Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2381/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 28 tháng 11 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số: 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số: 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số: 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số: 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số: 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;
Căn cứ Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số: 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông; Công văn số: 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số: 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021;
Căn cứ Quyết định số: 790/QĐ-UBND ngày 20/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Quyết định số: 987/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn tại Tờ trình số: 2247/TTr-SGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch biên soạn, thẩm định, tổ chức thực hiện tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2381/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Mục đích
- Biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) để thực hiện nội dung GDĐP trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Giúp giáo viên có tư liệu phù hợp, khoa học; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Nội dung GDĐP tỉnh Bắc Kạn được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương. Góp phần giáo dục ý thức, tình yêu quê hương đất nước; hình thành và phát triển ở học sinh phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Tăng cường tính thực tiễn, trải nghiệm của học sinh, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, gắn những kiến thức đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra cho địa phương, cộng đồng nơi học sinh sinh sống.
- Giúp học sinh khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết của mình về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương; giúp học sinh hòa nhập hơn với môi trường đang sinh sống, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước.
2. Yêu cầu
- Tài liệu GDĐP phải tuân thủ các quy định của pháp luật; phải cụ thể hóa được mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh. Các thuật ngữ chính được giải thích rõ ràng; thể thức, kỹ thuật trình bày đảm bảo quy định hiện hành.
- Tài liệu GDĐP được xây dựng thống nhất, đảm bảo tính liên thông, tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các lớp học; tài liệu GDĐP có tính mở để giáo viên và học sinh vận dụng, cập nhật, bổ sung các thông tin mới phù hợp tại các địa phương trong tỉnh.
- Tài liệu GDĐP phải đảm bảo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nội dung GDĐP trong từng cấp học và từng lớp học, đảm bảo thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
- Tài liệu GDĐP phải định hướng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tài liệu GDĐP được sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh và tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục.
- Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tài liệu biên soạn trước khi triển khai thực hiện.
1.1. Tài liệu GDĐP được biên soạn dưới dạng các chủ đề (bài học) thuộc các lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.
1.2. Thời lượng dạy học
- Giáo dục tiểu học: Nội dung GDĐP được tích hợp trong nội dung hoạt động trải nghiệm và được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước với thời lượng khoảng 35 tiết/lớp/năm học.
- Giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông: GDĐP là một nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông với thời lượng 35 tiết/lớp học/năm học.
2. Các chủ đề và định hướng biên soạn
2.1. Đối với giáo dục tiểu học
- Về lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục tập quán địa phương.
- Địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
- Nội dung GDĐP được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm; tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh,… nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
2.2. Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông
2.2.1. Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương
- Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật.
- Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương.
2.2.2. Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương
- Về địa lí địa phương: Địa lí tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế, xã hội; địa lí du lịch.
- Về kinh tế, hướng nghiệp: Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; các vùng chuyên canh nông nghiệp;...
2.2.3. Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương
- Về chính trị - xã hội: Hệ thống chính trị; dân chủ ở cơ sở; chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.
- Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức biên soạn và thẩm định
3.1. Tổ chức biên soạn
- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Biên soạn tài liệu GDĐP thống nhất trong toàn tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Ban Biên soạn được vận dụng theo Thông tư số: 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và Thông tư số: 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
- Thành viên Ban Biên soạn gồm: Các chuyên gia, cán bộ khoa học, công nghệ, các nhà hoạt động văn hóa, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu,... am hiểu về địa phương tham gia biên soạn tài liệu giáo dục địa phương theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
3.2. Phương án, cấu trúc và quy trình biên soạn
3.2.1. Phương án biên soạn
Biên soạn theo lớp (từ lớp 1 đến lớp 12), mỗi lớp có 02 quyển (01 quyển dành cho giáo viên và học sinh, 01 quyển hướng dẫn dạy học dành cho giáo viên) gồm các lĩnh vực có liên quan.
3.2.2. Cấu trúc tài liệu và quy trình biên soạn
3.2.2.1. Cấu trúc tài liệu
- Đối với giáo dục tiểu học: Biên soạn tài liệu theo các chủ đề quy định tại Mục 2.1.
- Đối với giáo dục trung học: Biên soạn tài liệu theo các chủ đề quy định tại Mục 2.2 đảm bảo thời lượng dạy học 35 tiết/lớp/năm học. Cấu trúc mỗi chủ đề (bài học) trong tài liệu bao gồm 04 phần: Giới thiệu - Tìm hiểu - Nhận biết - Trải nghiệm.
3.2.2.2. Quy trình biên soạn tài liệu
Tổ chức xây dựng chương trình tổng thể, chương trình chi tiết cho từng cấp học, lớp học; biên soạn tài liệu; thẩm định tài liệu; báo cáo/trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu.
3.2. Thẩm định tài liệu
3.2.1. Đối với giáo dục tiểu học
Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định tài liệu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tài liệu đã được phê duyệt.
3.2.2. Đối với giáo dục trung học
- Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu GDĐP. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn thành viên và tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định được vận dụng theo Thông tư số: 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và Thông tư số: 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
- Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia; các nhà nhà giáo đang giảng dạy, cán bộ quản lí giáo dục ở cấp học tương ứng; các nhà khoa học có kinh nghiệm, các nhà hoạt động văn hóa, nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu có uy tín, am hiểu về địa phương và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng thẩm định phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định tài liệu GDĐP từ lớp 6 đến lớp 12.
- Tiêu chí đánh giá tài liệu GDĐP được thực hiện theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số: 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
4. Phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương
4.1. Đối với giáo dục tiểu học
Sau khi tài liệu đã được thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tài liệu đã được phê duyệt.
4.2. Đối với giáo dục trung học
Sau khi tài liệu được thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ trình gồm có:
- Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu nội dung GDĐP.
- Quyết định thành lập Ban Biên soạn, Hội đồng thẩm định tài liệu GDĐP.
- Tài liệu giáo dục địa phương đã thẩm định; biên bản Hội đồng thẩm định từng tài liệu.
5. Xuất bản và phát hành tài liệu giáo dục địa phương
5.1. Xuất bản tài liệu
Giao Sở Giáo dục và Đào chủ trì, phối hợp với Nhà xuất bản có uy tín và phù hợp thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành xuất bản, in ấn, phát hành tài liệu.
5.2. Phát hành tài liệu
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phát hành và cấp phát miễn phí tài liệu cho giáo viên, học sinh và thư viện các trường học (nếu kinh phí đáp ứng) theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 - 2025).
1. Năm 2019: Lựa chọn nhân sự tham gia Ban Biên soạn, Hội đồng thẩm định; thành lập Ban Biên soạn, Hội đồng thẩm định tài liệu GDĐP tỉnh Bắc Kạn; họp Ban Biên soạn, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban; sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương tài liệu.
2. Trước tháng 7/2020: Xây dựng xong chương trình, nội dung, tài liệu GDĐP cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5).
3. Trước tháng 7/2021: Xây dựng xong chương trình, nội dung, tài liệu GDĐP cấp trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9).
4. Trước tháng 7/2022: Xây dựng xong chương trình, nội dung, tài liệu GDĐP cấp trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).
5. Trước tháng 9 hằng năm (từ năm 2020 đến năm 2024) tổ chức tập huấn triển khai dạy học GDĐP cho giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12 theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện theo Thông tư số: 51/2019/TT-BTC ngày 15/8/2019 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Nguồn kinh phí được bố trí từ nguồn ngân sách và các nguồn hợp phác khác để biên soạn tài liệu giáo dục địa phương theo quy định hiện hành. Khái toán kinh phí thực hiện:
+ Năm 2020: 1.529.031.200, đồng;
+ Năm 2021: 1.062.671.200, đồng;
+ Năm 2022: 534.892.000, đồng;
+ Năm 2023: 530.932.000, đồng;
+ Năm 2024: 526.132.000, đồng.
(Có Biểu khái toán kinh phí kèm theo)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tham mưu, đề xuất nhân sự tham gia Ban biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và nhân sự tham gia Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương đối với giáo dục trung học trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định tài liệu GDĐP đối với giáo dục tiểu học, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tài liệu đã được phê duyệt.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu GDĐP bậc trung học.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo các điều kiện về nhân lực và các điều kiện khác cho việc biên soạn, tổ chức thực hiện tài liệu GDĐP.
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán chi tiết chi cho việc biên soạn, thẩm định; tập huấn triển khai tài liệu; cấp phát miễn phí tài liệu cho giáo viên, học sinh và thư viện các trường học theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì tổ chức phát hành và cung cấp tài liệu GDĐP cho giáo viên, học sinh, thư viện của các cơ sở giáo dục phổ thông theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong thực hiện nội dung GDĐP; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trong lớp và ngoài lớp học.
- Hỗ trợ, tư vấn cho các trường trong quá trình triển khai thực hiện; hướng dẫn các trường đánh giá hiệu quả việc thực hiện theo từng năm học.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung GDĐP làm căn cứ để đề xuất điều chỉnh, bổ sung, cập nhật tài liệu khi cần thiết và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương như các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.
+ Hằng năm xây dựng dự toán kinh phí để triển khai thực hiện nội dung GDĐP trình cấp quản lý theo quy định; đăng ký nhu cầu tài liệu GDĐP cho giáo viên, học sinh và thư viện nhà trường.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và căn cứ khả năng ngân sách địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
3. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp tài liệu, số liệu để biên soạn nội dung GDĐP; tham gia Ban biên soạn, Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; tổ chức tuyên truyền, phối hợp tổ chức thực hiện tài liệu GDĐP theo lộ trình.
Trên đây là Kế hoạch biên soạn, thẩm định, tổ chức thực hiện tài liệu GDĐP trong Chương trình giáo dục phổ thông. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các địa phương và cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đạt hiệu quả theo lộ trình. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, phối hợp giải quyết./.
(Kèm theo Quyết định số: 2381/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
STT | NỘI DUNG | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | Ghi chú |
I | Biên soạn |
|
|
|
|
|
|
1 | Biên soạn tài liệu cấp tiểu học, trung học cơ sở | 1.323.759.200 |
|
|
|
|
|
2 | Biên soạn tài liệu cấp trung học phổ thông |
| 681.959.200 |
|
|
|
|
| CỘNG MỤC I | 1.323.759.200 | 681.959.200 |
|
|
|
|
II | Tập huấn |
|
|
|
|
|
|
1 | Cấp tiểu học |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 1 | 46.200.000 |
|
|
|
|
|
1.2 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 2 |
| 34.500.000 |
|
|
|
|
1.3 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 3 |
|
| 34.500.000 |
|
|
|
1.4 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 4 |
|
|
| 34.500.000 |
|
|
1.5 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 5 |
|
|
|
| 34.500.000 |
|
2 | Cấp trung học cơ sở |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 6 |
| 71.100.000 |
|
|
|
|
2.2 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 7 |
|
| 71.100.000 |
|
|
|
2.3 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 8 |
|
|
| 71.100.000 |
|
|
2.4 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 9 |
|
|
|
| 71.100.000 |
|
3 | Cấp trung học phổ thông |
|
|
|
|
|
|
3.1 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 10 |
|
| 75.700.000 |
|
|
|
3.2 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 11 |
|
|
| 75.700.000 |
|
|
3.3 | Tập huấn cho giáo viên dạy lớp 12 |
|
|
|
| 75.700.000 |
|
| CỘNG MỤC II | 46.200.000 | 105.600.000 | 181.300.000 | 181.300.000 | 181.300.000 |
|
III | Cấp phát sách |
|
|
|
|
|
|
1 | Cấp tiểu học |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Lớp 1 | 159.072.000 |
|
|
|
|
|
1.2 | Lớp 2 |
| 159.072.000 |
|
|
|
|
1.3 | Lớp 3 |
|
| 159.072.000 |
|
|
|
1.4 | Lớp 4 |
|
|
| 159.072.000 |
|
|
1.5 | Lớp 5 |
|
|
|
| 159.072.000 |
|
2 | Cấp trung học phổ thông |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Lớp 6 |
| 116.040.000 |
|
|
|
|
2.2 | Lớp 7 |
|
| 113.160.000 |
|
|
|
2.3 | Lớp 8 |
|
|
| 110.400.000 |
|
|
2.4 | Lớp 9 |
|
|
|
| 108.000.000 |
|
3 | Cấp trung học phổ thông |
|
|
|
|
|
|
3.1 | Lớp 10 |
|
| 81.360.000 |
|
|
|
3.2 | Lớp 11 |
|
|
| 80.160.000 |
|
|
3.3 | Lớp 12 |
|
|
|
| 77.760.000 |
|
| CỘNG MỤC III | 159.072.000 | 275.112.000 | 353.592.000 | 349.632.000 | 344.832.000 |
|
CỘNG I+II+III | 1.529.031.200 | 1.062.671.200 | 534.892.000 | 530.932.000 | 526.132.000 |
|
- 1Kế hoạch 7226/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đến năm 2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Kế hoạch 14879/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2020 về tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 1Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 2Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 790/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Bắc Kạn
- 6Nghị quyết 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 7Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Thông tư 51/2019/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Kế hoạch 7226/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 13Công văn 3536/BGDĐT-GDTH năm 2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 15Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn, thẩm định và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 16Kế hoạch 3595/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đến năm 2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 17Quyết định 987/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 18Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 19Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 20Kế hoạch 14879/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và triển khai nội dung Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 21Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2020 về tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 22Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Quyết định 2381/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch biên soạn, thẩm định, tổ chức thực hiện tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 2381/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/11/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Phạm Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra