Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Thực hiện Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.2. Trang bị cho học sinh phổ thông những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường... của tỉnh Hòa Bình, từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất, các năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

1.3. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra ở địa phương, cộng đồng, giúp học sinh hòa nhập với môi trường đang sinh sống, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc Hòa Bình, xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội Hòa Bình ngày càng phát triển.

2. Yêu cầu

2.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật. Thực hiện xuất bản bộ tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hòa Bình theo đúng quy định của Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Cụ thể hóa được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.3. Đảm bảo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nội dung giáo dục địa phương trong từng cấp học và từng lớp học, đảm bảo thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh để làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh. Các thuật ngữ được giải thích rõ ràng; thể thức, kỹ thuật trình bày bảo đảm theo quy định hiện hành.

2.4. Định hướng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.

2.5. Đảm bảo vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nội dung giáo dục địa phương theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.6. Tài liệu giáo dục địa phương được sử dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục.

II. NỘI DUNG

1. Định hướng biên soạn tài liệu giáo dục địa phương

1.1. Tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh

1.1.1. Về nội dung

Nội dung giáo dục địa phương được biên soạn phù hợp với lứa tuổi học sinh từng cấp học; đảm bảo độ chính xác và theo quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo được quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT.

Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở kế thừa và kết nối với nội dung các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông vào giải quyết các vấn đề thực tế đời sống cá nhân, gia đình, địa phương,..

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, định hướng nội dung giáo dục của địa phương tỉnh Hòa Bình như sau:

a) Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương

- Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; các công trình văn hóa ở địa phương...

- Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; các nhân vật lịch sử, các anh hùng tiêu biểu tỉnh Hòa Bình; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương.

b) Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương

- Về địa lý: Địa lý tự nhiên; địa lý dân cư; địa lý kinh tế - xã hội; địa lý du lịch.

- Về kinh tế: thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

- Về hướng nghiệp: các vấn đề về giáo dục hướng nghiệp tại địa phương.

c) Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương

- Về chính trị: bộ máy chính quyền; dân chủ cơ sở.

- Về chính sách xã hội: chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.

- Về môi trường: bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; biến đổi khí hậu.

1.1.2. Về hình thức

Đối với cấp Tiểu học: Nội dung giáo dục của địa phương thuộc 04 mạch nội dung kiến thức theo các chủ đề và được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lý... theo định hướng của Bộ GD&ĐT.

Đối với cấp THCS, THPT: Nội dung giáo dục của địa phương thuộc 7 lĩnh vực, 29 chủ đề và 81 chủ điểm (bài học) theo định hướng của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng biên soạn tài liệu dành cho học sinh 01 cuốn/lớp (12 cuốn/12 lớp từ lớp 1 đến lớp 12).

1.2. Tài liệu giáo dục địa phương dành cho giáo viên

Căn cứ nội dung, kiến thức, hình thức cấu trúc của tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học cho giáo viên; hướng dẫn các bước thực hiện đối với từng bài, chủ đề...

Xây dựng tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên 01 cuốn/lớp (12 cuốn/12 lớp từ lớp 1 đến lớp 12).

Bộ tài liệu giáo dục địa phương sẽ được xem như là bộ tài liệu giáo khoa phục vụ cho nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hòa Bình.

2. Tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương

2.1. Biên soạn và chỉnh sửa

2.1.1. Thành lập Ban biên soạn chương trình, tài liệu

Ban biên soạn gồm các chuyên gia, cán bộ khoa học, công nghệ, các nhà hoạt động văn hóa có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, về địa phương, có chuyên môn phù hợp, có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt tham gia biên soạn tài liệu giáo dục địa phương theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Ban biên soạn được thực hiện vận dụng theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

2.1.2. Tổ chức biên soạn

- Thu thập tài liệu: Ban biên soạn tập hợp tài liệu từ các Sở, các cơ quan ban ngành; nghiên cứu, lựa chọn nội dung để biên soạn tài liệu.

- Biên soạn dự thảo: Tổ chức biên soạn tài liệu đảm bảo nội dung và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với lứa tuổi học sinh từng cấp học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.

2.1.3. Thực nghiệm, khảo sát và chỉnh sửa tài liệu

Sở Giáo dục và Đào tạo chọn một số đơn vị trường học để tiến hành tổ chức thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương.

Sau khi thực nghiệm, tài liệu giáo dục địa phương có thể được chỉnh sửa. Quy trình chỉnh sửa tài liệu giáo dục địa phương thực hiện như quy trình biên soạn tài liệu giáo dục địa phương. Trong quá trình triển khai, tài liệu giáo dục địa phương được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật thông tin phù hợp với sự phát triển về kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan trên địa bàn tỉnh.

2.2. Thẩm định và phê duyệt tài liệu

2.2.1. Thẩm định tài liệu

- Thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục, giáo viên cốt cán có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và các nhà hoạt động văn hóa, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia thẩm định tài liệu theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Hội đồng phải có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng; Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT; Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

- Quy trình thẩm định và tiêu chí đánh giá tài liệu giáo dục địa phương vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT, Thông tư số 33/2017/TT-BGDDT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và tập trung vào các yêu cầu nêu tại phần I, mục 2 của Kế hoạch.

2.2.2. Phê duyệt tài liệu

- Đối với cấp Tiểu học: Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục địa phương và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo tài liệu đã được phê duyệt;

- Đối với cấp THCS, THPT: UBND tỉnh chủ trì tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Sau khi tài liệu được thẩm định, giao Sở GD&ĐT chuẩn bị hồ sơ trình Bộ GD&ĐT phê duyệt để đưa vào giảng dạy tại các nhà trường.

3. Xuất bản và phát hành Tài liệu giáo dục của địa phương

Phối hợp với Nhà xuất bản có uy tín thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành xuất bản, in ấn và phát hành tài liệu.

4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động; học để thực hiện cả trong và ngoài lớp học.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục địa phương trong các môn học và hoạt động trải nghiệm.

Hàng năm, tổ chức, cập nhật, điều chỉnh nội dung giáo dục của địa phương đối với từng cấp học (nếu cần thiết) cho phù hợp, với lịch trình tập huấn cụ thể như sau:

- Trước tháng 8/2020: tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 1;

- Trước tháng 8/2021: tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6;

- Trước tháng 8/2022: tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 và lớp 10;

- Trước tháng 8/2023: tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 4, lớp 8 và lớp 11;

- Trước tháng 8/2024: tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

5. Lộ trình thực hiện việc tổ chức biên soạn và triển khai tài liệu giáo dục địa phương

5.1. Trước tháng 12/2019:

- Thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình, nội dung tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Hòa Bình;

- Hoàn thành khung Chương trình, nội dung tổng thể giáo dục địa phương của 03 cấp học.

5.2. Trước tháng 5/2020:

- Hoàn thành tổ chức thực nghiệm tại cơ sở giáo dục về nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với học sinh lớp 1;

- Hoàn thành biên soạn nội dung giáo dục địa phương cho lớp 1.

5.3. Trước tháng 8/2020:

Hoàn thành công tác xuất bản, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên để triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021 theo lộ trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.4. Trước tháng 5/2021:

- Hoàn thành tổ chức thực nghiệm tại cơ sở giáo dục về nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với học sinh lớp 2 và lớp 6;

- Hoàn thành biên soạn nội dung giáo dục địa phương cho lớp 2 và lớp 6.

5.5. Trước tháng 5/2022:

- Hoàn thành tổ chức thực nghiệm tại cơ sở giáo dục về nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10;

Hoàn thành biên soạn nội dung giáo dục địa phương cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

5.6. Trước tháng 5/2023:

- Hoàn thành tổ chức thực nghiệm tại cơ sở giáo dục về nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11;

- Hoàn thành biên soạn nội dung giáo dục địa phương cho lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

5.7. Trước tháng 5/2024:

- Hoàn thành tổ chức thực nghiệm tại cơ sở giáo dục về nội dung tài liệu giáo dục địa phương đối với học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12;

- Hoàn thành biên soạn nội dung giáo dục địa phương cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

5.8. Trước tháng 5/2025:

Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung nội dung giáo dục địa phương (nếu có) và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm triển khai tài liệu giáo dục địa phương.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí: Nằm trong ngân sách hàng năm chi cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm cho việc biên soạn, triển khai nội dung giáo dục của địa phương theo quy định hiện hành.

2. Tổng kinh phí:

- Năm 2020: kinh phí đảm bảo cho việc Biên soạn, thẩm định và tập huấn tài liệu giáo dục của địa phương đối với lớp 1 là: 1.138.190.000 đồng (có Biểu chi tiết đính kèm)

- Từ năm 2021 đến năm 2025: Thực hiện dự toán theo từng năm để đảm bảo kinh phí phù hợp với chính sách chế độ thay đổi hàng năm. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp xây dựng dự toán hàng năm và gửi Sở Tài chính thẩm định kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan:

- Xây dựng và báo cáo UBND tỉnh Kế hoạch cụ thể về việc tổ chức biên soạn, triển khai nội dung giáo dục địa phương theo lộ trình của Bộ GD&ĐT.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định thành lập Ban biên soạn, Hội đồng thẩm định; hoàn thành các loại hồ sơ theo quy định. Xây dựng kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa, phê duyệt về nội dung giáo dục của địa phương theo quy định hiện hành;

- Tổ chức biên soạn và chỉ đạo về chuyên môn, theo dõi tiến độ thực hiện; đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết:

- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương (có nội dung của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh trên địa bàn) đảm bảo nội dung và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với lứa tuổi học sinh từng cấp học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương;

- Tham gia trực tiếp biên soạn tài liệu giáo dục địa phương đối với từng cấp học theo lộ trình hàng năm.

