Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 01 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 06/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 535/KH-UBND ngày 01/12/2022 của UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị và Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 06/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. THỰC TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Số lượng đơn vị

Tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 571 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó:

1.1. Phân loại theo ngành, lĩnh vực

- Lĩnh vực Giáo dục đào tạo: 468 đơn vị;

- Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp: 13 đơn vị;

- Lĩnh vực Y tế: 18 đơn vị;

- Lĩnh vực Khoa học công nghệ: 02 đơn vị;

- Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 15 đơn vị;

- Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: 03 đơn vị;

- Lĩnh vực Kinh tế và sự nghiệp khác: 52 đơn vị.

1.2. Phân loại theo mức độ tự chủ tài chính

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: 04 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: 31 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: 53 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: 483 đơn vị.

1.3. Phân loại theo vị trí pháp lý của đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh: 04 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Sở, ban, ngành: 85 đơn vị;

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố: 482 đơn vị.

2. Đánh giá chung

Thời gian qua, việc thực hiện rà soát, sắp xếp tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các đơn vị, địa phương quan tâm, triển khai kịp thời, nghiêm túc; gắn với tinh giản biên chế, từng bước cơ cấu lại đội ngũ viên chức, bố trí người làm việc theo vị trí việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong giai đoạn từ 2015 - 2023 (từ khi thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW), trên địa bàn toàn tỉnh sắp xếp giảm 52 đơn vị sự nghiệp, đạt tỷ lệ 8,35% (Riêng năm 2022 đã giảm 07 đơn vị).

Các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng đề án vị trí việc làm, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ được giao; một số đơn vị sự nghiệp đã tự chủ hoàn toàn về tài chính, phát huy vai trò của người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã bám sát các quy định để thực hiện quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh và đạt được một số kết quả như: Bước đầu tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị sự nghiệp trong việc quản lý, hoạt động; từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, gắn với hiệu quả, chất lượng công việc.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn có một số tồn tại, hạn chế như: Một số đơn vị sự nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong chưa thực sự tinh gọn; một số đơn vị chậm đổi mới hoạt động, công tác quản lý, quản trị nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thu nhập cho người lao động. Tại một số đơn vị sự nghiệp, nhất là những đơn vị có quy mô nhỏ còn tồn tại một số viên chức được đào tạo chuyên môn không phù hợp với vị trí việc làm nên chưa đáp ứng được với nhu cầu của công việc được giao.

Nguồn thu từ phí, thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp của một số đơn vị sự nghiệp công lập không ổn định, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng mức độ tự chủ để tiến tới tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp cấp huyện, do điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương còn khó khăn nên khả năng thực hiện xã hội hóa một số dịch vụ còn hạn chế.

3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

- Việc sắp xếp để giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021 trong thời gian tới theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính gặp nhiều khó khăn do số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm nhiều trong giai đoạn 2015-2021.

- Việc rà soát để xây dựng, sửa đổi, bổ sung đề án vị trí việc làm, xác định số người làm việc theo Nghị định số 106/2020/NĐ-CP chưa hoàn thiện do còn nhiều Bộ quản lý ngành chưa ban hành hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

- Chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc trong đa số các đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua được giao thấp, các đơn vị còn thiếu nhân lực so với yêu cầu nhiệm vụ, do đó việc thực hiện tinh giản biên chế gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, giai đoạn 2021 - 2026, tiếp tục tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh phải tiếp tục giảm 73 biên chế công chức và 2.378 người làm việc. Việc thực hiện nội dung này cũng gặp nhiều khó khăn do về cơ bản tỉnh đã chuyển số biên chế hưởng lương ngân sách nhà nước sang biên chế đơn vị tự bảo đảm kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự bảo đảm kinh phí (sự nghiệp y tế, sự nghiệp dạy nghề và một số đơn vị khác tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên); biên chế giáo dục mầm non và phổ thông lớn (chiếm 82,9%) biên chế hưởng lương ngân sách toàn tỉnh, khả năng tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên thấp, số học sinh, số lớp ngày càng tăng; số biên chế các đơn vị sự nghiệp còn lại tập trung chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm, chỉ bố trí số lượng biên chế để bảo đảm tiêu chí thành lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

II. KẾ HOẠCH SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Căn cứ pháp lý

- Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 10/7/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Công văn số 3712//BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông;

- Nghị quyết số 210/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công điện số 209/CĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, 3 cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thông báo kết luận số 672-TB/TU ngày 09/8/2023 của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Đảng bộ Sở Nội vụ.

2. Mục đích, yêu cầu

2.1. Mục đích

- Quán triệt sâu sắc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2024 - 2025 theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2. Yêu cầu

- Việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).

- Trong quá trình sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không bị gián đoạn, xáo trộn; sau sắp xếp, kiện toàn hoạt động tốt hơn, hiệu quả cao hơn; tập trung huy động, phát huy tiềm năng đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.

- Các đơn vị sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức gắn với vị trí việc làm; phương thức quản lý theo hướng tiên tiến, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ. Bảo đảm xuyên suốt việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, nhất là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho Nhân dân; tạo thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận dịch vụ sự nghiệp công.

- Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho đối tượng.

- Kết quả sắp xếp, tổ chức các cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch này là tiêu chí, cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

3. Nguyên tắc

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức bên trong của đơn vị sự nghiệp công lập phải theo đúng tiêu chí, điều kiện quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; quy định của pháp luật chuyên ngành và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.

- Việc sắp xếp, tổ chức lại bảo đảm một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo các nội dung quy định tại mục 2, phần III Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc sắp xếp thu gọn đầu mối đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2024 - 2025 cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tiêu chí, điều kiện thành lập, có tính kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên, khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đầu mối, tổ chức bên trong phải đảm bảo các tiêu chí, điều kiện theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện theo lộ trình, phù hợp với tình hình thực tế, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

- Xem xét các yếu tố đặc thù của từng đơn vị, địa phương để quyết định giữ nguyên hay sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

- Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

4. Nhiệm vụ và giải pháp

4.1. Sắp xếp tổ chức bộ máy

4.1.1. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo

Rà soát đánh giá việc sáp nhập các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở; mô hình các trường liên cấp, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh (nếu có ). Thực hiện tổ chức lại một số trường học các cấp, phù hợp với quy mô trường, lớp, học sinh và quy hoạch mạng lưới giáo dục của tỉnh. Cụ thể:

- Đối với bậc học mầm non: Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có không quá 01 trường Mầm non. Những nơi có trên 01 trường mầm non/01 xã, phường, thị trấn thực hiện sáp nhập thành một trường có nhiều điểm trường. Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở: Từ nay đến năm 2025, thực hiện sáp nhập, sắp xếp các trường Tiểu học, các trường Trung học cơ sở, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có không quá 01 trường Tiểu học có nhiều điểm trường, 01 trường Trung học cơ sở (không bao gồm trường Trung học cơ sở trọng điểm); đồng thời thực hiện sắp xếp, sáp nhập các trường Tiểu học, các trường Trung học cơ sở có quy mô dưới 10 lớp thành trường liên cấp Tiểu học và THCS trên địa bàn một xã, phường, thị trấn.

- Trường hợp đặc biệt do quy mô số lớp, số học sinh tăng nhanh trên địa bàn một xã, phường, thị trấn và vượt quá quy định của Bộ GDĐT, đề nghị các đơn vị xây dựng đề án báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, cho phép thành lập trường mới.

Đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở hiện nay đang có số lớp vượt qua so với quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4.1.2. Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

- Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá, có phân tầng chất lượng.

- Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả, đảm bảo trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập, cụ thể:

+ Thực hiện sáp nhập Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành thuộc UBND thị xã Thuận Thành, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân vào Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh.

+ Trước mắt giữ nguyên mô hình Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như hiện nay. Định hướng sau năm 2025, sắp xếp, tổ chức lại các Trường đào tạo nghề theo hướng xây dựng mô hình Đại học đa ngành nghề trên cơ sở sáp nhập các Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh và Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch.

4.1.3. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ

Giữ nguyên số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay.

4.1.4. Đối với lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao; thông tin và truyền thông

- Tiếp tục duy trì các đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu; chỉ giữ lại một đoàn nghệ thuật công lập truyền thống tiêu biểu của địa phương.

- Sáp nhập các trung tâm văn hoá, trung tâm thể thao, nhà văn hoá… trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối. Thực hiện sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Từ Sơn và Đài Phát thanh thành phố Từ Sơn thành Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố Từ Sơn.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương sáp nhập các trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thuộc Sở văn hoá, thể thao và du lịch thành một đầu mối. Hợp nhất Trung tâm Đào tạo bóng chuyền và Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành 01 đơn vị mới.

- Rà soát, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, điều hành về hoạt động thông tin và truyền thông.

- Hợp nhất Báo Bắc Ninh và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh thành 01 đơn vị mới.

4.1.5. Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

- Sáp nhập Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị thuộc UBND tỉnh và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thuộc Sở Xây dựng thành 01 đơn vị mới trực thuộc UBND tỉnh.

- Sáp nhập Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành 01 đơn vị mới trực thuộc UBND tỉnh.

- Sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Bắc Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh thành 01 đơn vị mới.

- Sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Từ Sơn và Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Từ Sơn thành 01 đơn vị mới.

4.2. Phương án giải quyết số lượng cấp phó theo quy định

Đối với các đơn vị thực hiện sáp nhập làm tăng số lượng cấp phó của đơn vị thì trong thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày thực hiện sắp xếp, kiện toàn phải sắp xếp, bố trí giảm số lượng cấp phó để đảm bảo thực hiện số lượng cấp phó theo đúng quy định và chỉ được bổ sung khi số lượng cấp phó thấp hơn quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.

5. Dự kiến kết quả đạt được

Đến năm 2025 giảm được 69 đơn vị, tương ứng với 11,9% so với năm 2021; giảm 114 đơn vị so với năm 2015, tương ứng 18,3%. Đạt tỷ lệ giảm tối thiểu 10% đơn vị theo quy định. Trong đó:

+ Lĩnh vực Giáo dục đào tạo: 53 đơn vị;

+ Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp: 02 đơn vị;

+ Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 02 đơn vị;

+ Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông: 01 đơn vị;

+ Lĩnh vực Kinh tế và sự nghiệp khác: 04 đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt các nội dung của Kế hoạch này trong các phòng, ban và đơn vị trực thuộc;

- Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đảm bảo đúng quy định pháp luật và tiến độ thời gian theo kế hoạch. Ban hành Quyết định sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị theo quy định pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện. Hằng năm căn cứ kết quả thực hiện làm cơ sở để đánh giá trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Sở, ngành: Các sở, ngành có trách nhiệm chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; ban hành danh mục dịch vụ công không sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý (trách nhiệm quản lý); ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, theo đúng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện: UBND cấp huyện quyết định giao quyền tự chủ tài chính và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Hàng năm, UBND cấp huyện gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính để tổng hợp) báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo quy định hiện hành.

2. Sở Nội vụ

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo tình hình và kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị sắp xếp, lại tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ Kế hoạch; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên.

Trên đây là Kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2024 - 2025. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn, giải đáp và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đại diện báo Nhân dân, TTXVN tại Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo;
- Lưu: VT, NC, CVP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hương Giang


PHỤ LỤC

SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 01/ 3 /2024 của UBND tỉnh)

 

TT

Lĩnh vực thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Sự nghiệp Giáo dục

 

Rà soát đánh giá việc sáp nhập các trường trung học phổ thông; mô hình các trường liên cấp, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh (nếu có). Thực hiện tổ chức lại một số trường học các cấp, phù hợp với quy mô trường, lớp, học sinh và quy hoạch mạng lưới giáo dục công lập của tỉnh.

Sở GD&ĐT; UBND cấp huyện

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

1.1

UBND huyện Gia Bình

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Hoàng Đăng Miện (15 nhóm, lớp) và trường Mầm non thị trấn Gia Bình (20 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Gia Bình

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.2

UBND huyện Lương Tài

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Quảng Phú (22 nhóm, lớp) và trường Mầm non Hoa Hồng (13 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non thị trấn Thứa (24 nhóm, lớp) và trường Mầm non Hoa Sen (11 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học An Thịnh A (15 lớp) và trường Tiểu học An Thịnh B (15 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Phú Hòa A (15 lớp) và trường Tiểu học Phú Hòa B (15 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Trung Chính A (11 lớp) và trường Tiểu học Trung Chính B (13 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Quảng Phú số 1 (21 lớp) và trường Tiểu học Quảng Phú số 2 (12 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Lương Tài

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

1.3

UBND thị xã Quế Võ

 

 

 

 

Sáp nhập trường Tiểu học Việt Hùng số 1 (19 lớp) và trường Tiểu học Việt Hùng số 2 (19 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Quế Võ

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.4

UBND thị xã Thuận Thành

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Đình Tổ số 1 (16 nhóm, lớp) và trường Mầm non Đình Tổ số 2 (17 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Đại Đồng Thành số 1 (19 nhóm, lớp) và trường Mầm non Đại Đồng Thành số 2 (12 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Gia Đông 1 (16 nhóm, lớp) và trường Mầm non Gia Đông 2 (14 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Ninh Xá 1 (16 nhóm, lớp) và trường Mầm non Ninh Xá 2 (10 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Liên Cơ (14 nhóm, lớp) và trường Mầm non phường Hồ (19 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Đình Tổ 1 (16 lớp) và trường Tiểu học Đình Tổ 2 (22 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Gia Đông 1 (20 lớp) và trường Tiểu học Gia Đông 2 (14 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Mão Điền 1 (17 lớp) và trường Tiểu học Mão Điền 2 (20 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Đại Đồng Thành 1 (26 lớp) và trường Tiểu học Đại Đồng Thành 2 (11 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Phường Hồ 1 (31 lớp) và trường Tiểu học Phường Hồ 2 (13 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thị xã Thuận Thành

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

1.5

UBND huyện Tiên Du

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Đại Đồng 1 (21 nhóm, lớp) và trường Mầm non Đại Đồng 2 (18 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Hoàn Sơn 1 (28 nhóm, lớp) và trường Mầm non Hoàn Sơn 2 (28 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Lạc Vệ 1 (21 nhóm, lớp) và trường Mầm non Lạc Vệ 2 (21 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Liên Bão 1 (21 nhóm, lớp) và trường Mầm non Liên Bão 2 (16 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Phú Lâm 1 (23 nhóm, lớp), trường Mầm non Phú Lâm 2 (13 nhóm, lớp) và trường Mầm non Phú Lâm 3 (13 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Lim 1 (22 nhóm, lớp) và trường Mầm non Lim 2 (10 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Lạc Vệ 1 (27 lớp) và trường Tiểu học Lạc vệ 2 (23 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Phú Lâm 1 (26 lớp) và trường Tiểu học Phú Lâm 2 (28 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Tiên Du

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.6

UBND huyện Yên Phong

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Liên Cơ (15 lớp), trường Mầm non thị trấn Chờ 1 (27 lớp) và trường Mầm non thị trấn Chờ 2 (20 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Yên Phong

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học thị trấn Chờ 1 (41 lớp) và trường Tiểu học thị trấn Chờ 2 (24 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Yên Phong

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Yên Trung 1 (19 lớp) và trường Tiểu học Yên Trung 2 (28 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Yên Phong

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Tam Đa 1 (20 lớp) và trường Tiểu học Tam Đa 2 (23 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND huyện Yên Phong

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.7

UBND thành phố Từ Sơn

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Lý Khánh Văn (12 nhóm/lớp), trường Mầm non Đình Bảng 1 (12 nhóm/lớp) và trường Mầm non Đình Bảng 2 (11 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Đồng Kỵ 1 (19 nhóm/lớp) và trường Mầm non Đồng Kỵ 2 (15 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Đông Ngàn 1 (10 nhóm/lớp) và trường Mầm non Đông Ngàn 2 (9 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Đồng Nguyên 1 (13 nhóm/lớp) và trường Mầm non Đồng Nguyên 2 (19 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Hương Mạc 1 (17 nhóm/lớp) và trường Mầm non Hương Mạc 2 (18 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Tam Sơn 1 (19 nhóm/lớp) và trường Mầm non Tam Sơn 2 (15 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Tân Hồng 1 (18 nhóm/lớp) và trường Mầm non Tân Hồng 2 (13 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Mầm non Tương Giang 1 (18 nhóm/lớp) và trường Mầm non Tương Giang 2 (11 nhóm/lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Châu Khê 1 (21 lớp) và trường Tiểu học Châu Khê 2 (23 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Đình Bảng 1 (35 lớp) và trường Tiểu học Đình Bảng 2 (31 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Đồng Kỵ 1 (25 lớp) và trường Tiểu học Đồng Kỵ 2 (39 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Đồng Nguyên 1 (24 lớp) và trường Tiểu học Đồng Nguyên 2 (32 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Tam Sơn 1 (20 lớp) và trường Tiểu học Tam Sơn 2 (21 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Hương Mạc 1 (32 lớp) và trường Tiểu học Hương Mạc 2 (25 lớp) thành 01 đơn vị mới

 

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Trung học cơ sở Hương Mạc 1 (20 lớp) và trường Trung học cơ sở Hương Mạc 2 (15 lớp) thành 01 đơn vị mới

 

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.8

UBND thành phố Bắc Ninh

 

 

 

 

Sáp nhập trường Mầm non Võ Cường 1 (17 nhóm, lớp) và trường Mầm non Võ Cường 2 (18 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Mầm non Vũ Ninh (14 nhóm, lớp) và trường Mầm non Việt Đan (12 nhóm, lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Võ Cường 1 (14 lớp), trường Tiểu học Võ Cường 2 (28 lớp) và trường Tiểu học Võ Cường 3 (24 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

Sáp nhập trường Tiểu học Vũ Ninh 1 (15 lớp) và trường Tiểu học Vũ Ninh 2 (15 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

 

Sáp nhập trường Tiểu học Nam Sơn 1 (13 lớp) và trường Tiểu học Nam Sơn 2 (26 lớp) thành 01 đơn vị mới

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

1.9

Sáp nhập trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở thành trường liên cấp Tiểu học và THCS

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

1.10

Sáp nhập Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành thuộc UBND thị xã Thuận Thành, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân vào Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND thị xã Thuận Thành, Hội Nông dân

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

2

Sự nghiệp Văn hóa - Thể thao và Thông tin truyền thông

2.1

Thành lập Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố Từ Sơn trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Từ Sơn và Đài Phát thanh thành phố Từ Sơn

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

2.2

Hợp nhất Trung tâm Đào tạo bóng chuyền và Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh thành 01 đơn vị mới

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

2.3

Hợp nhất Báo Bắc Ninh và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh thành 01 đơn vị mới

Báo Bắc Ninh

Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2025

3

Sự nghiệp Khác

3.1

Sáp nhập Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị thuộc UBND tỉnh và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thuộc Sở Xây dựng thành 01 đơn vị mới trực thuộc UBND tỉnh.

Sở Xây dựng

Sở Nội vụ, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

3.2

Sáp nhập Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành 01 đơn vị mới trực thuộc UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan

Năm 2024

3.3

Sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Bắc Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh thành 01 đơn vị

UBND thành phố Bắc Ninh

Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

3.4

Sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Từ Sơn và Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Từ Sơn thành 01 đơn vị

UBND thành phố Từ Sơn

Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan

Năm 2025

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2024 sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2024-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành

  • Số hiệu: 51/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 01/03/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Hương Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản