Hệ thống pháp luật

Chương 3 Dự thảo nghị định về công tác xã hội

Chương III

NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mục 1. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 21. Quyền hành nghề công tác xã hội

1. Hành nghề công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

2. Quyết định việc phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ phát triển, tư vấn, trợ giúp và phương pháp công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

3. Lập hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

4. Người hành nghề công tác xã hội độc lập được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đ trên cơ sở các yếu tố, gồm: Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội; thời gian và công sức mà người hành nghề.công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề; các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trường hợp người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

5. Được hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội hoặc hành nghề độc lập.

6. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về công tác xã hội.

Điều 22. Quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp vượt quá phạm vi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc trái với giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

2. Việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.

3. Đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội có hành vi xâm phạm thân th, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phm của người hành nghề công tác xã hội.

4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội

1. Được đào tạo, đào tạo lại phát triển năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức công tác xã hội phù hợp nội dung hành nghề.

2. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về công tác xã hội.

Điều 24. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề công tác xã hội

1. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

2. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc và cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; chính quyền nơi xảy ra sự việc có biện pháp bảo vệ người hoạt động hành nghề công tác xã hội.

Điều 25. Quyền được thực hiện biện pháp can thiệp công tác xã hội

Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc các cơ quan có liên quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ công tác xã hội để phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ phát triển, tư vấn, trợ giúp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực, bạo hành, lạm dụng, ngược đãi gây tổn hại về thể chất, tinh thần và đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 26. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Tôn trọng các quyền của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; có thái độ hòa nhã, thấu cảm.

2. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định.

3. Đối x bình đẳng với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, không để lại ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn.

Điều 27. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp

1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn công tác xã hội.

2. Chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; chịu trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; thực hành công tác xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Tận tâm trong quá trình hành nghề công tác xã hội.

5. Giữ bí mật những thông tin mà người sử dụng dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về trường hợp người hành nghề công tác xã hội khác có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Nghị định này.

7. Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Điều 28. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đồng nghiệp

1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong hành nghề công tác xã hội.

2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

Điều 29. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với xã hội

1. Tham gia phát triển cộng đồng.

2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của những người cùng hành nghề công tác xã hội.

Điều 30. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội về thực hiện đạo đức nghề nghiệp

1. Tuân th đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề công tác xã hội.

2. Người hành nghề công tác xã hội có nghĩa vụ thực hiện bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Mục 3. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ

Điều 31. Điều kiện hành nghề công tác xã hội

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:

1. Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

3. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Điều 32. Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

1. Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.

2. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề công tác xã hội

1. Ngôn ngữ sử dụng trong công tác xã hội là tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người hành nghề công tác xã hội, người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo yêu cầu của đối tượng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ công tác xã hội.

Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội

1. Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.

2. Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:

a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.

b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.

c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.

d) Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.

3. Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.

4. Các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo về công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức công tác xã hội và cấp giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức công tác xã hội phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết Điều này.

Mục 4. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 35. Thực hành công tác xã hội

1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội phải tham gia thực hành công tác xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề công tác xã hội.

2. Thực hành công tác xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp,

b) Thực hiện tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác theo quy định của pháp luật) có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành.

c) Thời gian thực hành đối với trình độ đại học trở lên từ đủ 12 tháng, trình độ cao đẳng từ đủ 09 tháng, trình độ trung cấp từ đủ 06 tháng tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

d) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

Điều 36. Tổ chức việc thực hành công tác xã hội

1. Tiếp nhận người thực hành:

a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.

b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Phân công người hướng dẫn thực hành:

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.

b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.

4. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:

a) Hướng dẫn thực hành công tác xã hội cho người thực hành.

b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian thực hành phải có nhận xét bằng văn bản về quá trình thực hành, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội và đề nghị người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy xác nhận quá trình thực hành.

c) Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyn lợi của đối tượng do lỗi của người hướng dẫn thực hành.

5. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nhận xét của người hướng dẫn thực hành, người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 37. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội

1. Đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, khung chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác xã hội; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội, cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội.

3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở cập nhật kiến thức công tác xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội phải đáp ứng theo khung chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Mục 5. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 38. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Người hành nghề công tác xã hội được cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.

3. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số định đanh cá nhân hoặc số căn cước, số hộ chiếu.

b) Nội dung hành nghề công tác xã hội.

c) Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

d) Tình trạng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (cấp mới, cấp lại).

4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.

Điều 40. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Tờ khai đăng ký hành nghề).

2. Giấy chứng nhận đạt kết quả thực hành nghề công tác xã hội.

3. Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.

5. 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Điều 41. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo quy định tại Điều 40 Nghị định này cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải công bố, công khai danh sách người hành nghề công tác xã hội trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cấp chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

Điều 42. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội được cấp lại đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị mất hoặc hư hỏng.

b) Thay đổi thông tin hoặc có sai sót thông tin quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.

c) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

a) Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với trường hợp bị hư hỏng, thay đổi thông tin hoặc sai sót thông tin.

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn phù hợp với nội dung hành nghề đề nghị thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.

d) 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.

đ) Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội tương đương 120 tiết học trong thời gian 05 năm đối với trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

a) Người đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

b) Người hành nghề công tác xã hội phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề trước ít nhất 15 ngày làm việc trước thời điểm giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hết hạn.

c) Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Điều 43. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

b) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.

c) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

d) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.

đ) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.

Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi có giấy phép hành nghề công tác xã hội còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết.

2. Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gồm:

a) Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam

a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề công tác xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện công tác xã hội tại Việt Nam cho đối tượng theo đợt, hợp tác đào tạo và thực hành công tác xã hội hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong thực hành công tác xã hội thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam quy định tại Điều này.

Dự thảo nghị định về công tác xã hội

  • Số hiệu: Đang cập nhật
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: Đang cập nhật
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đang cập nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH