- 1Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 2Chỉ thị 10/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2018 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2018 về tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Quyết định 458/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 10Hướng dẫn 33/HD-VKSTC năm 2019 về phát hiện vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết các vụ việc dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời, nâng cao tỷ lệ, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2020 |
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2020
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 và Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về công tác trọng tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) hướng dẫn triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2020 như sau:
I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Viện kiểm sát nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình
Triển khai thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Ngành, đề ra các biện pháp nhằm thực hiện, hoàn thành và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong Nghị quyết số 96/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên làm công tác này; chỉ đạo Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để khắc phục hạn chế, thiếu sót, kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng dân sự, kiên quyết trong thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị. Thực hiện những biện pháp thiết thực để phát hiện kịp thời, đầy đủ những vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm, nhất là kháng nghị phúc thẩm ngang cấp; chú trọng kiểm sát đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; các đơn vị trong phạm vi thẩm quyền cần đẩy mạnh công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nhất là của Tòa án cấp huyện để thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
2. Nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp, nhất là đối với các vụ án về tranh chấp đất đai
Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường các biện pháp và chỉ đạo, hướng dẫn để nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (sau đây viết tắt là vụ việc dân sự). Đối với những vụ án dân sự phức tạp, kéo dài, có nhiều quan điểm cần phải có ý kiến của tập thể Lãnh đạo Viện, Ủy ban Kiểm sát hoặc thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trước khi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Dự thảo Bài phát biểu của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa phải lập luận chặt chẽ, đúng căn cứ pháp luật và được Lãnh đạo Viện kiểm sát phê duyệt. Tăng cường kiểm tra chất lượng nghiên cứu lập hồ sơ, chất lượng báo cáo đề xuất quan điểm giải quyết vụ việc và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Tổ chức các cuộc thi viết bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, nhất là phiên tòa xét xử các vụ án tranh chấp về đất đai.
3. Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, nhất là kháng nghị phúc thẩm ngang cấp
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính”, “Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án” (Ban hành kèm theo Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019), Hướng dẫn số 33/HD-VKSTC ngày 18/10/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn phát hiện vi phạm của bản án, quyết định dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp, đồng thời nâng cao tỷ lệ chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp”, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa về số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát so với năm 2019: Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng dân sự, việc áp dụng pháp luật của Tòa án, nâng cao chất lượng việc thực hiện quyền yêu cầu; kịp thời phát hiện những vi phạm của Tòa án để tăng cường kháng nghị phúc thẩm ngang cấp; Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm bảo vệ kháng nghị; trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát có căn cứ nhưng không được Tòa án chấp nhận thì phải báo cáo để Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Kháng nghị không được Hội đồng xét xử chấp nhận cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời.
4. Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, thỉnh thị và trả lời thỉnh thị, thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm
Thực hiện nghiêm túc quy định của Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 của Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao “về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Quy định “Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân” ban hành kèm theo Quyết định số 559/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát cấp dưới chủ động đề nghị Viện kiểm sát cấp trên giải đáp những khó khăn vướng mắc trong áp dụng các quy định của pháp luật; báo cáo thỉnh thị những vụ việc phức tạp có nhiều quan điểm hoặc các vụ việc mới phát sinh chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết phải xin ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp. Viện kiểm sát cấp trên phải tích cực hướng dẫn và trả lời thỉnh thị theo đúng quy định, tổng hợp vướng mắc về pháp luật về nghiệp vụ, định kỳ (6 tháng, 01 năm) ban hành văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát các cấp tăng cường thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự.
5. Tăng cường công tác kiểm tra
Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 02/KH-VKSTC 20/12/2019 về “Kiểm tra của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các hình thức phù hợp, như: Tự kiểm tra; trực tiếp kiểm tra; kiểm tra đột xuất và theo chuyên đề; kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cùng cấp kiểm sát; kiểm tra kết quả thực hiện các kết luận kiểm tra đã ban hành... nhằm bảo đảm mục đích và yêu cầu của công tác kiểm tra.
Viện kiểm sát cấp trên tích cực, chủ động theo dõi hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của Viện kiểm sát cấp dưới, trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra để hướng dẫn các đơn vị làm chưa tốt đồng thời nhân rộng cách làm hay của những đơn vị làm tốt để các đơn vị trong toàn Ngành nghiên cứu áp dụng.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
1.1. Thực hiện kết luận của Viện trưởng VKSND tối cao tại Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2020, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phụ trách công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự; tiếp tục triển khai các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Các VKS tỉnh được lựa chọn thí điểm tích cực, chủ động triển khai thực hiện và báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch số 159/KH-VKSTC ngày 17/9/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về “Thí điểm đào tạo, bố trí cán bộ và tăng cường chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án hành chính tại một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh”.
1.2. Phân công Kiểm sát viên tham gia 100% phiên tòa, phiên họp theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đối với những vụ, việc phức tạp phải phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm giải quyết và Kiểm sát viên dự khuyết tham gia.
1.3. Việc bố trí Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khâu công tác này bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng, có tính kế thừa và ổn định (ở VKSND cấp huyện cần phân công ít nhất 01 Kiểm sát viên chuyên trách thực hiện công tác này).
1.4. Chú trọng công tác tự đào tạo tại đơn vị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm, chuyên sâu về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự hướng dẫn trực tiếp các công chức mới được tuyển dụng. Lãnh đạo Viện thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, học tập rút kinh nghiệm qua các vụ việc dân sự cụ thể.
2. Kiểm sát 100% bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án
Triển khai thực hiện “Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án” (Ban hành kèm theo Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Kiểm sát chặt chẽ 100% các bản án, quyết định của Tòa án, lập phiếu kiểm sát bản án, quyết định giải quyết của Tòa án (theo mẫu hướng dẫn của Ngành ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKTSC ngày 01/6/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Nhận diện vi phạm pháp luật, thiếu sót tại các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, tổng hợp và báo cáo VKSND tối cao (Vụ 9) định kỳ hàng quý.
Viện kiểm sát cấp dưới phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát cấp trên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm, nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy, sửa có trách nhiệm của Viện kiểm sát, đồng thời nâng tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp
Triển khai thực hiện một số quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ gồm “Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Hướng dẫn số 33/HD-VKSTC ngày 18/10/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: “Hướng dẫn phát hiện vi phạm của bản án, quyết định dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án bị Tòa án cấp trên hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp, đồng thời nâng cao tỷ lệ chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp”.
Tăng cường kháng nghị phúc thẩm, gắn trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp có thẩm quyền trong việc kháng nghị phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cung cấp; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bản án, quyết định bị cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát nhưng không được phát hiện để thực hiện quyền kháng nghị.
Trường hợp không còn thời hạn để xem xét, kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm thì phải kịp thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để tiếp tục xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, kèm theo hồ sơ kiểm sát và hồ sơ chính (nếu có).
4. Tăng tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đạt và vượt mức chỉ tiêu Quốc hội yêu cầu
Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chủ động, linh hoạt trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ, chất lượng giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; không để xảy ra trường hợp đơn đã thụ lý nhưng để hết thời hạn kháng nghị vẫn không được xem xét, giải quyết và đơn tồn đọng do lỗi chủ quan; bảo đảm việc trả lời đơn có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có trách nhiệm để thực hiện thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Quy định số 02/QĐ-VKSTC ngày 26/10/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với trường hợp Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKS Quân sự Trung ương đã có Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và Quy định số 201/QĐ-VKSTC ngày 20/5/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc ban hành quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Công tác kiến nghị
Viện kiểm sát các cấp tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiến nghị đảm bảo đạt và vượt tỷ lệ kiến nghị được chấp nhận theo Nghị quyết của Quốc hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, phát hiện, tổng hợp những vi phạm pháp luật của Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cần chú trọng phát hiện những vi phạm của các cơ quan, tổ chức khác, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, trong đó tập trung vào công tác lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc lưu trữ... để kiến nghị đối với các cơ quan tổ chức đó thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa vi phạm nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý, báo cáo, đánh giá chất lượng kiến nghị để phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội tại các kỳ họp.
6. Phối hợp, tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm
Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp lựa chọn các vụ án điển hình, phức tạp ở địa phương để tiếp tục tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo đúng Hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của VKSND tối cao Về công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp.
Quá trình tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm cần tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát hiện qua hoạt động thực tiễn, kịp thời báo cáo VKSND tối cao hướng dẫn hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp.
7. Tăng cường thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc, trả lời thỉnh thị
Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc, thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý, chỉ đạo điều hành của đơn vị, với các trọng tâm: Hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên tòa; kinh nghiệm, kỹ năng kiểm sát phát hiện vi phạm đối với bản án, quyết định của Tòa án. Thông qua các phiên tòa của từng cấp Kiểm sát, thường xuyên duy trì việc tổng hợp kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, qua đó rút ra những kinh nghiệm chung cho Kiểm sát viên nhận diện được những vi phạm tương tự trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát của đơn vị.
Nội dung hướng dẫn nghiệp vụ phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ căn cứ pháp lý để áp dụng khi thực hiện. Thông báo rút kinh nghiệm cần chỉ ra được các vấn đề thiếu sót cần rút kinh nghiệm mà Kiểm sát viên được phân công kiểm sát không phát hiện được.
Căn cứ vào quy định của Pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp kiểm sát, Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình và Quy chế về thông tin báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát các cấp thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm chỉnh thẩm quyền về hướng dẫn nghiệp vụ; về báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị; trao đổi đường lối giải quyết vụ án; giải đáp vướng mắc pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
8. Công tác phối hợp
Viện kiểm sát các cấp chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự.
Viện kiểm sát các cấp phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ; tọa đàm trao đổi kinh nghiệm; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho Kiểm sát viên, công chức thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, trao đổi chuyên đề nghiệp vụ, góp phần hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch công tác năm 2020.
Thực hiện nghiêm túc Quy chế về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Đối với các loại báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị các đơn vị thực hiện đúng về thời gian gửi báo cáo kèm theo số liệu, phụ lục (nếu có). Để tạo điều kiện cho việc tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đúng thời gian quy định, ngoài việc gửi bản cứng theo đường bưu chính, đề nghị các đơn vị gửi bản mềm qua hộp thư điện tử của Phòng Tham mưu tổng hợp Vụ 9 VKSND tối cao (vp_v9@vks.gov.vn).
9. Xác định nội dung đột phá
Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của Ngành năm 2020 đối với công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình có thể xác định nội dung đột phá năm 2020 cho phù hợp, đảm bảo đạt và vượt mức chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết số 96/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực công tác này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, trên cơ sở Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và hướng dẫn này, Viện kiểm sát các cấp nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm 2020 và hướng dẫn công tác cho Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền để đảm bảo thực hiện thống nhất, hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, Viện kiểm sát các cấp thường xuyên rà soát, phát hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) để có giải đáp, hướng dẫn kịp thời, áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.
Chương trình, kế hoạch công tác năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ 9) trước ngày 15/01/2020 để theo dõi, tập hợp báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Chỉ thị 10/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2018 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Hướng dẫn 03/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2019 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 32/HD-VKSTC năm 2018 về tham gia, tham dự phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Quyết định 201/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Quyết định 458/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 13Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2019 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Hướng dẫn 33/HD-VKSTC năm 2019 về phát hiện vi phạm của bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết các vụ việc dân sự, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời, nâng cao tỷ lệ, chất lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ngang cấp do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 02/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2020 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 02/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 02/01/2020
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Vương Văn Bép
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết