Điều 7 Hiệp định số 210/WTO/VB về thương mại hàng dệt và may mặc
(a) tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm dệt, may thông qua các biện pháp như giảm thuế quan và cam kết thuế trần, giảm hay xoá bỏ các hàng rào phi quan thuế và thuận lợi hóa thủ tục hải quan, các phương thức quản lý hành chính và cấp giấy phép;
(b)đảm bảo áp dụng các chính sách liên quan đến các điều kiện kinh doanh bình đẳng và công bằng đối với hàng dệt, may trong các lĩnh vực như các quy định và các thủ tục về phá giá và chống phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; và
(c) tránh phân biệt đối xử chống lại hàng dệt, may nhập khẩu khi áp dụng các biện pháp vì lý do chính sách thương mại nói chung.
Các biện pháp như vậy không được gây thiệt hại đến các quyền lợi và nghĩa vụ của các Thành viên theo GATT 1994.
2.Các Thành viên phải thông báo với TMB các biện pháp như đã nêu ở khoản 1 liên quan đến việc thi hành Hiệp định này. Trong trường hợp các biện pháp này đã được thông báo cho các cơ quan khác của WTO, một bản tóm tắt có dẫn chiếu tới thông báo gốc là đủ để đáp ứng yêu cầu của khoản này. Mọi Thành viên đều có thể gửi các thông báo phản đối tới TMB.
3.Nếu bất cứ Thành viên nào nhận thấy một Thành viên khác không tiến hành các biện pháp như đã đề cập tại khoản 1, và sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định này bị xâm phạm, Thành viên đó có thể đưa vấn đề ra các cơ quan liên quan của WTO và thông báo cho TMB. Mọi phát hiện hay kết luận sau đó của các cơ quan WTO liên quan sẽ là một phần của bản báo cáo đầy đủ của TMB.
Hiệp định số 210/WTO/VB về thương mại hàng dệt và may mặc
- Số hiệu: 210/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. 1.Hiệp định này đặt ra các quy định được các Thành viên áp dụng trong thời gian quá độ của việc hội nhập lĩnh vực hàng dệt, may vào GATT 1994.
- Điều 2. 1.Tất cả các hạn chế số lượng trong các hiệp định song biên được duy trì theo Điều 4 hay được thông báo theo Điều 7 hoặc 8 của MFA có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải được các Thành viên duy trì hạn chế thông báo chi tiết về các mức hạn chế, tỷ lệ tăng trưởng và các quy định khác trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực cho Cơ quan Giám sát Hàng dệt được thành lập theo Điều 8 (trong Hiệp định này gọi tắt là "TMB"). Các Thành viên nhất trí rằng cho đến khi Hiệp định WTO có hiệu lực, tất cả các hạn chế số lượng do các bên ký kết GATT 1947 duy trì, và còn hiệu lực trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ được các quy định của Hiệp định này điều chỉnh.
- Điều 3. 1.Trong vòng 60 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên duy trì các hạn chế [4] đối với sản phẩm dệt, may (ngoài các hạn chế được duy trì theo MFA và Điều 2), dù có phù hợp với GATT 1994 hay không, phải: (a) thông báo chúng một cách chi tiết cho TMB, hay (b) cung cấp cho TMB các thông báo liên quan đến chúng như đã gửi tới bất cứ cơ quan nào khác của WTO. Khi có thể áp dụng được, các thông báo trên sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bất cứ sự biện minh nào theo GATT 1994 đối với các hạn chế, bao gồm cả các quy định của GATT 1994 làm cơ sở cho sự biện minh này.
- Điều 4. 1.Các hạn chế đã đề cập tại Điều 2, và các hạn chế được áp dụng theo Điều 6, sẽ do các Thành viên xuất khẩu quản lý. Các Thành viên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải chấp nhận lượng hàng vượt quá các hạn chế đã thông báo theo Điều 2, hay các hạn chế được áp dụng phù hợp với Điều 6.
- Điều 5. 1.Các Thành viên nhất trí rằng những gian lận thông qua chuyển tải, thay đổi tuyến đường, khai báo không trung thực về nước hay nơi xuất xứ hàng hóa, làm sai lệch các tài liệu chính thức sẽ làm phương hại việc thi hành Hiệp định này để điều chỉnh lĩnh vực dệt, may theo GATT 1994. Do đó, các Thành viên nên ban hành các quy định pháp lý và/hoặc các thủ tục quản lý cần thiết liên quan tới các hành vi gian lận và có hành động chống lại chúng. Các Thành viên cũng nhất trí rằng họ sẽ hoàn toàn hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng gian lận phù hợp với các luật lệ và thủ tục của họ.
- Điều 6. 1.Các Thành viên thừa nhận sự cần thiết phải áp dụng cơ chế tự vệ chuyển tiếp riêng trong thời kỳ chuyển đổi (đề cập trong Hiệp định này là "biện pháp tự vệ chuyển tiếp"). Bất cứ Thành viên nào cũng có thể áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với các sản phẩm trong Phụ lục, trừ các sản phẩm đã hoà nhập vào GATT 1994 theo những quy định tại Điều 2. Các Thành viên không duy trì hạn chế theo Điều 2 phải thông báo cho TMB trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực về việc họ có muốn giữ quyền sử dụng các quy định của điều này hay không. Các Thành viên không công nhận Nghị định thư gia hạn MFA từ năm 1986 phải thông báo như nêu trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Biện pháp tự vệ khi chuyển đổi nên được áp dụng càng ít càng tốt và phù hợp với các quy định của điều này và việc thi hành có hiệu quả quá trình hoà nhập theo Hiệp định này.
- Điều 7. 1.Như một phần của quá trình hoà nhập và gắn với các cam kết cụ thể của các Thành viên theo kết quả của Vòng đàm phán Urguay, các Thành viên sẽ thực hiện các hành động nếu thấy cần thiết phù hợp với các luật lệ và nguyên tắc của GATT 1994 nhằm:
- Điều 8. 1.Cơ quan Giám sát Hàng dệt (“TMB”) sẽ được thành lập để giám sát việc thi hành Hiệp định này và xem xét tất cả biện pháp được thực hiện và sự phù hợp của chúng với Hiệp định, cũng như tiến hành các hành động được yêu cầu theo yêu cầu riêng của Hiệp định này. TMB sẽ bao gồm một Chủ tịch và 10 uỷ viên. Các uỷ viên được chọn một cách cân bằng, là đại diện rộng rãi của các Thành viên và được luân phiên sau các thời kỳ thích hợp. Các Thành viên được Uỷ ban Thương mại Hàng hóa giao trách nhiệm phục vụ TMB sẽ bổ nhiệm các uỷ viên. Các uỷ viên hoạt động trên cơ sở trách nhiệm cá nhân.
- Điều 9. Hiệp định này và tất cả các hạn chế được quy định trong đó sẽ hết hạn vào ngày đầu tiên của tháng thứ 121 sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Vào ngày đó, lĩnh vực hàng dệt, may sẽ được hoà nhập hoàn toàn vào GATT 1994. Hiệp định này sẽ không được gia hạn thêm nữa.