Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2017 |
Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Ngành kiểm sát nhân dân năm 2017, Kế hoạch số 03/KH-VKSTC-VP ngày 28/12/2016 về công tác trọng tâm của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2017, quán triệt toàn ngành thực hiện tốt chủ trương “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả” nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của Ngành kiểm sát nhân dân.
Năm 2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao Vụ 10 thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Hoàn thiện việc xây dựng Quy chế công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp, nhất là giữa Viện kiểm sát nhân dân cấp cao với các cấp Viện kiểm sát khác nhằm bảo đảm Viện kiểm sát mỗi cấp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời hoàn thành chức năng nhiệm vụ chung của Ngành;
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương phối hợp tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm; làm tốt hơn công tác quản lý, báo cáo, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, chất lượng kiến nghị trong lĩnh vực đơn vị được giao và quản lý trong toàn Ngành, phục vụ tốt hoạt động giám sát của Quốc hội;
- Sơ kết: 01 năm thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hành chính về quyền yêu cầu trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính; vụ việc kinh doanh thương mại, lao động theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản và việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân theo Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII;
- Xây dựng các chuyên đề: “Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi tranh tụng của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hành chính”; “Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động”;
- Thông qua công tác kiểm sát của toàn ngành, tổng hợp vi phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước để tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành từ 01 đến 02 kiến nghị với các bộ, ngành hữu quan các biện pháp khắc phục;
- Nâng tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật cao hơn năm 2016; không để đơn quá hạn giải quyết do lỗi chủ quan, giải quyết dứt điểm các đơn đã có hồ sơ vụ, việc;
- Phối hợp tham mưu Viện trưởng Viện KSND tối cao ban hành Chỉ thị tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Phối hợp với Vụ 12 sơ kết 02 năm thực hiện thẩm quyền giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014;
Để triển khai Chỉ thị số 01/CT-VKSTC và Kế hoạch số 03/KH-VKSTC-VP của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 với các nhiệm vụ sau đây:
I. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TOÀN NGÀNH
1.Tăng cường công tác chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, thủ trưởng đơn vị:
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát các cấp tăng cường chỉ đạo công tác phát hiện vi phạm, đảm bảo mọi vi phạm đều được phát hiện kịp thời để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị; Phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu theo Nghị quyết 37/NQ-QH13 của Quốc hội và chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành đề ra theo Quyết định 297/QĐ- VKSTC. Tập trung vào các chỉ tiêu chính sau đây:
- Chỉ tiêu số lượng kháng nghị, đảm bảo mọi vi phạm phải được phát hiện và kháng nghị.
- Chỉ tiêu số lượng thông báo phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm để Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Chỉ tiêu số lượng kiến nghị để đảm bảo khi có vi phạm phải kiến nghị yêu
cầu khắc phục vi phạm;
- Chỉ tiêu thông báo rút kinh nghiệm định kỳ hàng quý để đảm bảo 4 thông báo rút kinh nghiệm/1 năm;
- Chỉ tiêu tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm. Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm cần linh hoạt hơn không nhất thiết phải có đầy đủ thành phần của Tòa án cùng cấp. Cần thực hiện định kỳ 6 tháng 01 lần.
- Chỉ tiêu hướng dẫn nghiệp vụ; trả lời thỉnh thị. Đảm bảo kịp thời, chính xác.
- Chỉ tiêu kiểm tra địa phương thực hiện định kỳ 6 tháng 01 lần.
- ...
Đây là những chỉ tiêu cơ bản để phân loại đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Viện kiểm sát nhân dân các cấp chủ động rà soát tổ chức bộ máy, nhận xét đánh giá, đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ có chức danh tư pháp theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội;
Các Viện kiểm sát cấp cao tiếp tục kiện toàn biên chế và đội ngũ lãnh đạo quản lý, nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu đồng thời xây dựng các chuyên gia trong từng lĩnh vực;
Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chưa có phòng kiểm sát việc giải quyết án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật chủ động làm thủ tục trình Viện kiểm sát tối cao thành lập phòng để đảm bảo tính chuyên sâu và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm;
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp huyện phân công Kiểm sát viên phụ trách đầu mối giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát địa phương tuyển dụng đủ, đúng tiêu chuẩn biên chế được giao. Bố trí hợp lý số lượng công chức theo biên chế hiện có, đảm bảo tính ổn định lâu dài, chuyên sâu. Thường xuyên chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống và bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ công chức;
Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” gắn với làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”
Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho hoạt động kiểm sát.
4. Triển khai, tổ chức thực hiện tốt các luật và văn bản quy phạm pháp luật
Quán triệt đầy đủ, nâng cao nhận thức nội dung các luật nội dung, luật tố tụng:
Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật phá sản… các Thông tư liên tịch, Nghị quyết Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật phá sản, Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân … và các văn bản hướng dẫn: Quy chế nghiệp vụ; Biểu mẫu tố tụng; Lập hồ sơ kiểm sát giải quyết án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động.
Thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Năm 2017 xác định công tác kiểm sát đột phá là Tăng cường công tác kiểm sát bản án, quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động, phá sản; thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng nội dung để tổ chức thực hiện chương trình công tác
Viện kiểm sát các cấp xây dựng chương trình công tác của đơn vị mình, đồng thời hướng dẫn cho Viện kiểm sát cấp dưới để xây dựng kế hoạch và xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho tập thể và cá nhân. Kế hoạch công tác của mỗi đơn vị, cá nhân xây dựng dựa trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm mà Viện trưởng VKSNDTC giao cho Vụ 10 làm công tác tham mưu nêu trên, đồng thời gắn với những chỉ tiêu công tác nghiệp vụ cơ bản của Nghị quyết số 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và chỉ tiêu ban hành kèm theo Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/06/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu cụ thể của mỗi đơn vị, mỗi địa phương.
Trong chương trình công tác phải có nội dung:
- Về sơ kết:
+ 01 năm thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hành chính về quyền yêu cầu trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính; vụ việc kinh doanh thương mại, lao động theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
+ Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản;
+ Công tác kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân theo Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII;
- Xây dựng chuyên đề nghiệp vụ: “Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi tranh tụng của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hành chính”; “Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động”;
- Tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm và thông báo rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác;
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra Viện kiểm sát cấp dưới với 02 nội dung: Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC trong lĩnh vực công tác này và kiểm tra nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đột phá phục vụ công tác đột phá toàn ngành. Ngoài ra, xây dựng công tác đột phá tại cấp mình, địa phương mình để đáp ứng và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại chỗ.
- Chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới có biện pháp phát hiện vi phạm, tổng hợp vi phạm và thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị kịp thời.
- Xây dựng chỉ tiêu cho cấp mình, đơn vị mình về chất lượng và số lượng.
- Chương trình công tác của các Viện nghiệp vụ, cấp phòng và kế hoạch của cấp huyện nhất thiết phải có chỉ tiêu kháng nghị, kiến nghị về những vi phạm của Tòa án nhân dân (chỉ tiêu kháng nghị phúc thẩm được xây dựng dựa trên số bản án, quyết định bị sửa, hủy của năm trước ở địa phương mình); tăng cường phát hiện vi phạm để thông báo cho Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Tòa án có vi phạm;
Viện kiểm sát các cấp, ngoài thực hiện nhiệm vụ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần lựa chọn và có kế hoạch tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát ở cấp mình;
Viện kiểm sát nhân dân các cấp chủ động xây dựng Kế hoạch công tác năm 2017 đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt và có chất lượng hiệu quả các nội dung cụ thể trong hướng dẫn này. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên các cấp thực hiện chính xác và đầy đủ các thao tác nghiệp vụ từ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc thụ lý vụ án; kiểm sát việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; công tác kháng nghị, công tác kiến nghị và việc thụ lý, xử lý đơn của đương sự theo thủ tục tố tụng đúng quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lưu ý: Nội dung sơ kết và kế hoạch hội thảo xây dựng chuyên đề Vụ 10 sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật theo, Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần chủ động đề ra các biện pháp cụ thể.
Kiểm sát toàn diện các hoạt động tư pháp bằng hình thức mở sổ theo dõi và ghi chép kịp thời, đầy đủ, đúng cột mục các hoạt động của Tòa án từ khi thụ lý vụ án đến khi vụ án đã được giải quyết xong ở từng cấp. Đặc biệt chú trọng việc mở sổ theo dõi các hoạt động tố tụng của từng vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật bảo đảm nắm bắt kịp thời, chính xác:
- Việc tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự gửi đến Tòa án;
- Số vụ, việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện của đương sự; Lý do trả lại đơn khởi kiện;
- Số vụ, việc Tòa án không thụ lý nhưng không trả lại đơn khởi kiện;
- Số vụ, việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Thời gian tiếp tục việc giải quyết vụ án;
- Số vụ, việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Căn cứ pháp luật đình chỉ;
- Số vụ, việc Tòa án ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Thời gian ra quyết định áp dụng và thời gian áp dụng biện pháp thay đổi biện pháp đã áp dụng;
- Số vụ, việc đã thụ lý nhưng Tòa án để quá hạn luật định chưa giải quyết; thời hạn quá hạn của từng vụ án;
- Số việc Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu Phá sản. Số việc và thời gian Tòa án để quá hạn luật định;
- Số vụ, việc Toà án thụ lý, tạm đình chỉ, đình chỉ, giải quyết việc xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toà án;
- Số kiến nghị của Viện kiểm sát về những vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án đối với từng vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Số bản án, quyết định bị Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo thẩm quyền;
- Số vụ Viện kiểm sát ra quyết định rút kháng nghị hoặc bị Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định rút kháng nghị;
- Số vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị, Tòa án xét xử không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát;
- Số vụ án Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thẩm quyền;
- Số vụ án Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị do chậm phát hiện có vi phạm sau khi xét xử;
- Số vụ án Viện kiểm sát phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm;
Tập hợp và báo cáo định kỳ hàng tháng gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp để tổng hợp, phân loại, thông báo rút kinh nghiệm chung và thực hiện quyền kiến nghị đối với Tòa án.
Khi phát hiện một vi phạm cụ thể của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới cần tiến hành xác định nguyên nhân và ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm;
Tập hợp các dạng vi phạm của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới trong quá trình giải quyết vụ án, định kỳ 06 tháng và 01 năm tiến hành kiến nghị chung yêu cầu khắc phục vi phạm.
4. Công tác đột phá (Tình hình và số liệu từ ngày 01/12/2016 đến ngày 31/08/2017.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác đột phá và tập trung vào các vấn đề sau:
- Kiểm sát 100% các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân;
- Phát hiện, tập hợp vi phạm, vào sổ theo dõi cụ thể các vi phạm;
- Ban hành văn bản kiến nghị, kháng nghị;
Thời gian cụ thể như sau:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoàn thành việc tập hợp vi phạm và kiến nghị và báo cáo kèm theo danh sách trích ngang từng vụ, việc lên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 10/09/2017;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoàn thành việc kiến nghị và báo cáo kèm theo danh sách trích ngang lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là ngày 30/09/2017 để Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập hợp tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát tối cao, kiến nghị đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Vụ 10 tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị công tác năm 2017 và kết quả công tác 06 tháng, 01 năm tại một số đơn vị Viện kiểm sát địa phương, trọng tâm ở một số đơn vị thực hiện tốt và chưa tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật để thông báo rút kinh nghiệm chung.
Trên cơ sở Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác ngành kiểm sát năm 2017 và Hướng dẫn này, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Viện nghiệp vụ, Phòng nghiệp vụ xây dựng chương trình công tác của đơn vị, ban hành văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới đồng thời gửi văn bản về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 10) trước ngày 20/02/2017, để theo dõi, tập hợp báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Công văn hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
- 2Hướng dẫn 04/VKSTC-V12 về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 573/2012/QĐ-VKSTC-V12 ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 1620/VKSTC-V2 năm 2016 giải quyết vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Hướng dẫn 27/HD-VKSTC năm 2017 một số nội dung liên quan đến thực hiện chỉ tiêu trực tiếp kiểm sát cơ sở giam giữ và cơ quan thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 28/HD-VKSTC năm 2018 về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Hướng dẫn 01/HD-VKSTC năm 2020 về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Công văn hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
- 2Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 3Hướng dẫn 04/VKSTC-V12 về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc về kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 297/QĐ-VKSTC năm 2012 về Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 do Quốc hội ban hành
- 6Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Luật Phá sản 2014
- 8Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 9Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 573/2012/QĐ-VKSTC-V12 ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Bộ luật dân sự 2015
- 12Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 13Luật tố tụng hành chính 2015
- 14Kế hoạch 03/KH-VKSTC-VP năm 2016 công tác trọng tâm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2017
- 15Công văn 1620/VKSTC-V2 năm 2016 giải quyết vụ án Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa đổi Thông tư liên tịch 09/2011 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Hướng dẫn 27/HD-VKSTC năm 2017 một số nội dung liên quan đến thực hiện chỉ tiêu trực tiếp kiểm sát cơ sở giam giữ và cơ quan thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 17Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 18Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 19Hướng dẫn 28/HD-VKSTC năm 2018 về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 20Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 21Hướng dẫn 01/HD-VKSTC năm 2020 về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 10/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 10/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 18/01/2017
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Phương Hữu Oanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra