Chương 4 Dự thảo nghị định về công tác xã hội
Điều 45. Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác xã hội và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chiến lược, đề án, dự án, chính sách phát triển công tác xã hội và quy hoạch, củng cố phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội; phát triển đội ngũ người làm công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; xác định số lượng người hành nghề công tác xã hội theo quy mô dân số, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp người làm công tác xã hội; hướng dẫn thực hành công tác xã hội.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội và chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội.
d) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
đ) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội và bồi dưỡng, nâng cao năng lực người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực công tác xã hội; xây dựng hệ thống thông tin quản lý người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
2. Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ và hướng dẫn thực hiện; xây dựng đề án, dự án về công tác xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.
4. Bộ Công an chủ trì hướng dẫn về công tác xã hội trong các cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.
5. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công tác xã hội; phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan hướng dẫn về công tác xã hội trong các lĩnh vực tư pháp, nuôi con nuôi; thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý và các hoạt động về công tác xã hội khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để củng cố và phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
7. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các chính sách, đề án, dự án, chương trình công tác xã hội theo quy định, của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao.
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định về công tác xã hội trên địa bàn.
2. Bố trí kinh phí, nhân lực thực hiện các đề án, dự án, chương trình, nhiệm vụ phát triển công tác xã hội trên địa bàn.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo thẩm quyền.
4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của người hành nghề công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý.
5. Định kỳ báo cáo hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện Nghị định về công tác xã hội trên địa bàn, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Dự thảo nghị định về công tác xã hội
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chức năng của công tác xã hội
- Điều 5. Nguyên tắc của công tác xã hội
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về công tác xã hội
- Điều 7. Người làm công tác xã hội
- Điều 8. Dịch vụ công tác xã hội
- Điều 9. Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Quyền được tham vấn, tư vấn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 12. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
- Điều 13. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 14. Quyền được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 15. Quyền được cung cấp thông tin
- Điều 16. Quyền được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội và rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 17. Quyền sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Điều 18. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 19. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 20. Nghĩa vụ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 21. Quyền hành nghề công tác xã hội
- Điều 22. Quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 23. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội
- Điều 24. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề công tác xã hội
- Điều 25. Quyền được thực hiện biện pháp can thiệp công tác xã hội
- Điều 26. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 27. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp
- Điều 28. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đồng nghiệp
- Điều 29. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với xã hội
- Điều 30. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội về thực hiện đạo đức nghề nghiệp
- Điều 31. Điều kiện hành nghề công tác xã hội
- Điều 32. Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội
- Điều 33. Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề công tác xã hội
- Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội
- Điều 35. Thực hành công tác xã hội
- Điều 36. Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
- Điều 37. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội
- Điều 38. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 39. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 40. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 41. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 42. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 43. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài