Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Bình Định, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

NỘI DUNG TẠI PHỤ LỤC 01 VÀ PHỤ LỤC 02 CỦA KẾ HOẠCH SỐ 92 KH-UBND NGÀY 27/11/2019 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC BIÊN SOẠN VÀ TRIỂN KHAI NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Trên cơ sở đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2565/TTr-SGDĐT ngày 07/12/2021; UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định

(Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm)

Kế hoạch này điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Các nội dung khác vẫn thực hiện theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- CT, PCT Lâm Hải Giang;
- Ban TG Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CVP, PVP VX;
- Lưu: VT, K9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

PHỤ LỤC 01

SỐ CUỐN - TÊN TÀI LIỆU - CẤU TRÚC TÀI LIỆU VÀ QUY CÁCH TÀI LIỆU
(Kèm theo Kế hoạch số 1210/KH-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Bình Định)

1. Cấp tiểu học

Mỗi lớp có 01 cuốn tài liệu cho học sinh; cấp Tiểu học có 01 cuốn dành cho giáo viên để hướng dẫn thực hiện việc dạy-học theo tài liệu học sinh (có thể được phát hành dưới dạng tài liệu điện tử). Tổng cộng cấp Tiểu học gồm 06 cuốn.

a)Tên tài liệu cho học sinh

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH LỚP….

b) Cấu trúc tài liệu

- Lời nói đầu.

- Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu.

- Mục lục.

- Các chủ đề.

- Giải thích thuật ngữ, trích nguồn tài liệu tham khảo, tác giả ảnh…(nếu có)

c) Hình thức trình bày tài liệu

- Bìa 1: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định/Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tên tài liệu: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Định, lớp……

- Bìa 2: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định/Sở Giáo dục và Đào tạo; Danh sách Ban biên soạn tài liệu.

- Các trang tiếp theo: Lời nói đầu; Kí hiệu dùng trong tài liệu/Hướng dẫn sử dụng tài liệu Mục lục; Nội dung các chủ đề; Giải thích thuật ngữ, trích nguồn tài liệu tham khảo, tác giả ảnh…(nếu có).

d) Quy cách tài liệu

Tài liệu cho học sinh: 40 trang (tối đa); tài liệu cho giáo viên: 60 trang (tối đa), in 4 màu, khổ sách: 19x26,5cm.

 

PHỤ LỤC 02

MA TRẬN NỘI DUNG CỤ THỂ CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Bình Định)

TT

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Tên chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Chủ đề 1 “Quê hương em”

 

 

Thành phố Quy Nhơn

- Xác định được vị trí thành phố Quy Nhơn trên lược đồ.

- Nêu được tên và vai trò của một số công trình công cộng của thành phố Quy Nhơn.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về cảnh quan, thiên nhiên, con người của thành phố Quy Nhơn.

- Nêu được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường nơi công cộng ở thành phố Quy Nhơn.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với thành phố Quy Nhơn.

Lịch sử hình thành tỉnh Bình Định

- Xác định được vị trí địa lí tỉnh Bình Định dựa vào lược đồ/bản đồ.

- Biết được lịch sử hình thành tỉnh Bình Định.

- Nêu được một số nét khái quát về vị trí địa lí, đặc điểm chính về điều kiện và tài nguyên thiên nhiên ở Bình Định.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương Bình Định.

Lịch sử phát triển tỉnh Bình Định

- Biết được lịch sử phát triển tỉnh Bình Định.

- Nêu được một số nét khái quát về dân cư, sự phân bố dân cư ở Bình Định.

- Nêu được nét cơ bản về quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Định.

- Tự hào về truyền thống yêu nước của người dân Bình Định.

Chủ đề 2 “Danh lam thắng cảnh”

Thắng cảnh Hầm Hô, huyện Tây Sơn

- Nêu được thắng cảnh Hầm Hô ở đâu.

- Mô tả được một cách sơ lược về cảnh đẹp mà em thích ở thắng cảnh Hầm Hô.

Đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai tỉnh Bình Định

- Nêu vị trí của “Đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai”.

- Nhận biết được danh lam thắng cảnh “Đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai” qua hình ảnh, video…

- Giới thiệu được về thắng cảnh “Đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai” bằng các hình thức phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết và thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường.

Eo Gió, Kỳ Co thành phố Quy Nhơn

- Nêu được tên, vị trí của “Eo Gió, Kỳ Co.

- Nhận biết được danh lam thắng cảnh “Eo Gió, Kỳ Coqua hình ảnh/video…

- Giới thiệu được về thắng cảnh “Eo Gió, Kỳ Cobằng các hình thức phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết và thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường.

Đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ

- Nêu được tên, vị trí của “Đầm Trà ” - Nhận biết được cảnh đẹp “Đầm Trà Ổ” qua video, hình ảnh…

- Giới thiệu được cảnh đẹp “Đầm Trà Ổ” bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lứa tuổi.

- Nhận biết và thực hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường.

Chủ đề 3 “Làng nghề truyền thống”

Làng nón ngựa Phú Gia

- Biết được Làng nghề nón ngựa Phú Gia ở đâu.

- Nêu được những nguyên liệu để làm chiếc nón ngựa Phú Gia.

- Giới thiệu được với bạn bè về Làng nghề nón ngựa Phú Gia.

Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp

- Nêu được tên, vị trí, khái quát lịch sử của Làng nghề tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp.

- Nêu/mô tả được các bước chính để làm ra sản phẩm của Làng nghề tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp.

- Kể tên một số sản phẩm của Làng nghề tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp.

- Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của các sản phẩm của Làng nghề tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp.

- Trải nghiệm và giới thiệu được Làng nghề tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp.

- Có ý thức bảo vệ và phát triển làng nghề cũng như môi trường làng nghề bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu

- Nêu được tên, vị trí, khái quát lịch sử của Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu.

- Nêu/mô tả được các bước chính để làm ra sản phẩm của Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu.

- Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của các sản phẩm Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu.

- Trải nghiệm và giới thiệu được Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu.

- Có ý thức bảo vệ và phát triển làng nghề cũng như môi trường làng nghề bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa

- Nêu được tên, vị trí, khái quát lịch sử của Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa.

- Nêu/mô tả được các bước chính để làm ra sản phẩm của Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa.

- Trình bày được ở mức độ đơn giản vai trò của sản phẩm Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa.

- Trải nghiệm và giới thiệu được Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa.

- Có ý thức bảo vệ và phát triển làng nghề cũng như môi trường làng nghề bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Chủ đề 4 “Các loại hình nghệ thuật truyền thống”

Hò kéo lưới (Hò giựt chì)

- Biết được Hò kéo lưới là điệu hò của người dân làm nghề chài lưới.

- Nhận biết được giai điệu của Hò kéo lưới.

- Thuộc lời và hát đúng giai điệu một đoạn bài Hò kéo lưới.

Nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Bình Định

- Nhận biết được loại hình nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Bình Định qua hình ảnh, video.

- Nêu được những nét khái quát về nguồn gốc, nội dung, giá trị của loại hình nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Bình Định.

- Mô phỏng, thực hành ở mức độ đơn giản loại hình nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Bình Định phù hợp với lứa tuổi.

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật Bài Chòi tỉnh Bình Định.

Hát Bội Bình Định

- Nhận biết được loại hình nghệ thuật Hát Bội Bình Định qua hình ảnh, video.

- Nêu được những nét khái quát về nguồn gốc, nội dung, đặc trưng, giá trị của loại hình nghệ thuật Hát Bội Bình Định.

- Mô phỏng, thực hành ở mức độ đơn giản loại hình nghệ thuật Hát Bội Bình Định phù hợp với lứa tuổi.

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật Hát Bội Bình Định.

Nhạc võ Tây Sơn

- Nhận biết được loại hình nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn qua hình ảnh, video.

- Nêu được những nét khái quát về nguồn gốc, nội dung, giá trị của loại hình nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn.

- Mô phỏng, thực hành ở mức độ đơn giản loại hình nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn phù hợp với lứa tuổi.

- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn.

Chủ đề 5 “Lễ hội truyền thống”

Lễ hội Cầu ngư

- Biết được Lễ hội Cầu ngư diễn ra ở một số vùng ven biển Bình Định.

- Kể được một số hoạt động diễn ra trong Lễ hội Cầu ngư.

- Biết được ý nghĩa của Lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Đổ giàn An Thái

- Nêu được tên, địa điểm diễn ra lễ hội “Đổ giàn An Thái” ở Bình Định.

- Nêu được/ mô tả được một số hoạt động chính diễn ra trong lễ hội; mục đích, ý nghĩa của lễ hội.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường nơi diễn ra lễ hội “Đổ giàn An Thái”.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn

- Nêu được tên, địa điểm diễn ra lễ hội “Đô thị Nước Mặn”.

- Nêu được/mô tả được một số hoạt động chính diễn ra trong lễ hội; mục đích, ý nghĩa của lễ hội “Đô thị Nước Mặn”.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường nơi diễn ra lễ hội “Đô thị Nước Mặn”.

Lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

- Nêu được tên, địa điểm diễn ra lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

- Nêu được/ mô tả được một số hoạt động chính diễn ra trong lễ hội; mục đích, ý nghĩa của lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc - Hồi Đống Đa.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi trường nơi diễn ra lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Chủ đề 6 “Di tích lịch sử - văn hóa

Giới thiệu một số hiện vật văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định.

- Nêu một vài hiện vật văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại bảo tàng Bình Định mà em biết.

- Yêu quý và giữ gìn các di tích văn hóa Sa Huỳnh.

Di tích văn hóa Chăm- pa ở Bình Định

- Kể tên một số di tích Chăm-pa ở Bình Định.

- Giới thiệu khái quát được về lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích Chăm-pa.

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích văn hóa Chăm-pa ở Bình Định.

Di tích bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số.

- Nêu được tên, vị trí của di tích Bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số chi viện vũ khí vào khu V xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Giới thiệu khái quát được về lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích Bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số.

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích Bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số.

Di tích chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu huyện Phù Mỹ

- Nêu được tên, vị trí của di tích chiến thắng Đèo Nhông -Dương Liễu.

- Giới thiệu khái quát được về lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích chiến thắng Đèo Nhông-Dương Liễu.

- Thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích chiến thắng Đèo Nhông- Dương Liễu.

Chủ đề 7 “Một số nhân vật tiêu biểu/Danh nhân

Hoàng đế Quang Trung

- Biết được năm sinh, năm mất của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.

- Kể được cho bạn bè, người thân nghe những điều mà em biết về Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.

- Kính trọng, yêu quý và tự hào về người anh hùng quê hương.

Danh nhân văn hóa Đào Tấn

- Trình bày được những nét khái quát về danh nhân văn hóa Đào Tấn (năm sinh, năm mất, đóng góp chính…)

- Kể được cho bạn bè, người thân nghe những điều mà em biết về danh nhân văn hóa Đào Tấn.

- Trân trọng những đóng góp của danh nhân văn hóa Đào Tấn; kế thừa, phát huy truyền thống qua việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Chí sỹ Tăng Bạt Hổ

- Trình bày được những nét khái quát về chí sỹ Tăng Bạt Hổ (năm sinh, năm mất, đóng góp chính…)

- Kể được ít nhất một câu chuyện liên quan đến chí sỹ Tăng Bạt Hổ.

- Trân trọng những đóng góp của chí sỹ Tăng Bạt Hổ; học tập những đức tính tốt đẹp; kế thừa, phát huy truyền thống qua các việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Mây

- Trình bày được những nét khái quát về anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Mây (năm sinh, năm mất, đóng góp chính…)

- Kể được ít nhất một câu chuyện liên quan đến anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Mây.

- Trân trọng những đóng góp của thế hệ trước; học tập những đức tính tốt đẹp; kế thừa, phát huy truyền thống qua các việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Chủ đề 8 “Phong tục tập quán, đặc sản Bình Định”

Bánh ít lá gai Bình Định

- Biết được nguyên liệu làm ra bánh ít lá gai Bình Định.

- Nêu được các công đoạn cơ bản làm bánh ít lá gai.

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về đặc sản bánh ít lá gai ở Bình Định.

Một số món ăn tiêu biểu ở Bình Định

- Kể được một số món ăn tiêu biểu ở Bình Định.

- Mô tả/giới thiệu được một số món ăn tiêu biểu ở Bình Định.

- Chia sẻ những cảm nhận về các món ăn ở Bình Định.

- Thực hành làm món ăn cùng bạn, gia đình.

Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định.

- Nhận biết được nhà Rông của các dân tộc thiểu số ở Bình Định qua hình ảnh, video…

- Mô tả/giới thiệu được đặc điểm nhà Rông, một số hoạt động tổ chức tại nhà Rông của các dân tộc thiểu số ở Bình Định

- Có ý thức giữ gìn nhà Rông của các dân tộc thiểu số ở Bình Định.

Nhà lá mái Bình Định

- Nhận biết được nhà lá mái qua hình ảnh, video…

- Mô tả/giới thiệu được đặc điểm nhà lá mái ở Bình Định.

- Có ý thức giữ gìn nhà lá mái ở Bình Định.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 điều chỉnh Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 120/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Lâm Hải Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản