Chương 2 Dự thảo nghị định về công tác xã hội
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mục 1. QUYỀN CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
Điều 11. Quyền được tham vấn, tư vấn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Được thông tin, tham vấn, tư vấn, hướng dẫn về nhu cầu, phương pháp công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội phù hợp.
2. Được sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng và điều kiện thực tế của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Điều 12. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
Được giữ bí mật thông tin về hồ sơ quản lý trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp đối tượng đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng hoặc bị ép buộc sử dụng dịch vụ.
2. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội và các đặc điểm cá nhân khác.
Điều 14. Quyền được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với nhu cầu.
2. Có người đại diện hoặc người giám hộ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 15. Quyền được cung cấp thông tin
1. Được cung cấp hồ sơ quản lý trường hợp của mình theo yêu cầu bằng văn bản.
2. Được hướng dẫn chi tiết về các dịch vụ công tác xã hội khi có yêu cầu.
1. Được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội nếu không thấy phù hợp.
2. Được rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật quyết định việc sử dụng dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, để kịp thời bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có thể quyết định ngay việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.
Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tôn trọng và không được có hành vi đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
Điều 19. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin cá nhân, hợp tác đầy đủ với người hành nghề công tác xã hội và người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
2. Phối hợp thực hiện các biện pháp, phương pháp can thiệp, trị liệu của người hành nghề công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Chấp hành nội quy của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, quy định của pháp luật về công tác xã hội.
Điều 20. Nghĩa vụ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội
1. Đối tượng công tác xã hội sử dụng dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm chi trả tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo văn bản hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội được ký kết với người hành nghề công tác xã hội hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác theo quy định của pháp luật được nhà nước hỗ trợ hoặc miễn tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội.
2. Văn bản hợp đồng thỏa thuận (sau đây gọi tắt là hợp đồng thỏa thuận) theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dự thảo nghị định về công tác xã hội
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chức năng của công tác xã hội
- Điều 5. Nguyên tắc của công tác xã hội
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về công tác xã hội
- Điều 7. Người làm công tác xã hội
- Điều 8. Dịch vụ công tác xã hội
- Điều 9. Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Quyền được tham vấn, tư vấn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 12. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
- Điều 13. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 14. Quyền được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 15. Quyền được cung cấp thông tin
- Điều 16. Quyền được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội và rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 17. Quyền sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Điều 18. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 19. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 20. Nghĩa vụ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 21. Quyền hành nghề công tác xã hội
- Điều 22. Quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội
- Điều 23. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội
- Điều 24. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề công tác xã hội
- Điều 25. Quyền được thực hiện biện pháp can thiệp công tác xã hội
- Điều 26. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội
- Điều 27. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp
- Điều 28. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đồng nghiệp
- Điều 29. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với xã hội
- Điều 30. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội về thực hiện đạo đức nghề nghiệp
- Điều 31. Điều kiện hành nghề công tác xã hội
- Điều 32. Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội
- Điều 33. Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề công tác xã hội
- Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội
- Điều 35. Thực hành công tác xã hội
- Điều 36. Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
- Điều 37. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội
- Điều 38. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 39. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 40. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 41. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 42. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 43. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội
- Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài