- 1Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 39/2015/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2016 về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình
- 7Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 13 tháng 10 năm 2017 |
Thực hiện Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND, ngày 06/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017- 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra trong Nghị quyết.
- Xác định cụ thể quy trình, phương thức thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện Nghị quyết kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.
1. Đối tượng áp dụng
1.1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, hội, hiệp hội và cá nhân (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) được hỗ trợ khi tham gia hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu thông thường.
1.2. Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, đáp ứng về nhân lực đủ năng lực để vận hành kênh thông tin (website) được hỗ trợ xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện và thiết kế website cho các sản phẩm của tổ chức.
1.3. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc tổ chức khác có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó được hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận
1.4. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp được hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
1.5. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hoặc tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý được UBND tỉnh Ninh Bình cho phép thực hiện được hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.
2. Trình tự thực hiện
2.1. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu thông thường và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm của các tổ chức, cá nhân
2.1.1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký, gửi bản đề nghị hỗ trợ (theo mẫu 01a và 01b) về UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành theo phân cấp quản lý hoặc gửi trực tiếp về Sở Khoa học và Công nghệ.
2.1.2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp nhận đề nghị hỗ trợ; xét, tổng hợp danh sách (theo mẫu 02) gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.
2.1.3. Định kỳ 6 tháng một lần, (tháng 10 năm trước xét đợt 1 năm sau và tháng 4 năm sau xét đợt 2). Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở: Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Tài chính họp, xem xét, thống nhất danh sách, nội dung, mức hỗ trợ trình UBND tỉnh (ưu tiên hỗ trợ đối với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của địa phương, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững của tỉnh theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình).
2.1.4. UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách, nội dung, mức hỗ trợ; Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
2.1.5. Ký kết hợp đồng.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua đơn vị tư vấn, Sở Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân và đơn vị tư vấn ký hợp đồng ba bên, trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên để thực hiện theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt. Đơn vị tư vấn do tổ chức, cá nhân lựa chọn, đề xuất.
2.1.6. Thanh toán kinh phí hỗ trợ
- Sau khi ký kết hợp đồng, Sở Khoa học và Công nghệ chuyển tạm ứng kinh phí lần đầu theo quy định tại hợp đồng đã ký kết cho bên thực hiện tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng.
- Việc thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng được thực hiện sau khi nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
- Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ như sau:
+ Đối với nội dung hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Bản sao Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ;
+ Đối với nội dung hỗ trợ xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện và thiết kế kênh thông tin (Website): Bản thiết kế hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng in trên: danh thiếp, phong bì thư, sổ công tác, hộp và thùng đựng sản phẩm, bảng hiệu; Bản mô tả website, giấy xác nhận đăng ký tên miền.
2.2. Hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2.2.1. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức theo quy định tại các Điểm 1.3, 1.4, 1.5 Khoản 1 Mục II; lập Phiếu đề xuất xây dựng nhãn hiệu (theo mẫu số 03) gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.
2.2.2. Tháng 10 hàng năm, trên cơ sở tổng hợp các đề xuất, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở: Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Tài chính họp, xem xét, thống nhất danh mục trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh mục
2.2.3. Sở Khoa học và công nghệ thông báo tuyển chọn đơn vị thực hiện và tổ chức xét duyệt thuyết minh, thẩm định nội dung, tài chính, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Trình tự, thủ tục thực hiện và biểu mẫu hướng dẫn được quy định tại Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND, ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Việc lập dự toán kinh phí của dự án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Ninh Bình và các quy định hiện hành.
2.2.4. Quản lý, cấp phát kinh phí và thanh quyết toán
Việc quản lý và nghiệm thu sản phẩm, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
3.1. Nguồn kinh phí từ các Chương trình của Chính phủ phân bổ cho ngân sách địa phương để thực hiện.
3.2. Nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
3.3. Nguồn đóng góp, huy động của các tổ chức quốc tế và của người dân để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững (nếu có).
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Du lịch; Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
- Lập dự toán thực hiện Nghị quyết gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tổng hợp. Hướng dẫn các thủ tục xin hỗ trợ, lập dự án. Tổ chức xét chọn, theo dõi, quản lý và thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ theo quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ vào nguồn kinh phí thực hiện các Chương trình của Chính phủ phân bổ cho ngân sách địa phương và khả năng ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
- Chủ động tuyên truyền nội dung Nghị quyết và Kế hoạch này, gắn kết việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của địa phương để phát huy hiệu quả, giá trị bền vững của các sản phẩm đã đăng ký bảo hộ.
- Chủ trì, đề xuất, tổng hợp nhu cầu đăng ký các nội dung hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị tổng hợp, đề xuất giải pháp gửi Sở học và Công nghệ nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND, ngày 13/10/2017 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: ………………………(1)……………………….
1. Tên tổ chức/cá nhân:....................................................................................................
2. Địa chỉ:..........................................................................................................................
3. Điện thoại:……………………………………. , Fax:.......................................................
4. Sản phẩm/dịch vụ chính:…………(2) ............................................................................
5. Nội dung đề nghị hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với: (3)
□ Sáng chế
□ Giải pháp hữu ích
□ Kiểu dáng công nghiệp.
□ Nhãn hiệu hàng hóa thông thường.
Tôi (chúng tôi) cam kết những nội dung ghi trong văn bản này là hoàn toàn sự thật. Đề nghị……………..(1) ………………….xem xét, tổng hợp và đề xuất để tôi (chúng tôi) được thực hiện hỗ trợ theo quy định./.
| Ninh Bình, ngày tháng năm |
_____________
([1]) Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký tại Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố theo phân cấp quản lý.
(2) Ghi rõ sản phẩm/dịch vụ chính tương ứng với nhu cầu bảo hộ.
(3) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bảo hộ nội dung nào thì đánh dấu X vào ô tương ứng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: ……………………(1)…………………………..
1. Tên tổ chức: ................................................................................................................
2. Địa chỉ: ........................................................................................................................
3. Điện thoại………………………………… Email:...........................................................
4. Người đại diện:………………………….. Chức vụ:......................................................
5. Nhân lực vận hành website:……………………..(2) .....................................................
6. Tình hình phát triển nhãn hiệu của tổ chức………(3)...................................................
.........................................................................................................................................
7. Nội dung đề nghị hỗ trợ (4):
□ Xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng in trên: danh thiếp, phong bì thư, sổ công tác, hộp và thùng đựng sản phẩm, bảng hiệu.
□ Thiết kế kênh thông tin (Website).
Chúng tôi cam kết những nội dung ghi trong văn bản này là hoàn toàn sự thật. Đề nghị ……………….(1) ....................... xem xét, tổng hợp và đề xuất để chúng tôi được thực hiện hỗ trợ theo quy định./.
| Ninh Bình, ngày tháng năm |
____________
(1) Tổ chức thực hiện đăng ký tại Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố theo phân cấp quản lý.
(2) Ghi rõ họ và tên, trình độ chuyên môn, chức vụ.
(3) Ghi rõ nhãn hiệu hàng hóa thông thường với sản phẩm/dịch vụ đã đăng ký và được bảo hộ.
(4) Tổ chức có nhu cầu đề nghị hỗ trợ nội dung nào thì đánh dấu X vào ô tương ứng.
TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu
1. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
STT | Tên tổ chức/ cá nhân | Hỗ trợ xác lập quyền SHCN | ||
Sáng chế/giải pháp hữu ích | Kiểu dáng công nghiệp | Nhãn hiệu thông thường | ||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
2. Phát triển nhãn hiệu
STT | Tên tổ chức/cá nhân | Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu | |
Xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu | Thiết kế kênh thông tin (Website) | ||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
... |
|
|
|
(Có bản đề nghị chi tiết của các tổ chức, cá nhân kèm theo)
| Ninh Bình, ngày tháng năm
|
PHIẾU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG NHÃN HIỆU TẬP THỂ/ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN/CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1. Tên dự án:...................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tính cấp thiết, tầm quan trọng của dự án: (1)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Phạm vi áp dụng (2)......................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Cơ quan, tổ chức quản lý nhãn hiệu (3).......................................................................
........................................................................................................................................
| ….., ngày... tháng... năm 20... |
____________
(1) Phải nêu được thực trạng sản phẩm đề xuất xây dựng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.
(2) Quy mô áp dụng trên địa bàn huyện, hay toàn tỉnh.
(3) Ghi rõ tên Hội, hiệp hội hay cơ quan nào quản lý.
- Đối với nhãn hiệu chứng nhận: Tổ chức đứng tên nhãn hiệu phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó.
- Đối với nhãn hiệu tập thể: Tổ chức đứng tên nhãn hiệu phải là Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.
- Đối với chỉ dẫn địa lý: Tổ chức đứng tên nhãn hiệu phải là Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hoặc tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý được UBND tỉnh Ninh Bình cho phép thực hiện.
- 1Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về điều kiện, thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 06/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 17/2010/QĐ-UBND
- 3Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 38/2018/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An
- 5Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2018 về hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm giai đoạn 2019–2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Kế hoạch 5308/KH-UBND năm 2016 về tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 91/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Kế hoạch 126/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021
- 10Công văn 6641/SCT-KTATMT về báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa và hoạt động mua bán khí năm 2022 do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về điều kiện, thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 06/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 17/2010/QĐ-UBND
- 3Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Ninh Bình
- 7Quyết định 39/2015/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2016 về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình
- 10Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 38/2018/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Long An
- 12Kế hoạch 287/KH-UBND năm 2018 về hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm giai đoạn 2019–2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 13Kế hoạch 5308/KH-UBND năm 2016 về tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
- 14Kế hoạch 91/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 15Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 16Kế hoạch 126/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021
- 17Công văn 6641/SCT-KTATMT về báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hóa và hoạt động mua bán khí năm 2022 do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 116/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định