- Xây dựng dự toán hàng năm và gửi Sở Tài chính thẩm định kinh phí biên soạn, thẩm định, xuất bản và triển khai nội dung giáo dục địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương.

- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương làm căn cứ để tổ chức điều chỉnh, cập nhật tài liệu hàng năm.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các trường Trung học phổ thông thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở đơn vị. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.

- Hằng năm (vào thời điểm kết thúc năm học) tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo từng cấp học để theo dõi, chỉ đạo.

2. Các Sở, Ban, Ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao: Giới thiệu các thành viên tham gia Ban biên soạn tài liệu, Hội đồng thẩm định theo chức năng nhiệm vụ. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu về kinh phí, cung cấp tài liệu biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng Kế hoạch, trong đó:

2.1. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí biên soạn, thẩm định chương trình, tài liệu, in ấn và triển khai nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới; kinh phí tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định.

2.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực sau: định hướng phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình; các lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; phong tục tập quán địa phương, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; danh nhân văn hóa; di tích lịch sử, di tích tâm linh; bảo tàng; tiềm năng phát triển du lịch và các địa điểm du lịch của tỉnh, các công trình văn hóa...

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: Định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trọng tâm, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2030; các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,...

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: Địa lý tự nhiên; địa lý kinh tế - xã hội; các vấn đề về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh...

2.5. Sở Công thương: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; các ngành nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh,...

2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: tiềm năng, thế mạnh phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; các làng nghề, sản phẩm nông nghiệp truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn của tỉnh,...

2.7. Sở Khoa học và Công nghệ: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: Kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,...

2.8. Sở Nội vụ: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: Địa giới hành chính; các đơn vị hành chính...

2.9. Ban Dân tộc: Cung cấp tài liệu, nội dung thuộc các lĩnh vực: về dân cư, dân tộc của tỉnh...

3. UBND các huyện, thành phố

- Cung cấp tài liệu về văn hóa, lịch sử, truyền thống; kinh tế - chính trị - xã hội; môi trường của địa phương phục vụ công tác biên soạn chương trình, nội dung giáo dục địa phương khi được yêu cầu;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương theo quy định.

4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Cung cấp các tài liệu và các nội dung liên quan đến lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; tham gia Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, TH (VP. 50b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cửu

 

BIỂU CHI TIẾT

KINH PHÍ BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, TRIỂN KHAI TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 1
NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số 188/KH-UBND, ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh)

A. KINH PHÍ BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 1

TT

Nội dung

ĐV tính

Số lượng

Đơn giá

Số người/ bản

Số lần/ ngày

Thành tiền (đồng)

Văn bản áp dụng

I. CHI BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

 

172.800.000

Thông tư 51/TT-BTC ngày 15/8/2019

1

Thù lao cho tác giả (8 tiết/ngày)

Tiết

160

450.000

2

 

144.000.000

2

Thù lao cho chủ biên

Tiết

80

50.000

1

 

4.000.000

3

Thù lao cho tổng chủ biên

Tiết

80

35.000

1

 

2.800.000

4

Thù lao đọc góp ý bản thảo

Trang

100

10.000

22

 

22.000.000

II. CHI THÙ LAO MINH HỌA TÀI LIỆU

 

11.450.000

1

Thù lao trang bìa

Trang

2

350.000

 

 

700.000

2

Thù lao can, vẽ kỹ thuật

Hình

50

15.000

 

 

750.000

3

Thù lao vẽ hình minh họa có tính nghệ thuật

Hình

50

200.000

 

 

10.000.000

III. CHI HOÀN THIỆN TÀI LIỆU

 

119.250.000

1

Chi thù lao cho tác giả, biên tập viên

Ngày

3

110.000

15

3

14.850.000

2

Chi phụ cấp tiền ăn

Ngày

3

200.000

15

3

27.000.000

3

Tiền nước uống

Ngày

3

40.000

15

3

5.400.000

4

Tiền vé tàu, xe

Lượt

2

100.000

15

3

9.000.000

5

Tiền phòng nghỉ.

Đêm

4

350.000

15

3

63.000.000

IV. CHI THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU

 

50.740.000

1

Chi phụ cấp tiền ăn

Ngày

3

200.000

26

 

15.600.000

2

Tiền nước uống

Ngày

3

40.000

26

 

3.120.000

3

Tiền vé tàu, xe

Lượt

2

100.000

26

 

5.200.000

4

Thuê hội trường

Ngày

3

5.000.000

 

 

15.000.000

5

Chi thẩm định đọc tài liệu

Tiết

24

15.000

22

 

7.920.000

6

Chi thù lao cho Chủ tịch HĐ thẩm định

Buổi

6

200.000

1

 

1.200.000

7

Chi thù lao cho P.Chủ tịch, thư ký HĐ thẩm định

Buổi

6

150.000

3

 

2.700.000

V. CHI IN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

63.750.000

1

In tài liệu (in màu khổ A5)

tờ

50

500

2.500

 

62.500.000

2

In ấn tài liệu cho báo cáo viên, Ban tổ chức.

tờ

50

500

50

 

1.250.000

VI

CHI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN

12.300.000

TT 109/ 2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

1

Thiết kế phiếu khảo sát

phiếu

1

1.000.000

1

1

1.000.000

2

Trả lời phiếu khảo sát

phiếu

1

30.000

150

1

4.500.000

3

Xử lý dữ liệu khảo sát

phiếu

1

250.000

4

2

2.000.000

4

Công tác phí

người

1

150.000

4

2

1.200.000

5

Tiền vé tàu, xe

người

1

200.000

4

2

1.600.000

6

Tiền thuê phòng ngủ

phòng

1

250.000

4

2

2.000.000

 

VII

CHI HỘI THẢO, TỌA ĐÀM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU ĐỊA PHƯƠNG

15.000.000

TT 36/2018/TT- BTC ngày 30/3/2018

1

Văn phòng phẩm

Người

50

15.000

1

2

1.500.000

2

Nước uống

Người

50

20.000

3

2

6.000.000

3

Thuê Hội trường

phòng

1

2.000.000

1

2

4.000.000

4

Khánh tiết

đợt

1

1.000.000

1

2

2.000.000

5

In ấn tài liệu

bộ

50

15.000

1

2

1.500.000

VIII

CHI DẠY THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG (03 TRƯỜNG)

12.600.000

1

Văn phòng phẩm

Người

30

15.000

1

2

900.000

2

Nước uống

Người

30

20.000

3

2

3.600.000

3

Hỗ trợ giáo viên dạy thử nghiệm

Người

6

450.000

1

2

5.400.000

4

In ấn tài liệu

bộ

30

15.000

3

2

2.700.000

 

Tổng cộng:

457.890.000

 

B. KINH PHÍ TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CHO CBQL, GIÁO VIÊN

TT

Nội dung chi

ĐV tính

Số lượng

Mức chi

Số lớp /đợt

Số ngày

Thành tiền

Văn bản áp dụng

I

Bồi dưỡng cho CBQL các trường tiểu học (570 người/14 lớp)

 

182.800.000

 

cccccc

Văn phòng phẩm

người

570

20.000

1

 

11.400.000

TT 36/2018/TT- BTC ngày 30/3/2018

2

Nước uống

người

570

20.000

1

4

45.600.000

3

In tài liệu (1 bộ /học viên)

bộ

570

20.000

1

 

11.400.000

4

Báo cáo viên (1 người/lớp)

người

1

1.000.000

14

4

56.000.000

5

Tiền ăn cho giảng viên

người

1

200.000

14

4

11.200.000

6

Thuê phòng nghỉ cho giảng viên

người

1

350.000

14

4

19.600.000

7

Thuê phương tiện cho giảng viên

người

1

300.000

14

1

4.200.000

8

Khánh tiết

đợt

1

1.000.000

1

1

1.000.000

9

Thuê máy chiếu

phòng

1

200.000

14

4

11.200.000

10

Thuê phòng học tập huấn

phòng

1

200.000

14

4

11.200.000

II

Bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 1 (1.500 người/40 lớp)

 

497.500.000

1

Văn phòng phẩm

người

1500

15.000

1

 

22.500.000

2

Nước uống

người

1500

20.000

1

4

120.000.000

3

In tài liệu (1 bộ /học viên)

bộ

1500

20.000

1

 

30.000.000

4

Báo cáo viên (1 người/lớp)

người

1

1.000.000

40

4

160.000.000

5

Tiền ăn cho giảng viên

người

1

200.000

40

4

32.000.000

6

Thuê phòng nghỉ cho giảng viên

người

1

350.000

40

4

56.000.000

7

Thuê phương tiện cho giảng viên

người

1

300.000

40

1

12.000.000

8

Khánh tiết

đợt

1

1.000.000

1

1

1.000.000

9

Thuê máy chiếu

máy

1

200.000

40

4

32.000.000

10

Thuê phòng tập huấn

phòng

1

200.000

40

4

32.000.000

 

Cộng:

 

680.300.000

 

 

Tổng cộng A+ B:

 

1.138.190.000

 

Bằng chữ: Một tỷ một trăm ba mươi tám triệu một trăm chín mươi ngàn đồng chẵn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Hòa Bình ban hành

  • Số hiệu: 188/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 22/11/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Văn Cửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản