Điều 47 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Lào
Điều 47: Đơn xin công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
1. Đơn xin công nhận và thi hành bản án, quyết định phải lập theo đúng pháp luật của Nước ký kết đã xét xử hoặc đúng theo pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định nói trên. Đơn được gửi đến Toà án có thẩm quyền xét xử tranh chấp hoặc Cơ quan tư pháp có thẩm quyền cho thi hành quyết định của Trọng tài. Cơ quan tư pháp đó sẽ chuyển đơn đề nghị và tài liệu cần thiết khác cho thẩm quyền của Nước ký kết được yêu cầu theo cách thức đã quy định tại Điều 4 của Hiệp định này.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, phải có các tài liệu sau đây:
A/ Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp bản án, quyết định. Trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án không ghi rõ hiệu lực thi hành, thì phải có giấy chứng nhận hợp pháp về việc bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật và cần phải được thi hành;
B/ Tài liệu đảm bảo đã xét xử đúng pháp luật của Nước ký kết, xác nhận về quyền kháng án có thể được áp dụng của các bên và của người phải thi hành bản án, quyết định;
C/ Bản dịch có chứng thực hợp pháp đơn yêu cầu và tài liệu đính kèm ra tiếng của Nước ký kết được yêu cầu.
3. Đối với việc xin công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài còn phải gửi bản chính hoặc bản sao hợp pháp Thoả thuận về Trọng tài cùng với bản dịch có chứng thực hợp pháp ra tiếng Nước ký kết được yêu cầu.
Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Lào
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 06/07/1998
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Cầm, Xổm-Xa-Vạt Lêng-Xa-Vắt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Bảo hộ pháp lý
- Điều 2. Miễn cược án phí:
- Điều 3. Tương trợ tư pháp
- Điều 4. Cách thức liên hệ
- Điều 5. Phạm vi tương trợ tư pháp
- Điều 6. Nội dung và hình thức uỷ thác tư pháp
- Điều 7. Cách thức thực hiện uỷ thác tư pháp
- Điều 8. Bảo vệ người làm chứng hoặc người giám định
- Điều 9. Tống đạt tài liệu
- Điều 10. Xác nhận tống đạt tài liệu
- Điều 11. Tống đạt tài liệu cho công dân nước mình
- Điều 12. Giá trị của tài liệu
- Điều 13. Gửi tài liệu về hộ tịch
- Điều 14. Trao đổi thông tin pháp luật
- Điều 15. Ngôn ngữ
- Điều 16. Chi phí trong việc tương trợ tư pháp
- Điều 17. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Điều 18. Quy định về công dân mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Điều 19. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Điều 20. Tuyên bố công dân mất tích hoặc đã chết
- Điều 21. Hình thức của hợp đồng dân sự
- Điều 22. Bất động sản
- Điều 23. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Điều 24. Đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Điều 25. Kết hôn
- Điều 26. Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng
- Điều 27. Ly hôn
- Điều 28. Hôn nhân trái pháp luật
- Điều 29. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
- Điều 30. Nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều 31. Nuôi con nuôi
- Điều 32. Giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 33. Cử người giám hộ trong trường hợp đặc biệt
- Điều 34. Chuyển giao việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự
- Điều 35. Nguyên tắc bình đẳng
- Điều 36. áp dụng pháp luật về thừa kế
- Điều 37. Chuyển giao di sản cho Nhà nước
- Điều 38. Di chúc
- Điều 39. Công bố và chuyển giao di chúc
- Điều 40. Thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế
- Điều 41. Bảo vệ và quản lý di sản
- Điều 42. Thông báo về người để lại di sản qua đời
- Điều 43. Chuyển giao di sản
- Điều 44. Công nhận và thi hành bản án, quyết định
- Điều 45. Điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định
- Điều 46. Điều kiện công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài kinh tế
- Điều 47. Đơn xin công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
- Điều 48. Thủ tục công nhận và thi hành bản án, quyết định
- Điều 49. Thi hành bản án, quyết định
- Điều 50. Chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định
- Điều 51. Lệ phí Toà án
- Điều 52. Miễn án phí
- Điều 53. Thể thức xin miễn án phí
- Điều 54. Nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 55. Thể thức uỷ thác việc truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 56. Hậu quả của việc truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 57. Chuyển giao đồ vật liên quan đến tội phạm
- Điều 58. Thông báo về các bản án và thông tin về lý lịch tư pháp
- Điều 59. Trách nhiệm trong việc dẫn độ người phạm tội
- Điều 60. Điều kiện dẫn độ người phạm tội
- Điều 61. Từ chối dẫn độ người phạm tội
- Điều 62. Tài liệu yêu cầu dẫn độ người phạm tội
- Điều 63. Bổ sung tài liệu yêu cầu dẫn độ người phạm tội
- Điều 64. Bắt để dẫn độ
- Điều 65. Bắt người trước khi có yêu cầu dẫn độ
- Điều 66. Trả tự do cho người bị bắt
- Điều 67. Hoãn dẫn độ
- Điều 68. Dẫn độ tạm thời
- Điều 69. Giao người bị dẫn độ
- Điều 70. Dẫn độ lại
- Điều 71. Dẫn độ một người mà nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ
- Điều 72. Giới hạn của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ
- Điều 73. Thông báo kết quả tố tụng hình sự
- Điều 74. Việc chuyển giao đồ vật liên quan đến việc dẫn độ
- Điều 75. Dẫn độ quá cảnh
- Điều 76. Chi phí trong dẫn độ