Điều 5 Hiệp định số 210/WTO/VB về thương mại hàng dệt và may mặc
2.Nếu một Thành viên nhận thấy Hiệp định này bị vi phạm bằng cách chuyển tải, thay đổi tuyến đường, khai báo không trung thực về nước hay nơi xuất xứ hàng hóa, làm sai lệch các tài liệu chính thức, và không có biện pháp nào được áp dụng hay các biện pháp đó không có hiệu quả trong việc giải quyết hoặc chống lại tình trạng gian lận, Thành viên đó có thể tham vấn với Thành viên hoặc các Thành viên liên quan nhằm tìm ra giải pháp chung thoả mãn các bên. Các cuộc tham vấn này cần được tiến hành sớm, nếu điều kiện cho phép thì tiến hành trong vòng 30 ngày. Nếu không đạt được giải pháp chung thoả mãn các bên, bất cứ Thành viên liên quan nào cũng có thể đưa vấn đề đến TMB để xin ý kiến.
3.Các Thành viên nhất trí thực hiện những hành động cần thiết phù hợp với luật và thủ tục trong nước nhằm ngăn ngừa, điều tra, và khi thích hợp thì tiến hành các hoạt động có tính pháp lý và/hay hành chính chống lại thực tế gian lận trong lãnh thổ của mình. Trong trường hợp có gian lận hay bị coi là có gian lận Hiệp định này, các Thành viên sẽ thống nhất hợp tác toàn diện phù hợp với luật và thủ tục trong nước để thiết lập chứng cớ liên quan tại các nơi nhập khẩu, xuất khẩu và nếu có thể cả chuyển tải. Phù hợp với luật và thủ tục trong nước, sự hợp tác nêu trên sẽ bao gồm: điều tra thực tế gian lận làm tăng số lượng xuất khẩu bị hạn chế xuất khẩu vào Thành viên đang duy trì các hạn chế đó; trao đổi tài liệu, thư từ, báo cáo và các thông tin liên quan khác ở mức độ có thể; tạo thuận lợi cho các cuộc thăm quan, tiếp xúc hiện trường theo yêu cầu và trên cơ sở từng trường hợp. Các Thành viên phải cố gắng làm rõ các hành vi gian lận của mọi vụ gian lận hay bị coi là có gian lận, bao gồm vai trò của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan.
4.Nếu kết quả điều tra cho thấy có bằng chứng đầy đủ rằng thực sự có gian lận (ví dụ: nếu có bằng chứng liên quan đến nước hay nơi xuất xứ thật sự và bối cảnh của gian lận đó), các Thành viên nhất trí cần tiến hành các hành động thích hợp và ở mức độ cần thiết để giải quyết vấn đề. Các hành động đó có thể bao gồm việc từ chối cho phép hàng nhập vào, hay nếu hàng đã nhập vào thì căn cứ vào tình hình thực tế và sự liên quan của nước hay nơi xuất xứ thật, điều chỉnh khấu trừ vào các mức hạn chế nhằm phản ánh đúng nước hay nơi xuất xứ thật. Ngoài ra, nếu có bằng chứng về sự liên quan của các lãnh thổ của các Thành viên mà hàng hóa được chuyển tải qua, thì các hành động cần thiết có thể bao gồm cả việc áp dụng các hạn chế đối với các Thành viên liên quan đó. Cùng với thời gian và phạm vi áp dụng, các hành động trên sẽ được áp dụng sau khi có sự tham vấn giữa các Thành viên liên quan nhằm đạt tới giải pháp chung với sự biện minh đầy đủ. Khi tham vấn, các Thành viên liên quan có thể thoả thuận các biện pháp và thông báo cho TMB và cơ quan này sẽ nêu ý kiến của mình cho các Thành viên liên quan nếu thấy cần thiết. Nếu không đạt được giải pháp thoả mãn các bên, mọi Thành viên liên quan đều có thể đưa vấn đề ra TMB để được giám sát và có ý kiến ngay.
5.Các Thành viên ghi nhận rằng một số trường hợp gian lận có liên quan đến việc quá cảnh hàng qua các nước hay địa điểm nhưng không có sự thay đổi hay điều chỉnh hàng hóa tại nơi quá cảnh. Họ ghi nhận rằng trên thực tế không thể kiểm soát hàng hóa quá cảnh tại các địa điểm này.
6.Các Thành viên nhất trí rằng việc khai báo không đúng thành phần sợi, số lượng, mô tả hay phân loại hàng hóa cũng sẽ ngăn cản đạt được mục tiêu của Hiệp định này. Nếu có bằng chứng rằng các hành vi khai báo sai như trên vì mục đích gian lận, các Thành viên nhất trí rằng các biện pháp thích hợp sẽ được tiến hành chống lại các nhà xuất khẩu, nhập khẩu liên quan phù hợp với luật và thủ tục trong nước. Nếu bất cứ Thành viên nào thấy Hiệp định này đang bị thực hiện gian lận bởi sự khai báo sai và không có biện pháp quản lý nào hay các biện pháp quản lý đang được áp dụng là không thích đáng để giải quyết và/hay chống lại các hành vi gian lận này, thì Thành viên đó cần tham vấn ngay với Thành viên liên quan nhằm tìm ra giải pháp chung thoả mãn các bên. Nếu không đạt được giải pháp như thế, bất cứ Thành viên liên quan nào cũng có thể đưa vấn đề ra TMB để xin ý kiến. Quy định này không ngăn cản các Thành viên tiến hành các điều chỉnh kỹ thuật khi có các lỗi do sơ xuất trong khai báo gây ra.
Hiệp định số 210/WTO/VB về thương mại hàng dệt và may mặc
- Số hiệu: 210/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. 1.Hiệp định này đặt ra các quy định được các Thành viên áp dụng trong thời gian quá độ của việc hội nhập lĩnh vực hàng dệt, may vào GATT 1994.
- Điều 2. 1.Tất cả các hạn chế số lượng trong các hiệp định song biên được duy trì theo Điều 4 hay được thông báo theo Điều 7 hoặc 8 của MFA có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải được các Thành viên duy trì hạn chế thông báo chi tiết về các mức hạn chế, tỷ lệ tăng trưởng và các quy định khác trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực cho Cơ quan Giám sát Hàng dệt được thành lập theo Điều 8 (trong Hiệp định này gọi tắt là "TMB"). Các Thành viên nhất trí rằng cho đến khi Hiệp định WTO có hiệu lực, tất cả các hạn chế số lượng do các bên ký kết GATT 1947 duy trì, và còn hiệu lực trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ được các quy định của Hiệp định này điều chỉnh.
- Điều 3. 1.Trong vòng 60 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên duy trì các hạn chế [4] đối với sản phẩm dệt, may (ngoài các hạn chế được duy trì theo MFA và Điều 2), dù có phù hợp với GATT 1994 hay không, phải: (a) thông báo chúng một cách chi tiết cho TMB, hay (b) cung cấp cho TMB các thông báo liên quan đến chúng như đã gửi tới bất cứ cơ quan nào khác của WTO. Khi có thể áp dụng được, các thông báo trên sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bất cứ sự biện minh nào theo GATT 1994 đối với các hạn chế, bao gồm cả các quy định của GATT 1994 làm cơ sở cho sự biện minh này.
- Điều 4. 1.Các hạn chế đã đề cập tại Điều 2, và các hạn chế được áp dụng theo Điều 6, sẽ do các Thành viên xuất khẩu quản lý. Các Thành viên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải chấp nhận lượng hàng vượt quá các hạn chế đã thông báo theo Điều 2, hay các hạn chế được áp dụng phù hợp với Điều 6.
- Điều 5. 1.Các Thành viên nhất trí rằng những gian lận thông qua chuyển tải, thay đổi tuyến đường, khai báo không trung thực về nước hay nơi xuất xứ hàng hóa, làm sai lệch các tài liệu chính thức sẽ làm phương hại việc thi hành Hiệp định này để điều chỉnh lĩnh vực dệt, may theo GATT 1994. Do đó, các Thành viên nên ban hành các quy định pháp lý và/hoặc các thủ tục quản lý cần thiết liên quan tới các hành vi gian lận và có hành động chống lại chúng. Các Thành viên cũng nhất trí rằng họ sẽ hoàn toàn hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh từ tình trạng gian lận phù hợp với các luật lệ và thủ tục của họ.
- Điều 6. 1.Các Thành viên thừa nhận sự cần thiết phải áp dụng cơ chế tự vệ chuyển tiếp riêng trong thời kỳ chuyển đổi (đề cập trong Hiệp định này là "biện pháp tự vệ chuyển tiếp"). Bất cứ Thành viên nào cũng có thể áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với các sản phẩm trong Phụ lục, trừ các sản phẩm đã hoà nhập vào GATT 1994 theo những quy định tại Điều 2. Các Thành viên không duy trì hạn chế theo Điều 2 phải thông báo cho TMB trong vòng 60 ngày kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực về việc họ có muốn giữ quyền sử dụng các quy định của điều này hay không. Các Thành viên không công nhận Nghị định thư gia hạn MFA từ năm 1986 phải thông báo như nêu trong vòng 6 tháng kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Biện pháp tự vệ khi chuyển đổi nên được áp dụng càng ít càng tốt và phù hợp với các quy định của điều này và việc thi hành có hiệu quả quá trình hoà nhập theo Hiệp định này.
- Điều 7. 1.Như một phần của quá trình hoà nhập và gắn với các cam kết cụ thể của các Thành viên theo kết quả của Vòng đàm phán Urguay, các Thành viên sẽ thực hiện các hành động nếu thấy cần thiết phù hợp với các luật lệ và nguyên tắc của GATT 1994 nhằm:
- Điều 8. 1.Cơ quan Giám sát Hàng dệt (“TMB”) sẽ được thành lập để giám sát việc thi hành Hiệp định này và xem xét tất cả biện pháp được thực hiện và sự phù hợp của chúng với Hiệp định, cũng như tiến hành các hành động được yêu cầu theo yêu cầu riêng của Hiệp định này. TMB sẽ bao gồm một Chủ tịch và 10 uỷ viên. Các uỷ viên được chọn một cách cân bằng, là đại diện rộng rãi của các Thành viên và được luân phiên sau các thời kỳ thích hợp. Các Thành viên được Uỷ ban Thương mại Hàng hóa giao trách nhiệm phục vụ TMB sẽ bổ nhiệm các uỷ viên. Các uỷ viên hoạt động trên cơ sở trách nhiệm cá nhân.
- Điều 9. Hiệp định này và tất cả các hạn chế được quy định trong đó sẽ hết hạn vào ngày đầu tiên của tháng thứ 121 sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Vào ngày đó, lĩnh vực hàng dệt, may sẽ được hoà nhập hoàn toàn vào GATT 1994. Hiệp định này sẽ không được gia hạn thêm nữa.