- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 51/2019/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 3387/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 điều chỉnh Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2024 điều chỉnh Kế hoạch số 92/KH-UBND về Tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/KH-UBND | Bình Định, ngày 27 tháng 11 năm 2019 |
Thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định; cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương.
- Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu.
- Đảm bảo về kiến thức, kĩ năng, thái độ của nội dung giáo dục địa phương trong từng cấp học, lớp học, bảo đảm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh để làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
- Vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
- Vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả năng lực của học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các thuật ngữ được giải thích rõ ràng; thể thức, kĩ thuật trình bày bảo đảm theo quy định hiện hành.
- Tài liệu được biên soạn, ban hành và tổ chức thực hiện đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phù hợp với tài liệu hướng dẫn dạy học các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; tài liệu có tính mở để giáo viên áp dụng phù hợp tại mỗi địa phương trong tỉnh.
1. Định hướng nội dung giáo dục địa phương
a. Các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống của tỉnh
- Về văn hóa truyền thống bao gồm: Lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, trí thức dân gian, tập quán xã hội, phong tục tập quán địa phương, xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay, tôn trọng kỷ cương, pháp luật.
- Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa lịch sử; di tích văn hóa - lịch sử; bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định.
- Về thể thao truyền thống: Giảng dạy, phát triển bộ môn Võ cổ truyền Bình Định trong trường học.
b. Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của tỉnh
- Về địa lí: Địa lí tự nhiên; địa lí kinh tế - xã hội.
- Về kinh tế, hướng nghiệp: Tiềm năng kinh tế - tài nguyên; thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định.
c. Các vấn đề chính trị-xã hội, môi trường
- Về chính trị - xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống.
- Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu.
d. Các vấn đề về gia đình
Giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, xây dựng môi trường sống lành mạnh trong gia đình nhằm giảm tình trạng bạo lực học đường.
(Chi tiết theo 02 Phụ lục đính kèm)
2. Biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu
a. Thành lập Ban biên soạn chương trình, tài liệu
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Ban biên soạn được thực hiện vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
b. Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình tài liệu
Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương gồm tập hợp các chuyên gia, cán bộ khoa học, công nghệ, các chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà giáo cốt cán, các nhà hoạt động văn hóa, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương tham gia biên soạn tài liệu giáo dục địa phương theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định được thực hiện vận dụng theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
c. Phê duyệt tài liệu
Sau khi thẩm định, UBND tỉnh sẽ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng quy định và lộ trình.
d. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua thiết kế tiến trình dạy học để thực hiện cả trong và ngoài lớp học.
Trước tháng 02/2020: Hoàn thành Chương trình, nội dung tổng thể giáo dục địa phương của 03 cấp học.
Đến tháng 7/2020: Hoàn thành tài liệu lớp 1;
Đến tháng 7/2021: Hoàn thành tài liệu lớp 2 và lớp 6;
Đến tháng 7/2022: Hoàn thành tài liệu lớp 3, lớp 7 và lớp 10;
Đến tháng 7/2023: Hoàn thành tài liệu lớp 4, lớp 8 và lớp 11;
Đến tháng 7/2024: Hoàn thành tài liệu lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Kinh phí triển khai Chương trình giáo dục địa phương được sử dụng từ ngân sách địa phương, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày 15/8/2019 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Riêng chi phí biên soạn tài liệu được chi trả từ phí phát hành (do đơn vị phát hành chi trả).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng và báo cáo UBND tỉnh Kế hoạch cụ thể về việc tổ chức biên soạn, triển khai nội dung giáo dục địa phương theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban biên soạn; Hội đồng thẩm định; hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo quy định để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.
- Chủ trì tổ chức triển khai biên soạn và chỉ đạo về chuyên môn, theo dõi tiến độ thực hiện; đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán kinh phí về công tác biên soạn, thẩm định, xuất bản và triển khai nội dung giáo dục địa phương.
- Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học trong thực hiện nội dung giáo dục địa phương.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp tài liệu, thực hiện biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch. Cụ thể:
a. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí biên soạn, thẩm định chương trình, tài liệu; kinh phí tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Trọng tâm, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2030; các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh...
c. Sở Văn hóa và Thể thao
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Định hướng phát triển ngành Văn hóa và Thể thao đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; các nội dung về lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán địa phương, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; danh nhân văn hóa; di tích lịch sử - văn hóa; bảo tàng...
d. Sở Du lịch
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Định hướng phát triển ngành Du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; các nội dung về tiềm năng du lịch.
đ. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung về địa giới hành chính, các đơn vị hành chính của tỉnh.
e. Sở Khoa học và công nghệ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bình Định.
g. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung liên quan đến địa lí tự nhiên; địa lí kinh tế - xã hội; các vấn đề về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
h. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung liên quan đến chính sách an sinh xã hội, thị trường lao động;
i. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung về tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; các làng nghề, sản phẩm nông nghiệp truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn của địa phương.
k. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Các nội dung về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; các ngành nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; cung cấp, thẩm định, biên soạn các tài liệu liên quan cho Sở Giáo dục và Đào tạo: Cung cấp tài liệu về văn hóa; lịch sử, truyền thống; kinh tế - chính trị - xã hội; môi trường của địa phương để phục vụ công tác biên soạn chương trình, nội dung giáo dục địa phương.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:
Phối hợp, cung cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo các tài liệu liên quan đến lịch sử phát triển của Đảng bộ tỉnh; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; tham gia Hội đồng thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức biên soạn và triển khai thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp tổ chức triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
SỐ CUỐN - TÊN SÁCH - CẤU TRÚC SÁCH - CẤU TRÚC CÁC CHỦ ĐỀ/BÀI VÀ QUY CÁCH SÁCH
(Kèm theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh Bình Định)
1. Cấp Tiểu học
Mỗi lớp có 01 cuốn sách cho học sinh; cấp Tiểu học có 01 cuốn dành cho giáo viên để hướng dẫn thực hiện việc dạy - học theo sách học sinh (có thể được phát hành dưới dạng sách điện tử). Tổng cộng cấp Tiểu học gồm 06 cuốn.
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH Lớp…
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH CẤP TIỂU HỌC
(Sách giáo viên)
c) Cấu trúc sách học sinh: Gồm các chủ đề/bài học. Mỗi chủ đề gồm 3 phần:
+ Hoạt động chuẩn bị.
+ Hoạt động trải nghiệm.
+ Hoạt động đánh giá.
(Cấu trúc này phù hợp với Hoạt động trải nghiệm)
d) Quy cách sách: Sách cho học sinh: 40 trang (tối đa); sách cho giáo viên: 60 trang (tối đa), in 4 màu, khổ sách: 19x26,5cm.
2. Cấp THCS và THPT: Mỗi lớp 01 cuốn sách cho học sinh. Mỗi cấp 01 cuốn dành cho giáo viên để hướng dẫn thực hiện việc dạy - học theo sách học sinh (có thể được phát hành dưới dạng sách điện tử). Tổng cộng, cấp THCS gồm 05 cuốn sách; cấp THPT gồm 04 cuốn sách.
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH Lớp...
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH CẤP ...
(Sách giáo viên)
c) Cấu trúc sách học sinh: gồm các chủ đề. Tùy theo nội dung cụ thể, mỗi chủ đề sẽ có cấu trúc cho phù hợp. Cơ bản, bao gồm các phần:
+ Hoạt động khởi động.
+ Hoạt động hình thành kiến thức.
+ Hoạt động luyện tập.
+ Hoạt động vận dụng.
d) Quy cách sách: Sách học sinh THCS: 50 trang (tối đa); Sách học sinh THPT: 60 trang (tối đa); Sách giáo viên: 70 trang (tối đa), in 4 màu, khổ sách: 19x26,5 cm.
MA TRẬN NỘI DUNG CỤ THỂ CÁC CẤP, LỚP
(Kèm theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh Bình Định)
1. Cấp Tiểu học
CHỦ ĐỀ | LỚP 1 | LỚP 2 | LỚP 3 | LỚP 4 | LỚP 5 |
Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử; danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương | - Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Định. - Bảo tàng Quang Trung. | - Hò kéo lưới. - Di tích văn hóa Sa Huỳnh. - Lễ hội Cầu ngư. - Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. | - Hát bài chòi. - Di tích Chăm - pa. - Lễ hội Đổ giàn An Thái. - Đào Tấn. - Truyền thống thượng võ. | - Lịch sử hình thành tỉnh Bình Định. - Những nét văn hóa nổi bật của tỉnh Bình Định. - Hát tuồng Bình Định. - Giới thiệu một số món ăn tiêu biểu của Bình Định. - Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu ở Bình Định. - Một số câu chuyện về danh nhân Bình Định | - Lịch sử phát triển tỉnh Bình Định. - Tìm hiểu văn hóa nơi em ở. - Nhạc võ Tây Sơn. - Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn. - Di tích Tây Sơn. - Truyền thống yêu nước. |
Địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương | - Làng bánh tráng Trường Cửu. - Bãi tắm Hoàng hậu. | - Làng nón ngựa Phú Gia, Phù Cát. | - Tìm hiểu môi trường tự nhiên nơi em ở. - Làng tiện gỗ mỹ nghệ. - Biển Bình Định. | - Vị trí địa lí Bình Định. - Đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bình Định. - Các dân tộc ở Bình Định. | - Dân cư, sự phân bố dân cư ở Bình Định. - Giới thiệu một số cảnh quan thiên nhiên ở tỉnh Bình Định: Eo Gió, Kỳ Co, Đầm Thị Nại. - Một số làng nghề truyền thống ở Bình Định: Dệt chiếu cói Hoài Nhơn, Rượu Bàu Đá (thị xã An Nhơn). |
Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật, bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương | - Kỹ năng giao tiếp với cộng đồng nơi em ở. - Giữ gìn khu phố/ thôn, xóm sạch đẹp. - Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên quê em. | - Kỹ năng thể hiện lối sống văn minh nơi em ở. - Vệ sinh khu phố/ thôn, xóm sạch đẹp. - Bảo vệ môi trường tự nhiên quê em. | - Các sản phẩm của ngành nông nghiệp Bình Định. - Chấp hành Luật Giao thông. - Kỹ năng quan sát và bảo đảm an toàn cho bản thân. - Thực hành bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh em. | - Một số hoạt động kinh tế ở địa phương. - Góp phần xây dựng nếp sống văn minh nơi em ở. - Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người xung quanh. - Hành động bảo vệ môi trường tự nhiên quê em. | - Sản phẩm nổi tiếng của các ngành kinh tế ở địa phương. - Kỹ năng ứng phó với những thiên tai xảy ra ở địa phương. - Tìm hiểu môi trường địa phương và hành động bảo vệ môi trường. |
2. Cấp Trung học cơ sở
CHỦ ĐỀ | LỚP 6 | LỚP 7 | LỚP 8 | LỚP 9 |
Địa lí |
|
| Vị trí địa lý, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bình Định. | - Đặc điểm dân cư, lao động Bình Định. - Kinh tế Bình Định. |
Lịch sử, truyền thống | Lịch sử hình thành, phát triển Bình Định - từ khởi thủy đến thế kỉ X. | Lịch sử hình thành, phát triển Bình Định - từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI. | Lịch sử hình thành, phát triển Bình Định - từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. | Lịch sử hình thành, phát triển Bình Định - từ năm 1918 đến nay. |
Văn hóa (Xem ghi chú a ở dưới) | Các lễ hội ở Bình Định (Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Đèo Nhông, Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Cầu ngư...). | Âm nhạc truyền thống ở Bình Định (tuồng, bài chòi, nhạc võ Tây Sơn, múa hát bã trạo...). | Văn hóa ẩm thực Bình Định. | Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư tỉnh Bình Định. |
Kinh tế, hướng nghiệp | Nghề, làng nghề truyền thống ở Bình Định (Rượu Bàu Đá, dệt chiếu cói, bánh tráng Trường Cửu, tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp, dệt thổ cẩm Hà Ri...). | Các ngành nghề kinh tế mũi nhọn ở Bình Định (Du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng logistic, công nghiệp chế biến ...). | Tiềm năng và cơ hội đầu tư ở Bình Định. | Những tấm gương khởi nghiệp ở Bình Định. |
Chính trị - xã hội | Học sinh Bình Định với việc thực hiện an toàn giao thông, văn hóa giao thông. | Học sinh Bình Định với vấn đề phòng chống các tệ nạn xã hội. | Học sinh Bình Định với vấn đề phòng chống bạo lực học đường. | Học sinh Bình Định với vấn đề thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường. |
Về môi trường | Đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Bình Định. | Bình Định ứng phó với biến đổi khí hậu. | Thiên tai và biện pháp phòng chống thiên tai ở Bình Định. | Ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng chống ô nhiễm ở Bình Định. |
(a) Nên gắn với nội dung lịch sử, truyền thống.
3. Cấp Trung học phổ thông
CHỦ ĐỀ | LỚP 10 | LỚP 11 | LỚP 12 |
Địa lí |
|
| - Địa lí tự nhiên Bình Định - Địa lí dân cư Bình Định - Địa lí kinh tế - xã hội Bình Định - Địa lí du lịch Bình Định |
Lịch sử, truyền thống | Danh nhân văn hóa, lịch sử ở Bình Định (Nguyễn Huệ, Mai Xuân Thưởng, Ngô Mây, Đào Tấn…). | - Di tích lịch sử, văn hóa ở Bình Định (di tích văn hóa Champa, di tích phong trào Tây Sơn, di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ...). - Đặc trưng văn hóa, con người Bình Định. |
|
Văn hóa | - Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ở Bình Định. - Bảo tồn và phát huy phong tục tập quán ở Bình Định. | Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống ở Bình Định. |
|
Kinh tế, hướng nghiệp | Bảo tồn và phát huy các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Bình Định. | Những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở tỉnh Bình Định (hoặc Định hướng phát triển kinh tế Bình Định). | Thị trường lao động, việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở Bình Định. |
Chính trị - xã hội | - Đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Bình đẳng giới ở Bình Định. | - Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Bình Định. - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Bình Định. | Học sinh Bình Định với việc đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. |
Về môi trường | Suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên ở Bình Định. | Đô thị hóa và vấn đề môi trường ở Bình Định. | Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên ở Bình Định. |
- 1Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đến năm 2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung giáo dục của địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 14879/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 về điều chỉnh Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 điều chỉnh Phụ lục 01 và Phụ lục 02 của Kế hoạch 92/KH-UBND về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2024 điều chỉnh Kế hoạch số 92/KH-UBND về Tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 51/2019/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 3387/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 8Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đến năm 2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 9Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung giáo dục của địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Kế hoạch 14879/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 11Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 12Kế hoạch 1309/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 13Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 92/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/11/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định