Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Thái Bình, ngày 16 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/QĐ-TTG NGÀY 22/01/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 149/QĐ-TTg); nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện Quyết định.

2. Xác định nội dung và phân công nhiệm vụ cụ thể tới các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg đảm bảo đồng bộ, hiệu quả hướng đến người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 trên địa bàn

- Ít nhất 21 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM), quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), phòng giao dịch của NHTM, QTDND trên 100.000 người trưởng thành.

- Ít nhất 80% số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng; không bao gồm điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng chính sách xã hội);

- Ít nhất 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng (TCTD).

- Ít nhất 1.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có dư nợ tại các TCTD; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 35% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn; dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân đến cuối năm 2025 tăng 2,3 lần so với cuối năm 2019, chiếm 60% tổng dư nợ cho vay của các TCTD.

- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

- Tăng trưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng bình quân giai đoạn 2020-2025: 20%-25%/năm.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện.

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về đại lý ngân hàng; về tài khoản giao dịch theo các cấp độ; về tiền điện tử và tài khoản tiền điện tử; về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số; về quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô; về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính; về quy định thực hiện xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến dựa trên cơ sở khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư;....

- Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về tiếp cận, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cho việc nhận biết, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến.

2. Khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính theo quy định, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính thuận tiện, chi phí hợp lý.

- Khuyến khích phát triển mô hình đại lý ngân hàng: Cho phép những ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý; tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng (các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng...) trở thành đại lý của ngân hàng.

- Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng chưa có hoặc có ít dịch vụ ngân hàng, mật độ còn thấp.

- Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bản cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng; tạo điều kiện cho mạng lưới bưu chính công cộng hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, tổ chức công nghệ tài chính phát triển các dịch vụ tài chính số với chi phí thấp phục vụ người dân nông thôn.

- Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô phát triển.

3. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm) đảm bảo tính đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân, doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, hợp tác xã (HTX), hộ gia đình SXKD: Cho vay hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thông qua ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Phát triển các hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa, tài sản trên đất, động sản và dòng tiền. Phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện ở nông thôn;....

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính; các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước: chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi trả các chương trình an sinh xã hội; thanh toán các hóa đơn định kỳ: điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí; trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp. Khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác để sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích.

4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện.

- Quản lý vận hành tốt hệ thống thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định.

- Gắn mã số định danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân sau khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng, phục vụ công tác quản lý và xác thực thông tin khách hàng và người thụ hưởng khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ

- Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và chính phủ điện tử

5. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết và kiến thức tài chính, bảo vệ người tiêu dùng

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược tài chính toàn diện; các cơ chế, chính sách có liên quan; kiến thức, kỹ năng tài chính; phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính đến các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, người dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Hội nghị gặp gỡ, tri ân khách hàng.

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các HTX, DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ,... nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, sử dụng vốn vay hiệu quả

- Công khai, minh bạch hóa thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; cơ cấu phí và các loại phí dịch vụ đối với người tiêu dùng tài chính; quy trình xử lý khiếu nại, tranh chấp cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

- Tăng cường kiến thức tài chính cho khách hàng vay, đặc biệt là quyền được tiếp cận và bảo vệ thông tin tín dụng, cơ chế giải quyết khiếu nại và chỉnh sửa sai sót thông tin.

- Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ tài chính; củng cố niềm tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính.

- Bảo đảm an toàn cho các điểm giao dịch, đại lý của các TCTD. Tăng cường trao đổi thông tin về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng xấu và công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng; bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, ngân hàng.

6. Các giải pháp hỗ trợ khác

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép nội dung, mục tiêu phát triển tài chính toàn diện vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm và hàng năm, chương trình xây dựng nông thôn mới; Đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn lực để ủy thác thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, tín dụng đối với các đối tượng yếu thế, cho vay theo các chương trình, đề án của tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

- Cải cách hành chính, trong đó có thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của người dân và doanh nghiệp.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.

(Nội dung phân công nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tại Phụ lục đính kèm Kế hoạch này).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Bình chủ trì tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tình hình, kết quả triển khai, các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị có liên quan đến Chiến lược tài chính toàn diện của các đơn vị liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Bình để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Định kỳ thời hạn báo cáo:

+ Báo cáo hàng năm: chậm nhất ngày 05/01 của năm tiếp theo; không thực hiện báo cáo năm 2025 và năm 2030.

+ Báo cáo sơ kết giai đoạn 2021 - 2025: chậm nhất ngày 10/9/2025.

+ Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện: chậm nhất ngày 10/9/2030.

- Thời điểm lấy thông tin báo cáo:

+ Đối với báo cáo hàng năm: 31/12 của năm báo cáo;

+ Đối với báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2025: 30/6/2025;

+ Đối với báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện: 30/6/2030.

Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Bình để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Các phòng: TH, KTTC, KTKH;
- Lưu: VT, KTĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 16/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

STT

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Nhiệm vụ cụ thể

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện

Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về đại lý ngân hàng; về tài khoản giao dịch theo các cấp độ; về tiền điện tử và tài khoản tiền điện tử; về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số; về quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô; về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính; về quy định thực hiện xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến dựa trên cơ sở khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư;....

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2020-2025

Tham gia xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, triển khai quy định về tiếp cận, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính (đáp ứng tiêu chuẩn kết nối theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Nghị định 137/2015/NĐ-CP) khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cho việc nhận biết, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến.

Công an tỉnh

NHNN Chi nhánh tỉnh; các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2020-2022

2

Khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính theo quy định, giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính thuận tiện, chi phí hợp lý.

Khuyến khích phát triển mô hình đại lý ngân hàng: Cho phép những ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý; tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng (các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng...) trở thành đại lý của ngân hàng.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND huyện, thành phố

2021-2025

Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động

NHNN Chi nhánh tỉnh

Sở Thông tin và truyền thông; các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND huyện, thành phố

2020-2025

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng ở vùng nông thôn, vùng chưa có hoặc có ít dịch vụ ngân hàng, mật độ còn thấp.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND huyện, thành phố.

2020-2025

Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bản cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng; tạo điều kiện cho mạng lưới bưu chính công cộng hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, tổ chức công nghệ tài chính phát triển các dịch vụ tài chính số với chi phí thấp phục vụ người dân nông thôn.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Sở Thông tin và truyền thông; các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND huyện, thành phố.

2020-2025

Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô phát triển

Ủy ban nhân dân các cấp

NHNN Chi nhánh tỉnh, Sở Tài chính, các Sở, ngành, đơn vị liên quan, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức chính trị - xã hội.

2020-2025

3

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm) đảm bảo tính đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân, doanh nghiệp

Khuyến khích phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ SXKD nông nghiệp, nông thôn, DNNVV, hợp tác xã, hộ gia đình SXKD: Cho vay hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thông qua ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”; Phát triển các hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa, tài sản trên đất, động sản và dòng tiền; phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện ở nông thôn;....

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan

2020 - 2025

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính; các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước: chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi trả các chương trình an sinh xã hội; thanh toán các hóa đơn định kỳ: điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí; trả lương cho người lao động tại các DN;... Khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác để sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước, UBND huyện, thành phố

2020 - 2025

4

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện.

Quản lý vận hành tốt hệ thống thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các TCTD, Kho bạc nhà nước trên địa bàn

2020-2025

Gắn mã số định danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân sau khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng, phục vụ công tác quản lý và xác thực thông tin khách hàng và người thụ hưởng khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ

NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình

Công an tỉnh và các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2020-2025

Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và chính phủ điện tử

Sở Thông tin Truyền thông

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

2020-2025

5

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết và kiến thức tài chính, bảo vệ người tiêu dùng

Thông tin, tuyên truyền, phổ biến đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược tài chính toàn diện; các cơ chế, chính sách có liên quan; kiến thức, kỹ năng tài chính; phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính đến các cơ quan quản lý nhà nước, Cấp ủy, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, người dân và doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Thái Bình; Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình

Các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan

2020 - 2025

Đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Hội nghị gặp gỡ, tri ân khách hàng.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các sở, ngành, đơn vị có liên quan

2020 - 2025

Tiếp tục hỗ trợ phát triển các HTX, DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ... nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, sử dụng vốn vay hiệu quả

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NHNN Chi nhánh tỉnh, Cục Thuế tỉnh

2020 - 2025

Công khai, minh bạch hóa thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; cơ cấu phí và các loại phí dịch vụ đối với người tiêu dùng tài chính; quy trình xử lý khiếu nại, tranh chấp cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; Các cơ quan liên quan

2020 - 2025

Tăng cường kiến thức tài chính cho khách hàng vay, đặc biệt là quyền được tiếp cận và bảo vệ thông tin tín dụng, cơ chế giải quyết khiếu nại và chỉnh sửa sai sót thông tin.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính

2020 - 2025

Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ tài chính; củng cố niềm tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Công an tỉnh

2020-2025

Tham mưu, hướng dẫn đảm bảo an toàn an toàn cho các điểm giao dịch, đại lý của các TCTD. Tăng cường trao đổi thông tin về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng xấu và công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Công an tỉnh

NHNN chi nhánh tỉnh, UBND các huyện, thành phố

2020 - 2025

Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng; bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, ngân hàng.

NHNN Chi nhánh tỉnh

Sở Công thương, các sở, ngành, đơn vị có liên quan

2020 - 2025

6

Các giải pháp hỗ trợ khác

Tham mưu UBND tỉnh lồng ghép nội dung, mục tiêu phát triển tài chính toàn diện vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 5 năm và hàng năm, chương trình xây dựng nông thôn mới; Đề xuất các biện pháp thu hút các nguồn lực để ủy thác thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, tín dụng đối với các đối tượng yếu thế, cho vay theo các chương trình, đề án của tỉnh; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; NHNN Chi nhánh tỉnh; Các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố, NHCSXH tỉnh

2020 - 2025

Cải cách hành chính, trong đó có TTHC liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của người dân và doanh nghiệp.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Xây dựng; Sở Tư pháp; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố

2020 - 2025

Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.

Sở Tài chính

NHNN Chi nhánh tỉnh; Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh

2020 - 2025

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 149/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thái Bình ban hành

  • Số hiệu: 40/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 16/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Đặng Trọng Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản