- 1Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 2Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
- 3Quyết định 297/QĐ-VKSTC năm 2012 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/HD-VKSTC-V5 | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2013 |
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ NĂM 2013
Căn cứ Chỉ thị công tác số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013, như sau:
Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ đó đề ra, năm 2013, Viện kiểm sát các cấp cần quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Viện kiểm sát các cấp tiếp tục quán triệt để cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức đầy đủ và nắm vững những quy định của BLTTDS, các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật; Quy chế nghiệp vụ và hướng dẫn công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự; hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy do lỗi Kiểm sát viên không làm tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
2. Tăng cường phối hợp giữa các cấp Kiểm sát, các đơn vị hữu quan trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật. Phấn đấu nâng cao về số lượng, chất lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng giải quyết khiếu nại đối với các bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật theo thẩm quyền.
3. Qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật giải quyết các vụ, việc dân sự, Viện kiểm sát các cấp phải tổng hợp đầy đủ về nội dung, tính chất và mức độ vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng; việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng; kết quả Viện kiểm sát, kháng nghị, kiến nghị xử lý để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Căn cứ thực tế lực lượng biên chế cán bộ, Kiểm sát viên và tình hình thụ lý kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự trong kỳ, Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Kiểm sát các thông báo thụ lý của Tòa án
Kiểm sát chặt chẽ thông báo thụ lý vụ, việc dân sự; thông báo trả lại đơn khởi kiện cho đương sự của Tòa án; trên cơ sở các thông báo thụ lý, phên công cán bộ phân loại, lập phiếu kiểm sát; xác định các vụ án thuộc trường hợp phải tham gia phiên tòa để chủ động báo cáo lãnh đạo Viện cử Kiểm sát viên tham gia theo quy định.
2. Việc tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự
Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp ở các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm thực hiện theo quy định của BLTTDS sửa đổi, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT ngày 1/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của BLTTDS về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Việc tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa, phiên họp thực hiện theo quy định; Kiểm sát viên phải trực tiếp nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát; trích cứu đầy đủ chứng cứ, tài liệu quan trọng trong hồ sơ; phát hiện các vi phạm về tố tụng, nắm chắc nội dung vụ việc, quan hệ tranh chấp, yêu cầu của đương sự; thực hiện đầy đủ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp; ghi chép đầy đủ diễn biến giải quyết, quyết định của Hội đồng xét xử và Thẩm phán.
Ngay sau phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị về diễn biến, kết quả kiểm sát tuân theo pháp luật; những kiến nghị, yêu cầu Hội đồng xét xử, Thẩm phán khắc phục vi phạm, kiến nghị được chấp nhận hoặc không được chấp nhận; các trường hợp quan điểm xử lý của Tòa án đối với đề xuất của Viện kiểm sát.
Phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, bước đầu, mỗi đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện tổ chức được từ 2-3 phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án; Viện kiểm sát cấp tỉnh tổ chức ít nhất 01 phiên tòa sơ thẩm, 02 phúc thẩm. Kế hoạch tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm cần cụ thể, chi tiết như: Chọn phiên tòa điển hình (Ví dụ loại tranh chấp khá phổ biến, nhiều đương sự và đa dạng người tham gia tố tụng…); chuẩn bị đề cương hỏi đương sự, người tham gia tố tụng khác; dự kiến tình huống tố tụng và xử lý tình huống tại phiên tòa; bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải có kinh nghiệm, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; sau mỗi phiên tòa tổ chức rút kinh nghiệm trong đơn vị và Viện kiểm sát cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) tổng hợp toàn Ngành.
Qua kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh tăng cường thông báo rút kinh nghiệm đối với những vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên hủy, sửa cơ bản do lỗi vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng (Phòng 5 có ít nhất 01 thông báo/quý).
Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể của Viện kiểm sát các địa phương để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa, phiên họp, nhất là trường hợp các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa cơ bản do Kiểm sát viên không thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm; kháng nghị của Viện kiểm sát không có căn cứ phải rút trước hoặc tại phiên tòa; khỏng nghị có căn cứ nhưng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không bảo vệ được.
3. Tăng cường kiểm sát các bản án, quyết định; kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự, hành chính; xác định công tác kháng nghị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Phân công cán bộ, Kiểm sát viên mở sổ theo dõi, lập phiếu kiểm sát đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án; khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải trực tiếp kiểm sát, đồng thời, sao gửi ngay quyết định, bản án cho Viện kiểm sỏt cấp phúc thẩm xem xét, kiểm tra. Nhận được các bản án, quyết định chuyển đến, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải thụ lý, phân công cán bộ nghiên cứu và có quan điểm xử lý đối với bản án, quyết định có vi phạm; định kỳ kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện việc gửi bản án, quyết định và phiếu kiểm sát cho Viện kiểm sát cấp trên, bảo đảm mọi bản án, quyết định phải được kiểm tra, kiểm sát và xử lý vi phạm theo pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án đó cú hiệu lực nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật để báo cáo Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định. Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi nhận được báo cáo đề nghị khỏng nghị phải nghiên cứu, xem xét toàn diện, chính xác để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.
Lónh đạo Viện kiểm sát các cấp trực tiếp nghe báo cáo và duyệt nội dung kháng nghị; kháng nghị theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị cần được xem xét thận trọng và tuân theo quy định của BLTTDS, Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải báo cáo Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao chỉ đạo.
Phấn đấu nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, trong đó lưu ý một số chỉ tiêu cơ bản (ban hành kèm theo Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/6/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), đó là:
- Tổng số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ở địa phương ngang cấp và trên một cấp chiếm tỷ lệ 20% trở lên trên tổng số bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy.
Số kháng nghị phúc thẩm đó xét xử được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ từ 80%trở lên; kháng nghị giám đốc thẩm đó xét xử, được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 85% trở lên.
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH
1. Phòng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự (Phòng 5) thuộc Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố, Viện kiểm sát cấp huyện mở sổ ghi chép theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời vụ, việc thụ lý và kết quả công tác kiểm sát để phục vụ công tác thông tin, xây dựng báo cáo tháng, 6 tháng, tổng kết năm; xây dựng chuyên đề của Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời, hỗ trợ Viện kiểm sát cấp trên khi có yêu cầu.
Đối với các Viện kiểm sát cấp tỉnh có Phòng 5 đang kiêm nhiệm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính, khi báo cáo kết quả công tác kiểm sát cần tách mảng dân sự riêng để thuận lợi cho việc theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ.
2. Viện kiểm sát cấp trên thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới nhằm phát hiện những vướng mắc, bất cập về nhận thức pháp luật, thực hiện quy chế nghiệp vụ, kỹ năng kiểm sát. Viện kiểm sát các địa phương chủ động báo cáo Viện kiểm sát cấp trên những vướng mắc, bất cập trong nhận thức, áp dụng pháp luật tố tụng và nội dung; Viện kiểm sát cấp trên bảo đảm nghiên cứu, trả lời kịp thời các báo cáo thỉnh thị, báo cáo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới theo quy định của Quy chế nghiệp vụ.
3. Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập sổ theo dõi và tập hợp các nội dung vi phạm pháp luật của cơ quan xét xử các cấp mà Viện kiểm sát hai cấp đó phát hiện và kiến nghị, kháng nghị để báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) vào đợt sơ kết, tổng kết công tác năm hoặc báo cáo theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để báo cáo cơ quan Đảng, Nhà nước và Quôc hội.
4. Để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị tập huấn toàn ngành sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi và các Thông tư liên tịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn BLTTDS sửa đổi, ngay từ đầu năm Viện kiểm sát các cấp tổng hợp những kết quả thực hiện, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để báo cáo theo kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vụ 5 sẽ có kế hoạch sơ kết một năm thực hiện BLTTDS sửa đổi gửi các đơn vị thực hiện.
Trên cơ sở những nội dung hướng dẫn công tác giải quyết các vụ việc dân sự, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch công tác và chỉ đạo Phòng nghiệp vụ, Viện kiểm sát cấp huyện xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự của đơn vị mình; chương trình, kế hoạch công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) vào ngày 31/01/2013 để theo dõi, tập hợp báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.
Nơi nhận: | TL.VIỆN TRƯỞNG |
- 1Công văn 3890/LĐTBXH-VP thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 6870/TCHQ-GSQL tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch theo đường hàng không do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 566/QĐ-VKSTC năm 2012 về mẫu văn bản tố tụng trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Hướng dẫn 14/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2018 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 02/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2020 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Hướng dẫn 27/HD-VKSTC-V5 năm 2014 về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 2Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
- 3Quyết định 297/QĐ-VKSTC năm 2012 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 3890/LĐTBXH-VP thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra diện rộng về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 6870/TCHQ-GSQL tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch theo đường hàng không do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Quyết định 566/QĐ-VKSTC năm 2012 về mẫu văn bản tố tụng trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2013 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Hướng dẫn 14/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2018 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Hướng dẫn 02/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2020 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 15Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Hướng dẫn 27/HD-VKSTC-V5 năm 2014 về lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 06/HD-VKSTC-V5
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 18/01/2013
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Trần Đình Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết