Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16315/QLD-MP | Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) và Công ước đa dạng sinh học (Công ước CBD) từ năm 1994. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các nội dung của Công ước về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Nhằm tăng cường bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của các Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Cục Quản lý Dược thông báo:
1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm cần thực hiện đúng các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau:
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đối với hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm trong công thức sản phẩm có thành phần liên quan đến động vật, thực vật thuộc Danh mục động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ, các tổ chức, cá nhân đứng tên công bố và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường cam kết cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp các thành phần trong sản phẩm mỹ phẩm không phải là đối tượng bị cấm khai thác thương mại theo quy định của pháp luật về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng khi có yêu cầu.
Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường cần rà soát lại thành phần công thức các sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, ngừng việc sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có liên quan đến động vật, thực vật thuộc Danh mục động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ; chỉ đưa ra lưu thông các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý mỹ phẩm, không vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.
2. Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện thông báo này, chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng của sinh học.
Cục Quản lý Dược thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 130-TTg năm 1993 về quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 79/YDCT-QLHN năm 2015 tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- 3Công văn 1081/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật dăm gỗ xuất khẩu do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 4Công văn 1902/VPCP-KTN năm 2015 về chuyển giao gấu tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 924/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 về Bảng mã HS đối với hàng hóa là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 6Công văn 196/CTVN-THGP năm 2017 về tra cứu loài thuộc Phụ lục CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 7Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2022 trong khuôn khổ Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Nghị định 82/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
- 3Chỉ thị 130-TTg năm 1993 về quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công ước về đa dạng sinh học (CBD)
- 5Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 6Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 7Công văn 79/YDCT-QLHN năm 2015 tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- 8Công văn 1081/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật dăm gỗ xuất khẩu do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 9Công văn 1902/VPCP-KTN năm 2015 về chuyển giao gấu tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 924/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 về Bảng mã HS đối với hàng hóa là động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành
- 11Công văn 196/CTVN-THGP năm 2017 về tra cứu loài thuộc Phụ lục CITES do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành
- 12Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 13Quyết định 3210/QĐ-BNN-HTQT phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2022 trong khuôn khổ Dự án "Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp" do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 16315/QLD-MP năm 2015 về tăng cường bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Cục Quản lý Dược ban hành
- Số hiệu: 16315/QLD-MP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/08/2015
- Nơi ban hành: Cục Quản lý dược
- Người ký: Trương Quốc Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra