2018

07

Trầm hương Tiên Phước

HTX KDTH Nhật Linh

NHTT

Tiên Phước

2017 -2018

08

Bê thui Cầu Mống

UBND huyện Điện Bàn

NHCN

Điện Bàn

2019 -2020

09

Rong mứt (rong biển) Tam Hải

Tổ hợp tác xã Tam Hải

NHTT

Núi Thành

2019-2020

10

Ớt A Riêu Mà Cooih (Đông Giang)

Tổ hợp tác sản xuất Ớt A Riêu

NHTT

Đông Giang

2019-2020

11

Đẳng sâm Tây Giang

UBND huyện Tây Giang

NHCN

Tây Giang

2019 - 2020

12

Rượu nếp bầu Tam Mỹ

Hội nông dân Tam Mỹ Tây

NHTT

Núi Thành

2019 - 2020

13

Bánh in Hội An

Hội LHPN thành phố Hội An

NHTT

Hội An

2019 - 2020

 

PHỤ LỤC 5

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Đơn vị tính:1.000 đ

TT

Nội dung công việc

Kinh phí

Nguồn Ngân sách Tỉnh

Nguồn KP địa phương và nguồn huy động khác

1

Xây dựng kế hoạch

1.000

1.000

0

2

Lập mẫu phiếu điều tra

300

300

0

3

Thù lao cho người cung cấp thông tin: Mỗi sản phẩm thu thập 50 phiếu điều tra/sản phẩm x 46 sản phẩm = 2.300 phiếu

2.300 phiếu x 30.000đ/phiếu = 69.000.000đ

69.000

69.000

0

4

Chi công tác phí cán bộ tham gia điều tra

33.120

33.120

0

Chi công tác phí cán bộ điều tra: 3 người x 92 ngày x 50.000đ/ngày = 13.800.00đ

13.800

13.800

0

- Hỗ trợ xăng xe đi lại cho cán bộ thực hiện công tác điều tra: 60.000đ/ngày/người x 3 người x 92 ngày = 19.320.000đ

(Tổ điều tra gồm 03 người, mỗi ngày 03 người tổ chức điều tra 25 phiếu, vậy mỗi sản phẩm tiến hành điều tra trong 2 ngày/3 người, 46 sản phẩm là 92 ngày).

19.320

19.320

0

5

Báo cáo phân tích số liệu điều tra: Kết quả điều tra của 02 sản phẩm làm một báo cáo

23 báo cáo/46 sản phẩm x 2.500.000đ/báo cáo = 57.500.000đ

57.500

57.500

0

6

Kinh phí tạo lập quyền sở hữu công nghiệp

2.031.190

1.364.240

666.950

6.1

Kinh phí tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể

30 sản phẩm x 57.320đ = 1.719.600đ

(Chi tiết theo phụ lục 8)

1.719.600

1.233.600

486.000

6.2

Kinh phí tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận

02 sản phẩm x 155.795.000đ = 311.590

(Chi tiết theo phụ lục 9)

311.590

130.640

180.950

7

Kiện toàn, vận hành mô hình tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm.

133.850.000đ x 26 = 3.480.100đ

(Chi tiết được thể hiện ở phụ lục 10)

3.480.100

2.440.100

1.040.000

8

Tổ chức xây dựng phim tư liệu giới thiệu sản phẩm trên phương tiện truyền thông

20 triệu đồng/ năm x 5 năm (bao gồm cả chi phí đi lại )

100.000

100.000

0

9

Tổ chức hệ thống giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm tại các chợ, siêu thị.

- Chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm tại các chợ, siêu thị: 50.000.000đ (3 tháng/1 siêu thị/25.000.000đ x 2 siêu thị = 50.000.000đ)

- Chi phí mua sản phẩm để trưng bày, giới thiệu người tiêu dùng, dùng thử sản phẩm: Bình quân mỗi sản phẩm mua 7 triệu (trưng bày tại 02 địa điểm), có 26 sản phẩm, vậy tổng kinh phí: 26 x 7.000.000đ = 182.000.000đ.

- Chi tiền thuê xe vận chuyển sản phẩm: 2.000.000đ/chuyến (lượt đi và về) x 6 lần = 12.000.000đ

- Chi tiền công tác phí cho cán bộ tham gia thực hiện:

50.000đ ngày/người x 12 ngày x 2 người = 1.200.000đ

- Chi tiền lưu trú cho cán bộ tham gia thực hiện (tại Đà Nẵng):

700.000đ/đêm/người x 3 đêm x 2 người = 4.200.000đ

249.400

249.400

0

10

Chi phí văn phòng phẩm trong quá trình triển khai kế hoạch: (mỗi năm 10 triệu, kế hoạch triển khai trong 5 năm)

5 năm x 10.000.000 =50.000.000đ

50.000

50.000

0

11

Chi phí công tác phí, thuê xe đi lại làm việc với các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch và kiểm tra quá trình thực hiện và các mô hình vận hành thí điểm tại các địa phương

40.000.000đ/năm x 5 năm = 200.000.000đ

200.000

200.000

0

12

Viết báo cáo tổng kết kế hoạch

8.000

8.000

0

Tổng cộng

6.279.610

4.572.660

1.706.950

 

PHỤ LỤC 6

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN PHÂN THEO CÁC NGUỒN KINH PHÍ

Đơn vị tính: 1.000đ

Nội dung thực hiện

Tổng kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NS tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

NS tỉnh

NS địa phương

Xây dựng kế hoạch

1.000

1.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Điều tra khảo sát thông tin

159.920

159.920

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu tập thể

1.719.600

0

0

699.040

275.400

534.560

210.600

0

0

0

0

Tạo lập quyền SHCN dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận

311.590

0

0

65.320

90.475

65.320

90.475

0

0

0

0

Kiện toàn, vận hành mô hình tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm

3.480.100

0

0

516.175

220.000

563.100

240.000

703.875

300.000

656.950

280.000

Tổ chức xây dựng phim tư liệu giới thiệu sản phẩm trên phương tiện truyền thông

100.000

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

Tổ chức hệ thống giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm tại các chợ, siêu thị

249.400

0

0

0

0

0

0

100.000

0

149.400

0

Chi phí công tác phí, thuê xe đi lại làm việc với các địa phương và kiểm tra mô hình

200.000

20.000

0

40.000

0

40.000

0

50.000

0

50.000

0

Chi phí văn phòng phẩm trong quá trình triển khai kế hoạch

50.000

6.000

0

12.000

0

12.000

0

10.000

0

10.000

0

Viết báo cáo tổng kết kế hoạch

8.000

0

0

0

0

0

0

0

0

8.000

0

Tổng cộng

6.279.610

206.920

0

1.352.535

585.875

1.234.980

541.075

883.875

300.000

894.350

280.000

 

PHỤ LỤC 7

DỰ TOÁN PHÂN NGUỒN KINH PHÍ ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị tính: 1.000đ

TT

Địa phương

Tổng kinh phí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Hội An

281.000

108.600

92.400

40.000

40.000

2

Điện Bàn

136.200

36.200

20.000

40.000

40.000

3

Duy Xuyên

161.000

48.600

32.400

40.000

40.000

4

Tam Kỳ

152.400

56.200

56.200

20.000

20.000

5

Phú Ninh

112.400

36.200

36.200

20.000

20.000

6

Đông Giang

128.600

32.400

36.200

40.000

20.000

7

Nam Giang

56.200

16.200

0

20.000

20.000

8

Thăng Bình

16.200

0

16.200

0

0

9

Tiên Phước

56.200

36.200

20.000

0

0

10

Quế Sơn

96.200

40.000

56.200

0

0

11

Nông Sơn

72.400

16.200

16.200

20.000

20.000

12

Nam Trà My

32.400

16.200

16.200

0

0

13

Hiệp Đức

32.400

16.200

16.200

0

0

14

Núi Thành

112.400

16.200

16.200

40.000

40.000

15

Tây Giang

220.950

90.475

90.475

20.000

20.000

16

Đại Lộc

40.000

20.000

20.000

0

0

 

Tổng cộng

1.706.950

585.875

541.075

300.000

280.000

 

PHỤ LỤC 8

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ ĐĂNG KÝ MỘT NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Đơn vị tính: 1.000 đ

STT

Nội dung công việc

Kinh phí

Nguồn NS tỉnh

Nguồn KP địa phương

1.

Phí thiết kế mẫu nhãn hiệu (3 mẫu chọn 1)

10.000

10.000

0

2.

Phí tra cứu nhãn hiệu

1.500

1.500

0

3.

Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng NHTT

8.000

8.000

0

4.

Xây dựng bản đồ địa danh

(Theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/2/2007 và Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012); cụ thể gồm:

Xác định tên trang, chủ đề, tỷ lệ, kích thước, bố cục nội dung: 1 công x 227.000đ = 227.000đ

Viết đề cương biên tập:1công x 227.000đ = 227.000đ

Thu thập đánh giá dữ liệu:2 công x 227.000đ = 450.000đ

Viết kế hoạch chi tiết:3công x 227.000đ = 681.000đ

Thiết kế ký hiệu:1công x 227.000đ= 227.000đ

Biên vẽ yếu tố chuyên môn: 9 công x 227.000đ=2.043.000đ

Quét, số hóa nội dung chuyên môn:5 công x 227.000đ=1.135.000đ

Biên tập nội dung bản đồ số:9 công x 227.000đ=2.043.000đ

In, kiểm tra:3 công x 227.000đ=681.000đ

Biên tập các yếu tố nội dung:5 công x 227.000đ=1.135.000đ

In: 1 công x 227.000đ=227.000đ

9.000

9.000

0

5.

Hội thảo lấy ý tưởng thiết kế mẫu NH, lấy ý kiến của địa phương, đơn vị dự kiến chủ sở hữu và của người dân trong vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm để xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 02 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 700.000đ

- Nước uống, hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.100

0

8.100

6.

Hội thảo thống nhất mẫu NH, quy chế sử dụng nhãn hiệu, gồm các chi phí:

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 02 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 700.000đ

- Nước uống cho đại biểu, hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.100

0

8.100

7.

Lập hồ sơ đăng lý NH (bao gồm chi phí thuê tư vấn từ lập, hoàn thiện hồ sơ, theo dõi, giải trình, chỉnh sửa hồ sơ trước Cục SHTT trong vòng 12 tháng)

5.000

5.000

0

8.

Nộp lệ phí quốc gia

(Theo Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày  4/2/2009 cho 01 nhãn hiệu/1 nhóm SP)

1.020

1.020

0

9.

Thuê xe đi lại và công tác phí cho cán bộ tham gia thực hiện

- Làm việc với địa phương thống nhất chủ sở hữu, kế hoạch chi tiết để triển khai công việc (thuê xe cả đi và về: 2.000.000đ).

- Vé tàu đi lại thuê chuyên gia tại Hà Nội tham gia tư vấn xây dựng quy chế, bản đồ: 1 người x 2 vé (cả đi và về) = 3.600.000đ

- Công tác phí đi lại cho chuyên gia và cán bộ tham gia thực hiện: 1.000.000

6.600

6.600

0

Tổng cộng

57.320

41.120

16.200

 

PHỤ LỤC 9

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ ĐĂNG KÝ MỘT NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

Đơn vị tính: 1.000 đ

STT

Nội dung công việc

Kinh phí

Nguồn NS tỉnh

Nguồn KP địa phương

1

Phí thiết kế mẫu nhãn hiệu (3 mẫu chọn 1)

10.000

10.000

0

2

Phí tra cứu nhãn hiệu

1.500

1.500

0

3

Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

8.000

8.000

0

4

Xây dựng bộ tiêu chí chứng nhận

8.000

8.000

0

5

Xây dựng bản đồ địa danh

(Theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/2/2007 và Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012); cụ thể:

Xác định tên trang, chủ đề, tỷ lệ, kích thước, bố cục nội dung: 1 công x 227.000đ = 227.000đ

Viết đề cương biên tập: 1 công x 227.000đ = 227.000đ

Thu thập đánh giá dữ liệu: 2 công x 227.000đ = 450.000đ

Viết kế hoạch chi tiết: 3 công x 227.000đ = 681.000đ

Thiết kế ký hiệu: 1 công x 227.000đ= 227.000đ

Biên vẽ yếu tố chuyên môn: 9 công x 227.000đ=2.043.000đ

Quét, số hóa nội dung chuyên môn: 5 công x 227.000đ=1.135.000đ

Biên tập nội dung bản đồ số: 9 công x 227.000đ=2.043.000đ

In, kiểm tra: 3 công x 227.000đ=681.000đ

Biên tập các yếu tố nội dung: 5 công x 227.000đ=1.135.000đ

In: 1 công x 227.000đ=227.000đ

9.000

9.000

0

6

Phí xét nghiệm, phân tích, xây dựng bộ tiêu chí chứng nhận (gồm chi phí mua mẫu, gửi và phân tích chất lượng sản phẩm)

90.475

0

90.475

7

Hội thảo lấy ý tưởng thiết kế mẫu NH, lấy ý kiến để xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, gồm:

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 02 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 700.000đ

- Nước uống, hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.100

8.100

 

8

Hội thảo thống nhất mẫu NH, quy chế sử dụng mẫu nhãn hiệu, tiêu chí chứng nhận, gồm:

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 02 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 700.000đ

- Nước uống , hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.100

8.100

0

9

Lập hồ sơ đăng lý NH (bao gồm chi phí thuê tư vấn từ lập, hoàn thiện hồ sơ, theo dõi, giải trình, chỉnh sửa hồ sơ trước Cục SHTT trong vòng 12 tháng)

5.000

5.000

0

10

Nộp lệ phí quốc gia

(Theo Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/2/2009 cho 01 nhãn hiệu/1 nhóm SP)

1.020

1.020

0

11

Thuê xe đi lại và công tác phí cho cán bộ tham gia thực hiện

- Làm việc với địa phương thống nhất chủ sở hữu, kế hoạch chi tiết để triển khai công việc và lấy ý tưởng để thiết kế nhãn hiệu, logo cho sản phẩm (cả đi và về: 2.000.000đ).

- Vé tàu đi lại thuê chuyên gia tại Hà Nội tham gia tư vấn xây dựng quy chế, bản đồ: 1 người x 2 vé (cả đi và về) = 3.600.000đ

- Công tác phí đi lại cho chuyên gia và cán bộ tham gia thực hiện: 1.000.000

6.600

6.600

0

 

Tổng cộng

155.795

65.320

90.475

 

PHỤ LỤC 10:

DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO MỘT NHÃN HIỆU (BAO GỒM NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN VÀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ)

Đơn vị tính: 1.000 đ

STT

Nội dung công việc

Kinh phí

Nguồn NS tỉnh

Nguồn KP địa phương

1

Tổ chức buổi họp công bố nhãn hiệu và giới thiệu trên các phương tiện truyền thông:

Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

Thuê hội trường, trang trí khẩu hiệu, âm thanh: 1.000.000đ

Công tác phí cán bộ tham gia thực hiện: 300.000đ

Nước uống, hoa tươi cho buổi lễ: 500.000đ

3.800

3.800

0

2

Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản phẩm

117.650

77.650

40.000

2.1

Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho từng sản phẩm

32.450

32.450

0

Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm

8.000

8.000

0

Xây dựng quy trình cấp thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm

8.000

8.000

0

Xây dựng quy chế sử dụng mẫu nhãn hiệu trên hàng hóa, dịch vụ sản phẩm

8.000

8.000

0

Tổ chức Hội thảo thống nhất ý kiến để ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm:

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 03 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 1.050.000đ

- Nước uống cho đại biểu, hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.450

8.450

0

2.2

Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá và khai thác giá trị nhãn hiệu

73.000

10.000

40.000

Thiết kế xây dựng hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích cho từng sản phẩm

10.000

10.000

0

Tổ chức in ấn hệ thống tem, nhãn, bao bì, tờ rơi, áp phích cho sản phẩm

Tờ rơi: 3.000 tờ x 2.000đ/tờ = 6.000.000đ

Nhãn dán bao bì: 6.000 nhãn x 1.500đ/nhãn = 9.000.000đ

Áp phích: 100 tờ x 20.000đ/tờ = 2.000.000đ

Tem chống hàng giả: 4.000 x 2.000đ/tem = 8.000.000đ

In hộp giấy đựng bao bì 2.500 x 10.000đ/hộp = 25.000.000đ

Bảng hiệu quảng cáo 10 x 1.000.000đ/bảng = 10.000.000đ

60.000

20.000

40.000

Xây dựng hồ sơ và đăng ký mã vạch cho sản phẩm

3.000

3.000

0

2.3

Tổ chức đào tạo, tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho cán bộ địa phương, chủ sở hữu nhãn hiệu và các hộ tham gia sản xuất và kinh doanh sản phẩm.

Mỗi địa phương có sản phẩm tổ chức 02 ngày. Mỗi lớp tập huấn có 60 học viên.

Kinh phí chi:

- Thuê xe đi lại: 2.000.000đ (cả đi và về)

- Chi tiền cho các học viên tham dự: 60 x 50.000đ/người/ngày x 2 ngày = 6.000.000đ

- Chi hội trường, âm thanh, ánh sáng và khẩu hiệu: 1.200.000đ (2 ngày)

- Chi tiền nước uống và hoa tươi: 1.000.000đ

- Chi tiền báo cáo viên: 350.000đ/báo cáo x 4 báo cáo = 1.400.000đ

- Chi tiền công tác phí cho cán bộ tham dự: 600.000đ

12.200

12.200

0

3

Vận hành thí điểm hoạt động quản lý và sử dụng nhãn hiệu đã được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.

12.400

12.400

0

3.1

In mẫu giấy chứng nhận trao quyền sử dụng nhãn hiệu cho các thành viên tham gia vào mô hình.

Chi phí in ấn: 100 tờ x 1.000/tờ = 1.000.000đ

1.000

1.000

0

3.2

Tổ chức trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 5 thành viên đối với mỗi sản phẩm.

- Thuê xe đi lại: 2.000.000đ

- Nước uống, hội trường, trang trí hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Công tác phí cán bộ tham gia: 300.000đ

3.300

3.300

0

3.3

Tổ chức Hội thảo đánh giá mô hình sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với từng sản phẩm.

- Thuê xe đi lại (lượt đi và về): 2.000.000đ

- Hội trường, âm thanh: 1.000.000đ

- Thù lao cho đại biểu tham dự: 60 người x 50.000đ/người = 3.000.000đ.

- In ấn, pho to tài liệu phục vụ Hội thảo: 10.000đ/bộ x 60 bộ = 600.000đ

- Thù lao báo cáo viên: 02 báo cáo x 350.000đ/báo cáo = 700.000đ

- Nước uống cho đại biểu, hoa trang trí: 500.000đ

- Công tác phí đi lại cho cán bộ: 300.000đ

8.100

8.100

0

 

Tổng cộng

133.850

93.850

40.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5308/KH-UBND năm 2016 về tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 5308/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Lê Văn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản