Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP NĂM 2018
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát năm 2018; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về “tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” (Chỉ thị số 04); Quy chế số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Quy chế số 51) và triển khai thực hiện các đạo luật mới về tư pháp.
Để công tác Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện đúng đường lối của Đảng, quy định của pháp luật và của Ngành, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, VKSND tối cao hướng dẫn như sau:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1- Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để triển khai thực hiện các đạo luật mới về tư pháp và triển khai thực hiện có hiệu quả các đạo luật về tư pháp;
2- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 30-KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao.
3- Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài có dấu hiệu oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, đình chỉ vụ án đối với bị can vì lý do chuyển biên tình hình; chú trọng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đảm bảo tính khách quan, toàn diện của việc giải quyết. Tăng cường công tác kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới theo quy định tại Điều 14 Quy chế số 51.
4- Thực hiện các biện pháp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, đảm bảo chỉ tiêu và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát.
Trong đó, năm 2018, tiếp tục chọn khâu đột phá là giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, nhất là khiếu nại trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp được phân công phụ trách công tác Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cần thường xuyên quan tâm đến việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan tư pháp khác.
1. Công tác tiếp công dân
Thực hiện nghiêm túc quy định của Luật tiếp công dân và các quy định của Ngành về công tác tiếp công dân, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện tiếp công dân theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đơn vị kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (đơn vị 12) chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của lãnh đạo Viện kiểm sát; các đơn vị nghiệp vụ khác đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát tiếp công dân phục vụ việc giải quyết đơn thuộc trách nhiệm của đơn vị mình thì phải phối hợp với đơn vị 12 để xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Quy chế số 51.
Trường hợp có khiếu kiện đông người tại địa điểm tiếp công dân, đơn vị 12 phải kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách về nội dung vụ việc khiếu kiện để có biện pháp xử lý; trường hợp vụ việc phức tạp, có yếu tố chính trị, Viện trưởng phải trực tiếp chỉ đạo, không để xảy ra hậu quả tiêu cực do thiếu sót trong công tác tiếp công dân.
2. Công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý đơn
Đơn vị 12 của Viện kiểm sát các cấp phải phân loại chính xác, xử lý kịp thời các đơn đã tiếp nhận, chuyển ngay đến đơn vị nghiệp vụ khác hoặc thụ lý để giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, không để ảnh hưởng thời hạn giải quyết; đồng thời, quản lý, đôn đốc việc giải quyết.
Khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, Đơn vị 12 phải căn cứ các quy định về thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Chương XXXIII để phân loại đơn đảm bảo chính xác, xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sai sót, chậm trễ, ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Thực hiện khoản 2 Điều 469, khiếu nại cáo trạng, quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì không áp dụng quy định về giải quyết khiếu nại theo Chương XXXIII mà xử lý, giải quyết theo quy định tại các Chương tương ứng. Vì vậy, khi nhận được khiếu nại đối với các quyết định này, Đơn vị 12 chuyển đến đơn vị nghiệp vụ của cấp mình hoặc Viện kiểm sát đã ban hành quyết định đó để xem xét theo hồ sơ vụ án và ban hành công văn trả lời trong trường hợp cần thiết.
3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền
Trường hợp khiếu nại, tố cáo về vụ việc có oan, sai, phức tạp, kéo dài; do các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, cơ quan giám sát yêu cầu xem xét, giải quyết hoặc vụ việc khiếu nại, tố cáo dư luận quan tâm thì lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền phải trực tiếp xem xét, chỉ đạo giải quyết, tham gia đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại. Nếu Viện trưởng không trực tiếp phụ trách thì Phó Viện trưởng phụ trách phải báo cáo với Viện trưởng để có quan điểm giải quyết chính thức của Viện kiểm sát cấp mình khi ban hành quyết định, kết luận giải quyết. Trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết cần báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về lĩnh vực liên quan để được chỉ đạo giải quyết, hạn chế khiếu kiện vượt cấp.
Quá trình phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, đơn vị chủ trì phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm rõ nội dung vụ việc, thực hiện theo quy trình, có quan điểm đánh giá về nội dung khiếu nại, tố cáo trong văn bản gửi đơn vị phối hợp, đảm bảo việc giải quyết được khách quan, đúng pháp luật và quy định của Ngành.
4. Công tác kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
Đối với đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đủ điều kiện xem xét theo Điều 14 Quy chế số 51, Đơn vị 12 thuộc Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện phụ trách về việc thụ lý; chủ động nghiên cứu hồ sơ, phối hợp thực hiện quy trình kiểm tra, có quan điểm độc lập đánh giá, trao đổi với đơn vị nghiệp vụ liên quan báo cáo lãnh đạo để có quan điểm kết luận thống nhất của Viện kiểm sát cấp mình.
5. Công tác kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát các cấp thực hiện nghiêm quy định tại Điều 17 Quy chế số 51, đơn vị chủ trì kiểm sát thực hiện việc chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, khi phát hiện vi phạm, chủ động áp dụng biện pháp kiểm sát phù hợp, nếu cần thiết, đề ra yêu cầu phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan. Chú trọng kiểm sát giải quyết vụ việc để phát hiện vi phạm và ban hành kiến nghị, kháng nghị phù hợp.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người đứng đầu Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Do vậy, đối tượng của công tác kiểm sát đã được mở rộng hơn so với trước đây, Viện kiểm sát các cấp cần theo dõi việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các cơ quan này để thực hiện kiểm sát.
- Biện pháp kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chỉ tiến hành trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; kết thúc kiểm sát, Viện kiểm sát phải ban hành kết luận theo mẫu kèm Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao; qua kiểm sát trực tiếp, trong trường hợp xác định có vi phạm thì ban hành kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.
6. Công tác kiểm tra, báo cáo
- Viện kiểm sát cấp trên tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp dưới. Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch; qua kiểm tra quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp phát hiện có vi phạm hoặc do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu xem xét, báo cáo việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tích cực phối hợp với các cơ quan tư pháp cùng cấp rà soát việc tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để có số liệu chính xác phục vụ việc xây dựng báo cáo Quốc hội hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát năm 2018, Hướng dẫn này và Kế hoạch công tác năm 2018 của VKSND cấp mình:
Các VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh xây dựng Chương trình, nhiệm vụ trọng tâm công tác Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 để tổ chức thực hiện; VKSND cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn đối với VKSND cấp huyện.
Viện kiểm sát quân sự Trung ương xây dựng Chương trình, nhiệm vụ trọng tâm công tác Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 của cấp mình và ban hành văn bản hướng dẫn đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Quá trình thực hiện công tác, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao để được hướng dẫn, giải đáp.
- Email: vp_v12@vks.gov.vn; Điện thoại: 043.8255058 (số máy lẻ: 305; 306; 310 hoặc 327).
Nơi nhận: | TL.VIỆN TRƯỞNG |
- 1Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 10/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Báo cáo 204/BC-BTP về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2017 do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Dự thảo Quyết định về Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 7379/VPCP-V.I năm 2018 về giải quyết tố cáo của một số cổ đông của Công ty Cổ phần Hữu Nghị Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2020 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Công văn 1066/VKSTC-V12 năm 2021 về giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Thông báo 251/TB-VKSTC năm 2021 về rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Luật tiếp công dân 2013
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Hướng dẫn 10/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Báo cáo 204/BC-BTP về công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2017 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Dự thảo Quyết định về Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 7379/VPCP-V.I năm 2018 về giải quyết tố cáo của một số cổ đông của Công ty Cổ phần Hữu Nghị Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Hướng dẫn 06/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2020 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Công văn 1066/VKSTC-V12 năm 2021 về giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Thông báo 251/TB-VKSTC năm 2021 về rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 04/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 05/01/2018
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Kim Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra