Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/KH-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mi, Nghị quyết s137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị ln thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết s21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác Dân số trong tình hình mới”.

Thực hiện Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tng quát

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

2. Chỉ tiêu cụ thể

a) Chỉ tiêu đến năm 2025

Quy mô dân số đạt mức 9,0 triệu người; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên bình quân 0,15 %/năm; 85% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 111 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ số phụ thuộc chung khoảng 50%; Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 87%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 66 năm. Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 85%; Chiều cao trung bình người Hà Nội 18 tui đối với nam đạt 167,5 cm, nữ đạt 156,5 cm. Tỷ lệ dân số đô thị đạt khoảng 58 %; bố trí, sắp xếp dân cư hp lý ở nông thôn, thành thị; 98% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn Thành phố và quy mô toàn quốc; Ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đạt 80%.

b) Chỉ tiêu đến năm 2030

Quy mô dân số đạt mức 9,8 triệu người; Duy trì mức sinh thay thế; 90% phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 95% trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phbiến nhất. Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 109,0 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ số phụ thuộc chung khoảng 50%; Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 90%; tuổi thọ bình quân đạt trên 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 95%; Chiều cao trung bình người Hà Nội 18 tuổi đối với nam đạt 169cm, nữ đạt 158cm. Tỷ lệ dân số đô thị đạt khoảng 65%; bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở nông thôn, thành thị; 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn Thành phố và quy mô toàn quốc; Ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đạt 100%.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp

- Tăng cường và duy trì tổ chức học tập, quán triệt và phbiến nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội đến các cơ quan, địa phương, tchức và tng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về thực hiện chính sách dân số. Tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bdân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

- Xây dựng và ban hành chương trình, Kế hoạch thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên cơ sở cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội và Chiến lược Dân số đến năm 2030. Đảm bảo các nhiệm vụ rõ ràng, cấp thiết, phù hợp với với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của địa phương.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số; đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp. Lồng ghép các mục tiêu dân số vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã chủ trì xây dựng và thực hiện.

- Tăng cường và duy trì công tác phối hợp liên ngành; duy trì Ban Chỉ đạo công tác Dân số các cấp, phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số ở các cấp, ngành. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, giám sát thực hiện công tác dân số.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp. Đ cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc; gương mẫu thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.

- Lồng ghép các nội dung về dân svào chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở đào tạo do Thành ph, quận, huyện, thị xã quản lý.

2. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục vchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mở rộng toàn diện nội dung truyền thông, giáo dục cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội; duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hoá dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tui; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với khu vực nội thành và ngoại thành, chú trọng giảm sinh ở địa bàn có mức sinh cao.

- Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới. Chú trọng truyền thông về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm tạo dư luận xã hội hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và ủng hộ những người phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tuyên truyền nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ y tế, chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, tạo chuyn biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm khơi dậy phong trào trong mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe; phát triển tầm vóc, thể lực người Hà Nội; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Vận động, thuyết phục và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyn thông, ủng hộ các hành vi có lợi về dân s và phát trin; lng ghép nội dung truyền thông vào các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, văn hóa dân gian; đưa các tiêu chí về dân số và phát triển vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông giáo dục phù hợp với các nhóm đối tượng; chú trọng việc truyền thông, tư vấn trực tiếp của đội ngũ cộng tác viên dân số ở các thôn làng, tdân phố. Tăng cường truyền thông trong các đợt cao điểm, trọng điểm hàng năm. Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Vận động mọi thanh niên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao trước khi kết hôn thực hiện việc tư vấn và khám sức khoẻ trước hôn nhân; phụ nữ mang thai thực hiện việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh. Nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy, nhằm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đặc biệt ở vùng có đồng bào dân tộc ít người.

- Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

3. Rà soát, hoàn thiện bổ sung cơ chế, chính sách về công tác dân số

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc. Đxuất điều chỉnh hoặc bãi bỏ những nội dung quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số không còn phù hợp; đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách dân số, xây dng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đy đủ quyn và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Kiện toàn hệ thng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Rà soát, nâng cao chất lượng quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ động chuẩn bị các điều kiện để dân cư được phân bố tương ứng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng địa phương và trong Quy hoạch chung, Quy hoạch tng th, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2030, tm nhìn 2050.

- Hoàn thiện chính sách, quy định của Thành phố về bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi; khuyến khích người cao tui tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động cao tui. Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

- Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng với các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng xa trung tâm.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Xây dựng văn bản thực hiện chính sách dân số theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số, phù hợp với quy định Pháp luật và quy hoạch kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số các cấp. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và quản lý xã hội ở các cấp.

4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ dân số

- Xây dựng, ban hành Đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; phát triển mạng lưới, nâng cao cht lượng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; tập huấn kiến thức, kỹ năng tư vấn cho cán bộ dân số; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế; mở rộng mặt bệnh, tật được đưa vào chương trình của Đề án; đầu tư trang thiết bị hiện đại tại Trung tâm sàng lọc của Thành phố. Thiết lập hệ thống thông tin quản lý dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, đặc biệt trong việc quản lý các đối tượng mắc và được điều trị. Củng cố, nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc hiện có, phát triển thêm các cơ sở cung cp dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật. Hình thành các cơ sở sàng lọc trước sinh, sơ sinh ngang tm khu vực; từng bước mở rộng slượng bệnh, tật trong chương trình, đ án.

- Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục thể thao; rèn luyện nâng cao sức khỏe, các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người Hà Nội.

- Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo nguyên tắc kết hợp dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ; đào tạo, tập huấn kiến thức lão khoa cho cán bộ y tế các cấp, đặc biệt là dân số, y tế cơ sở. Tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng cho điều dưỡng viên, cộng tác viên, người giúp việc và bản thân người cao tuổi về chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng. Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và cht lượng theo các cp độ khác nhau. Phát triển các loại hình câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe, văn hóa, giải trí của người cao tuổi ở cộng đồng theo hướng xã hội hóa, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Mở rộng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên và nhân viên chăm sóc được đào tạo.

- Tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập và ngoài công lập. Hoàn thiện quy trình, quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý các dịch vụ kỹ thuật. Từng bước quản lý, điều tiết và phát triển dịch vụ dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ dân số công lập và ngoài công lập.

- Củng cố mạng lưới cung cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả việc phân phối các dịch vụ phi lâm sàng qua mạng lưới cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản. Đối mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Tiếp tục huy động các thành phần, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện và dịch vụ tránh thai.

- Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp các dịch vụ phá thai, phá thai không an toàn.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển. Trong đó, ưu tiên các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bổ và lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực; thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với những vấn đề ưu tiên, trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về dân số. Chú trọng nghiên cứu tác nghiệp, cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số và phát trin thế lực, tầm vóc người Hà Nội; nghiên cứu các vấn đề liên quan về chăm sóc toàn diện cho sức khỏe người cao tuổi.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, sliệu dân số; nâng cao chất lượng về hạ tầng; duy trì, nâng cấp Kho dữ liệu điện tử về dân số ở cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã; từng bước chuyển đổi sang mô hình quản lý, cập nhật thông tin từ tuyến xã và tập trung tại cấp Thành phố đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và quản lý xã hội ở các cấp. Tổ chức mạng lưới thu thập thông tin, số liệu dân số theo hướng hiện đại ở các cấp, có sự phân công cụ thể các ngành, các cấp trong lĩnh vực này. Kiện toàn mạng lưới thu thập, cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số gắn với đội ngũ cán bộ dân số các cấp và đôi ngũ cộng tác viên dân số.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin số liệu về dân số bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hp, chia sẻ và kết nối các dữ liệu chuyên ngành. Cung cấp thông tin, số liệu dân số đáp ứng nhu cầu sử dụng của các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, mọi cơ quan, tổ chức trong Thành phố, phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Xây dựng báo cáo tổng quan hàng năm về dân số phản ánh hiện trạng, phân tích động thái, phát hiện những vấn đề dân số mới nảy sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp và Thành phố.

6. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số

- Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu: Duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng vi già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách Thành phố, ngân sách quận, huyện và xã, phường; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đi tượng được nhà nước chi trả.

- Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công. Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp vi các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ và các hoạt động trong lĩnh vực dân số.

- Có chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. Rà soát, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, làng, tổ dân phố. Bổ sung nội dung, tăng định mức chi công tác dân số trong phân bổ dự toán chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước.

7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số của Thành phố. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở cơ sở phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; đồng thời, thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất, ổn định và nâng cao hiệu quả mô hình cán bộ chuyên trách dân số xã, phường, thị trấn là viên chức thuộc Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã làm việc tại UBND xã, phường, thị trấn. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, làng, tdân phố về công tác dân số.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học. Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, cán bộ hoạch định chính sách ở cấp Thành phố.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ dân squa mạng, tạo thuận lợi cho người dân. Đy nhanh trin khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân số chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Cung cấp số liệu đy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dân số giữa Hà Nội với các Thành phố, Thủ đô các nước trong khu vực và quốc tế, nhất là các nước phát triển, các tổ chức quốc tế về dân số và phát triển. Tích cực tham gia học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, các nước phát triển, trong các diễn đàn đa phương, song phương về dân số và phát triển, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế; tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế về dân số và phát triển trong tình hình mới.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chuyên đề về dân số và phát triển của thành phố Hà Nội, nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, chuyên môn và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giai đoạn thực hiện Chiến lược

a) Giai đoạn 1: 2021 -2025:

- Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của công tác dân số; tập trung vào triển khai toàn diện Chiến lược:

- Ban hành các chính sách về dân số; phê duyệt các chương trình, kế hoạch, đề án đã được phân công tại Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND Thành phố; Chương trình, dự án đầu tư công về dân số.

- Phê duyệt và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án, Dự án, Kế hoạch về công tác Dân số đã được phê duyệt: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, Kế hoạch về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đến năm 2030, Kế hoạch chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch Phát triển thể lực và tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030, Kế hoạch về triển khai thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030”, Dự án Nâng cao chất lượng, hiệu quả Kho dữ liệu điện tử Dân số các cấp của thành phố Hà Nội.

b) Giai đoạn 2: 2026 - 2030:

- Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.

- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 1, điều chỉnh các chính sách, biện pháp và mở rộng các mô hình can thiệp; triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn Thành phố.

2. Nhiệm vụ của các Sở, ngành và và các quận, huyện, thị xã

a) Giám đốc/Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố trong tháng 1 năm 2021.

- Chỉ đạo lồng ghép các yếu tố dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương trên cơ sở khai thác có hiệu quả kho dữ liệu điện tử về dân số ở các cấp; lãnh đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của ngành, địa phương thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng Kế hoạch, chương trình thực hiện lồng ghép tuyên truyền nội dung về công tác dân số trong tình hình mới phù hợp và đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số trên địa bàn Thành phố.

b) Sở Y tế

- Chủ trì, phối hp các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã theo dõi, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số.

- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, dự án đầu tư công về dân số trình UBND Thành phố; tổ chức thực hiện phù hợp với Kế hoạch.

- Hướng dẫn, kiểm tra, tng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo UBND Thành phố; tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện.

c) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của thôn, làng, tdân phố phù hợp với các quy định của pháp luật.

d) Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình UBND Thành phố Kế hoạch thực hiện các nội dung liên quan đến Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới và các Luật có liên quan nhằm khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Kế hoạch sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng với xã hội. Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị. Tăng cường xuất khẩu lao động, duy trì, củng cố thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường mới.

f) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo, đài Thành phố, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác dân số, nội dung và công tác triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

g) Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các Đán, Kế hoạch về văn hóa, thể dục, thể thao góp phần nâng cao chất lượng dân số theo mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch.

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn các tiêu chí đánh giá về gia đình trong thời kỳ mới; hướng dẫn lồng ghép các nội dung công tác dân số trong tình hình mới với công tác gia đình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch và thiết chế văn hóa cơ sở (các hương ước, quy ước của cộng đồng).

h) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình dự án về xây dựng nông thôn mới, di dân tái định cư và các nội dung thuộc lĩnh vực, thẩm quyền được nêu trong Kế hoạch này.

i) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng, triển khai các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về dân số và phát triển định hướng của Chiến lược và các nội dung thuộc lĩnh vực, thẩm quyền được nêu trong Kế hoạch này.

k) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng, hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ biên chế làm công tác dân số các cấp, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số xã, phường, thị trấn; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý liên quan đến dân số và phát triển.

l) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng, trình ban hành và thực hiện Kế hoạch tăng cường truyền thông, phổ biến, giáo dục kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh trong hệ thống các trường phổ thông. Nâng cao kiến thức và kỹ năng về giới, sức khỏe sinh sản, tình dục. Đa dạng các loại hình giáo dục phổ biến kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính; nhằm giảm tình trạng nạo phá thai đối với tuổi vị thành niên, thanh niên trong nhà trường.

- Rà soát, hoàn thiện các Đán, Kế hoạch về giáo dục từ mầm non trở lên để bsung các nội dung, hoạt động liên quan đến nâng cao chất lượng dân số, tầm vóc thể lực người Thủ đô.

m) Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thuộc Thành phố: Xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới, sức khỏe trước hôn nhân trong đội ngũ học sinh, sinh viên của nhà trường. Đảm bảo nội dung, hình thức phong phú và phù hợp, thiết thực thực hiện các mục tiêu về sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

n) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, Y tế cân đối đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư cho các nội dung công tác dân số và phát triển do ngân sách nhà nước bảo đảm; đồng thời xây dựng chính sách, Kế hoạch cụ thể huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đthực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành văn bản quy định về lồng ghép các yếu tố dân số bao gồm cả quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, từng quận, huyện, thị xã.

- Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới của Thành phố, từng quận, huyện, thị xã phù hợp với hiện trạng và xu hướng vận động của các yếu tố dân số, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của từng vùng và trong chiến lược tổng thể xây dựng và bảo vệ Thủ đô. Tiếp tục xây dựng các chính sách để tác động tới sự phân bố lại dân số hợp lý từng vùng, từng địa phương và trên toàn Thành phố.

o) Sở Tài chính: căn cứ Kế hoạch UBND Thành phố phê duyệt, hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp Thành phố, phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp, kinh phí cho các kế hoạch, đề án, dự án về dân số để triển khai thực hiện theo quy định.

p) Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết phù hợp; nâng cao chất lượng tuyên truyền về dân số và phát triển trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

q) Công an Thành phố chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện Cơ sở dữ liệu dân cư Hà Nội tiến tới tích hợp vào Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Tăng cường công tác quản lý nhân, hộ khẩu để kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin nhân khẩu vào Cơ sở dữ liệu dân cư Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và quản lý xã hội.

r) Các Sở, ban, ngành Thành phố chủ trì, phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng Kế hoạch, chương trình thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số.

s) UBND các quận, huyện, thị xã: Xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương theo hướng tổ chức thực hiện các Kế hoạch 5 năm và hằng năm về dân số và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quận, huyện, thị xã; bố trí kinh phí nguồn quận, huyện, thị xã để thực hiện các đề án, kế hoạch, dự án về dân số của Thành phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã; chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu các chỉ tiêu của công tác dân số trên địa bàn Thành phố đến năm 2030.

t) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội, Hội Kế hoạch hoá gia đình thành phố Hà Nội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các Sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất thông qua Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Đng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UB
ND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Tổng cục DS-KHHGĐ - BYT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VH-XH HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Chi cục Dân số - KHHGĐ TP HN;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.H.Giang; Phòng: KGVX, KT TKBT, TH,
- Lưu: VT, KGV
X

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

PHỤ LỤC 1

CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Chỉ báo

Đơn vị

Mc tiêu cần đt

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1.

Duy trì vững chc mức sinh thay thế

1.1

Quy mô dân số

Triệu người

9,0

9,5

1.2

Tổng tỉ suất sinh

Con/phụ nữ

2,1

2,1

1.3

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

%/năm

0,15

 

1.3

Tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đẻ (15-49 tuổi) đang sử dụng BPTT hiện đại

%

75

80

2

Đưa tỉ sgiới tính khi sinh về mc cân bng tự nhiên, phn đu duy trì cơ cu tuổi của dân số mức hp lý.

2.1

Tỉ số giới tính khi sinh

Số bé trai/100 bé gái

111

109

2.2

Tlệ trẻ em dưới 15 tuổi

%

23

22

2.3

Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên

%

10,5

12

2.4

Tỉ lệ phụ thuộc chung

%

50

50

3.

Nâng cao cht lượng dân số.

3.1

Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

%

85

95

3.2

Tỉ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất

%

85

90

3.3

Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất

%

90

95

3.4

Tuổi thọ bình quân

Năm

75

>75

3.5

Tuổi thọ khỏe mạnh

Năm

66

68

3.6

Chiều cao nam giới Việt Nam 18 tuổi

cm

167,5

169

3.7

Chiều cao nữ giới Việt Nam 18 tuổi

cm

156,5

158

4

Thích ứng vi già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

4.1

Tỉ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung

%

90

100

4.2

Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ

%

87

90

5.

Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

5.1

Tỉ lệ dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

%

98

100

5.2

Tỉ lệ ngành, lĩnh vực, địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội

%

80

90

6

Thúc đy phân bdân số hợp lý và bảo đảm quc phòng, an ninh.

6.1

Tỉ lệ dân số đô thị 1 %

58

65

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG PHÂN BỔ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND thành phHà Nội)

STT

Đơn vị

Số cộng tác viên

Toàn Thành phố

11.050

1

Ba Đình

386

2

Hoàn Kiếm

245

3

Hai Bà Trưng

490

4

Đống Đa

550

5

Thanh Xuân

338

6

Tây Hồ

268

7

Cầu Giấy

315

8

Hoàng Mai

530

9

Long Biên

429

10

Nam Từ Liêm

257

11

Bắc Từ Liêm

362

12

Sóc Sơn

485

13

Đông Anh

517

14

Gia Lâm

405

15

Thanh Trì

345

16

Hà Đông

400

17

Sơn Tây

210

18

Ba Vì

455

19

Phúc Thọ

294

20

Đan Phượng

249

21

Thạch Thất

340

22

Hoài Đức

340

23

Quốc Oai

315

24

Chương Mỹ

470

25

Thanh Oai

325

26

Thường Tín

394

27

ng Hòa

355

28

Phú Xuyên

355

29

Mỹ Đức

301

30

Mê Linh

325