Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/YDCT-QLHN | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015 |
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) và Công ước đa dạng sinh học (Công ước CBD) từ năm 1994. Quốc hội, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật nhằm thực hiện các nội dung của Công ước; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004).
- Luật đa dạng sinh học (2008).
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi
- Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loại động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Trong nội dung Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014, Thủ tướng Chính phủ nhận định: “Thời gian gần đây, tình trạng buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm bao gồm cả những mẫu vật của loài có nguồn gốc nước ngoài như tê giác, ngà voi châu Phi, tê tê, hổ,... diễn ra phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Buôn bán trái phép động thực vật hoang dã đã làm giảm lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, tạo doanh thu bất hợp pháp, gây bất ổn an ninh quốc gia và nguy cơ xuất hiện, lây lan các bệnh truyền nhiễm mới, ...”
Để thực hiện tốt nội dung Hiệp ước và các văn bản quy phạm pháp luật trên, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Tổ chức quán triệt và tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đến các đơn vị và thầy thuốc trong tỉnh; tuyên truyền, phổ biến những thuốc thay thế các loại thuốc truyền thống có nguồn gốc từ động thực vật hoang dã;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học đã được ban hành; phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển dược liệu của địa phương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;
c) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan trong tỉnh tổ chức triển khai nghiên cứu những vật nuôi, cây trồng có tác dụng dược lý tương đương để thay thế những động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, các cơ sở khám chữa bệnh kịp thời phát hiện những cơ sở, cá nhân tàng trữ, sử dụng trái pháp luật động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2. Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc
a) Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 12746/QLD-ĐK ngày 26/9/2011 của Cục quản lý Dược - Bộ Y tế về việc đăng ký sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc có thành phần liên quan đến động vật rừng, thực vật rừng hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Chủ động xây dựng đề án và tổ chức nuôi trồng, khai thác dược liệu theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu.
3. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở nghiên cứu, các thầy thuốc
a) Quán triệt cho các thầy thuốc thực hiện tốt những quy định của pháp luật, đặc biệt không buôn bán, sử dụng trái pháp luật động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn;
c) Khuyến khích nghiên cứu những dược liệu là vật nuôi, cây trồng thay thế những động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm để đáp ứng đủ nhu cầu thuốc trong công tác phòng, chữa bệnh;
d) Không tuyên truyền, không phổ biến người bệnh mua, bán, sử dụng động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm để phòng và chữa bệnh;
đ) Không nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trái pháp luật.
Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như Tê giác, Gấu, Hổ, Tê tê,... tăng cường thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử Iý nghiêm các trường hợp vi phạm./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 189/BNN-TCLN đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường khi đăng ký cơ sở gây nuôi động vật hoang dã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 149/CTVN-THGP năm 2014 về loài không thuộc các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 3Công văn 289/TCLN-CTVN năm 2015 báo cáo về công tác quản lý hoạt động nuôi động vật hoang dã do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 4Công văn 2592/BTNMT-TCMT năm 2015 áp dụng Điều 190 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 16315/QLD-MP năm 2015 về tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Dược ban hành
- 6Công văn 04/CTVN-THGP năm 2016 về phúc đáp văn bản 1623/GSQL-GQ1 do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 7Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2017 chủ trương đầu tư Dự án “Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) viện trợ không hoàn lại của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 924/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 về Bảng mã HS đối với hàng hóa là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 9Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2022 trong khuôn khổ Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Quyết định 95/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý gấu nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Công văn 189/BNN-TCLN đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường khi đăng ký cơ sở gây nuôi động vật hoang dã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 10Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 149/CTVN-THGP năm 2014 về loài không thuộc các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 12Công văn 289/TCLN-CTVN năm 2015 báo cáo về công tác quản lý hoạt động nuôi động vật hoang dã do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 13Công văn 2592/BTNMT-TCMT năm 2015 áp dụng Điều 190 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Công văn 16315/QLD-MP năm 2015 về tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Dược ban hành
- 15Công văn 04/CTVN-THGP năm 2016 về phúc đáp văn bản 1623/GSQL-GQ1 do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 16Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2017 chủ trương đầu tư Dự án “Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) viện trợ không hoàn lại của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 924/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 về Bảng mã HS đối với hàng hóa là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 18Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 19Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2022 trong khuôn khổ Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 79/YDCT-QLHN năm 2015 tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- Số hiệu: 79/YDCT-QLHN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 31/03/2015
- Nơi ban hành: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra