Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5619/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 02 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 09 năm 2020 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Kèm theo Công văn số 5619/VPCP-QHĐP ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

An Giang

Chi phí đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị tương đối lớn, khả năng cân đối ngân sách của địa phương còn hạn chế nên đa phần sử dụng nguồn từ vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương, vốn vay, vốn ODA,... Do đó, kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành liên quan có cơ chế, chính sách và hỗ trợ từ các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoặc Trung ương để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, nhất là xử lý nước thải tại các đô thị.

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ cân đối bố trí cho Tỉnh số vốn còn lại 2.432 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để hoàn thành dự án đường 991B.

3

Bạc Liêu

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ và chỉ đạo các Bộ, Ngành Trung ương hỗ trợ Bạc Liêu trong định hướng chiến lược phát triển để xác định Bạc Liêu là: (i) trung tâm của Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau; (ii) Là một trong những trung tâm của cả nước về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, với trọng tâm là Nhà máy Nhiệt điện khí LNG và khoảng 2.000 MW điện gió, điện mặt trời; (iii) Là Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, với trọng tâm là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tạo hạt nhân lan tỏa; (iv) Là Trung tâm về du lịch của vùng ĐBSCL

4

Bắc Giang

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định về quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời thông báo định mức kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các địa phương làm căn cứ hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đồng thời, để thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công các Chương trinh MTQG giai đoạn 2021-2025, đề nghị Trung ương sớm ban hành danh mục các chương trình, dự án, tiểu dự án và khung hướng dẫn cụ thể để các địa phương có định hướng triển khai xây dựng kế hoạch phù hợp.

5

Bắc Giang

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét chuyển số kinh phí ứng trước dự toán xây dựng cơ bản năm 2010, 2011 thành bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Bắc Giang đối với số vốn đã ứng trước của dự án Trường bắn (TB1) là 398,11 tỷ đồng (UBND tỉnh Bắc Giang đã có Công văn số 54/UBND-KT, ngày 07/01/2020). Dự án được ứng trước 950,8 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ, trong những năm qua Trung ương đã bố trí thu hồi vốn ứng trước của dự án là 552,7 tỷ đồng, số vốn còn lại chưa thu hồi là 398,11 tỷ đồng; toàn bộ số vốn bố trí cho dự án nằm ngoài vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương cho tỉnh

6

Bắc Giang

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai được tiếp tục sử dụng số vốn kết dư của Dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần 2, vay vốn ADB và gia hạn thời gian Hiệp định vay vốn ADB để tiếp tục triển khai thực hiện dự án, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ADB.

7

Bắc Kạn

Để chuẩn bị cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, đề nghị Trung ương sớm thông báo dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của các địa phương, nhất là các địa phương có tỷ lệ ngân sách Trung ương hỗ trợ lớn như tỉnh Bắc Kạn và sớm ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 để xây dựng các mục tiêu phát triển phù hợp với nguồn lực thực tế.

8

Bắc Kạn

Đề nghị Trung ương sớm xây dựng các chương trình MTQG của giai đoạn 2021-2025 và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ngay từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021 để các địa phương có căn cứ, cơ sở triển khai thực hiện.

9

Bắc Ninh

Xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ đối với các dự án: Khu công nghiệp Tiên Sơn mở rộng (cập nhật Phân khu Tân Hồng - Hoàn Sơn); Khu công nghiệp Quế Võ (cập nhật Khu phát triển 2); Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng (cập nhật Khu liền kề 2).

10

Bắc Ninh

Dự án kinh doanh hạ tầng KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh: Cho phép toàn bộ diện tích (300ha) được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (do ½ diện tích KCN nằm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I không được hưởng ưu đãi). Xem xét gia hạn thời gian hoạt động của dự án 50 năm, vì KCN thành lập từ năm 2009 chưa đưa vào khai thác sử dụng vì khó khăn trong GPMB, điều chỉnh quy hoạch.

11

Bắc Ninh

Hỗ trợ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng kết nối tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương và 02 cầu kết nối với tỉnh Bắc Giang.

12

Bến Tre

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép Bến Tre chuyển vị trí Khu công nghiệp Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc (nằm gần khu đô thị trung tâm của tỉnh) sang huyện Thạnh Phú (huyện biển), nhằm tạo quỹ đất sạch phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần phát triển mạnh kinh tế biển theo Nghị quyết 36-NQ/TW.

13

Bến Tre

Về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy hoạch Không gian Đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre (Mekong Innovation Hub) là Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo của vùng ĐBSCL nhằm tập trung nguồn lực và tạo động lực để giúp ươm tạo, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các địa phương trong Vùng.

14

Bình Định

Các tuyến đường Quốc lộ 19B, 19C đoạn qua tỉnh Bình Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 23/11/2015). Tỉnh Bình Định kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn cho các dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 19B, 19C đoạn qua tỉnh Bình Định vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện.

15

Bình Định

Tỉnh Bình Định đang quy hoạch, xây dựng Khu đô thị Khoa học Quy Hòa (diện tích 242ha) và Trung tâm Trí tuệ nhân tạo Long Vân (diện tích 110 ha), với định hướng trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Để Dự án trọng điểm này sớm được triển khai xây dựng, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm thông qua Đề án và cho hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với Khu đô thị này; đồng thời, cho cơ chế, chính sách để hình thành một số doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm trí tuệ nhân tạo tại khu đô thị khoa học này để nơi đây thực sự trở thành điểm đến của các nhà khoa học trên thế giới.

16

Bình Định

Theo quy định hiện hành, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn trong phương pháp tính toán phương án đóng góp vào ngân sách của nhà đầu tư, trong khi đó hướng dẫn của Trung ương chưa cụ thể, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn nhà đầu tư. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện./.

17

Cà Mau

Ban hành Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch để làm cơ sở cho tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong cả nước làm căn cứ, đảm bảo thống nhất quy trình thực hiện các bước tiếp theo của lập quy hoạch.

18

Cà Mau

Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm xây dựng Quy hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, định hướng cho các tỉnh xây dựng Quy hoạch cấp tỉnh (tích hợp theo Luật Quy hoạch) thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, khẳng định phạm vi tác động của hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé; khả năng cung cấp nước ngọt của hệ thống này cho các tỉnh vùng ven biển (trong đó có tỉnh Cà Mau) để làm cơ sở cho tỉnh xác định quy hoạch sản xuất cho phù hợp.

19

Cà Mau

Ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 - 2025 để làm cơ sở thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án công trình xây dựng.

20

Cà Mau

Cho chủ trương đầu tư nhà máy cung cấp nước cho Cà Mau theo Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2018; đến năm 2025, lượng nước chuyển về cho tỉnh Cà Mau là 100.000 m3/ngày đêm, thay thế dần nguồn nước ngầm đang bị cạn kiệt như hiện nay.

21

Cao Bằng

Đề nghị Chính phủ sớm quyết định Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 để các tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện ngay trong quý 2/2020.

22

Cao Bằng

Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép Thường trực HĐND tỉnh được phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 để tăng cường công tác thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2020 và giải ngân vốn đầu tư.

23

Cao Bằng

Đề nghị Chính phủ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giao số vốn còn thiếu thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đối với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu (bao gồm 05 dự án, tổng số vốn còn thiếu theo thông báo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 217,185 tỷ đồng, các dự án này đã có khối lượng thực hiện nhưng thiếu vốn).

24

Cần Thơ

Về điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp: Chấp thuận chủ trương cho thành phố Cần Thơ được phối hợp, báo cáo các Bộ, ngành Trung ương nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của thành phố (UBND thành phố đã có Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2020, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

25

Cần Thơ

Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sớm có ý kiến thẩm định và hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trên địa bàn quận Ô Môn do Liên danh Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Đưa nội dung thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ vào Chương trình Hội nghị kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, tạo điều kiện có thể sớm hình thành Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đối với Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, IV đề nghị sớm xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư.

26

Đà Nẵng

Đối với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương hướng dẫn, thông báo cho địa phương về phương án, nguồn vốn và dự kiến phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công.

27

Đà Nẵng

Đề xuất Chính phủ bổ sung vào danh mục dự án đầu tư công trung hạn đối với 02 đề án: Nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển Vùng Nam Trung Bộ và dự án Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp, đồng thời hỗ trợ từ nguồn đầu tư phát triển của Trung ương để triển khai thực hiện.

28

Đà Nẵng

Sớm giao đủ kế hoạch vốn và hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu thuộc danh mục sử dụng nguồn vốn 10% dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước (Trung ương thông báo số vốn NSTW hỗ trợ là 300 tỷ)

29

Đà Nẵng

Cho phép kéo dài giải ngân phần còn lại của Kế hoạch vốn nguồn ứng trước ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu năm 2017 đối với các dự án phục vụ Tuần lễ cao cấp APEC 2017 (65,37 tỷ đồng).

30

Đà Nẵng

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ KHĐT giao dứt điểm số vốn còn lại theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ là 827.351 triệu đồng (gồm nguồn ngân sách Trung ương: 657.543; nguồn trái phiếu Chính phủ: 75.000 triệu đồng; nguồn vốn ODA: 94.808 triệu đồng).

31

Đà Nẵng

Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Quyết định sửa đổi bổ sung thay thế Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 về tiêu chí danh mục ngành lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần để địa phương có cơ sở tiếp tục triển khai cổ phần hóa lĩnh vực công viên cây xanh; sửa đổi bổ sung thay thế Quyết định số 1232/2017/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 về phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 để địa phương có cơ sở thực hiện đối với trường hợp Công ty cổ phần cấp nước và công ty cổ phần xuất nhập khẩu.

32

Đắk Lắk

Sớm ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; thông báo số dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, trong đó có tỷ lệ đối ứng ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 đối với nguồn vốn thuộc các Chương trình MTQG để địa phương trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2020 theo quy định.

33

Đắk Lắk

Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ (phần nội dung có liên quan đến Nghị định số 161/2016/NĐ-CP) sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Do đó, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

34

Đắk Lắk

Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm tham mưu hướng xử lý giải quyết vấn đề nợ đọng của các HTX ngừng hoạt động không có khả năng trả nợ, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để làm cơ sở cho việc giải quyết dứt điểm các HTX tồn tại hình thức, ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.

35

Đắk Lắk

Đề nghị Bộ KHĐT, tiếp tục hỗ trợ, bố trí kinh phí cho tỉnh Đắk Lắk để đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, đặc biệt là những công trình có nguy cơ mất an toàn cao; đồng thời, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ.

36

Đắk Nông

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm phê duyệt bổ sung Quy hoạch khu công nghiệp Nhân Cơ 2 và Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp quốc gia đến năm 2020.

37

Điện Biên

Đối với Đề án sắp xếp ổn định dân cư, phát triển KT-XH bảo đảm QPAN huyện Mường Nhé, Điện Biên giai đoạn 2016-2020 (Đề án 79) và Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai bản Tin Tốc, xã Mường Lói đã được giao vốn năm 2020, tuy nhiên chưa được giao bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Để có cơ sở triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo, UBND tỉnh Điện Biên kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm giao bổ sung Kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với 02 Đề án và dự án nêu trên.

38

Điện Biên

(3) Dự án Đường Na Sang (Km146+200/QL.12) - TT. xã Huổi Mí - Nậm Mức (Km452+300/QL.6) - Thị trấn Tủa Chùa - Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn TT. Tủa Chùa - Nậm Mức - Huổi Mí): Kế hoạch vốn TPCP trong giai đoạn 2016-2020 bố trí cho dự án là 621 tỷ đồng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng số vốn 69 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng 10% tại Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 21/6/2019. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã được bố trí 580,876/690 tỷ đồng, còn thiếu 109,124 tỷ đồng (bao gồm 40 tỷ 124 triệu đồng theo kế hoạch trung hạn (40,124=621-580,876 tỷ đồng và 69 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% theo Quyết định số 767/QĐ-TTg). Để đảm bảo nguồn kinh phí triển khai thực hiện dự án, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm giao số vốn còn thiếu (109,124 tỷ đồng) trong năm 2020; đồng thời cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân số vốn còn lại 57 tỷ 577,8 triệu đồng của kế hoạch vốn năm 2018 đến hết ngày 31/12/2020 theo nội dung đề xuất của UBND tỉnh Điện Biên tại Văn bản số 614/UBND-TH ngày 06/3/2020 và Báo cáo số 104/BC-UBND ngày 15/4/2020.

39

Điện Biên

Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1828/TTg-KTN ngày 14/10/2015, Thông báo số 364/TB-VPCP ngày 09/11/2016 và Văn bản số 1297/VPCP-NN ngày 15/02/2017 các dự án thành phần thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên phải được hoàn thành trong năm 2015, trừ một số dự án được phép kéo dài thời gian thực hiện hoàn thành trong năm 2017; đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành (đạt trên 98%). Tổng lũy kế vốn đã bố trí cho Dự án đến thời điểm hiện tại là 6.846/7.071,948 tỷ đồng (đã bao gồm 200 tỷ đồng được giao Tại Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ). Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung số vốn còn thiếu so với tổng mức đầu tư được duyệt là 225,948 tỷ đồng cho dự án và cho phép kéo dài thời gian thực hiện 04 dự án thành phần thuộc dự án tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh chưa hoàn thành (do thiếu kinh phí thực hiện) theo kế hoạch bố trí vốn.

40

Điện Biên

Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31/5/2018 (trong đó: Giai đoạn 1 của Đề án được triển khai từ năm 2018-2020). Tuy nhiên đến nay, Đề án vẫn chưa được Chính phủ cân đối bố trí nguồn vốn để tỉnh thực hiện chuẩn bị đầu tư và triển khai giai đoạn I của Đề án; UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét cân đối bố trí vốn cho tỉnh để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, tránh gây bức xúc trong nhân dân.

41

Điện Biên

Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020: Tổng vốn đầu tư của Đề án sau khi điều chỉnh là 2.611 tỷ 745 triệu đồng; tổng số vốn bổ sung giai đoạn 2016-2020 tăng 1.059 tỷ 745 triệu đồng trong đó: vốn đầu tư phát triển tăng 500 tỷ đồng; vốn sự nghiệp thực hiện bồi thường, hỗ trợ tăng 700 tỷ 745 triệu đồng (vốn hỗ trợ từ Đề án 681 tỷ 425 triệu đồng; vốn huy động từ cộng đồng và doanh nghiệp là 19.320 triệu đồng), vốn dự phòng giảm 141 tỷ đồng. Năm 2020, Đề án 79 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo số vốn 47 tỷ 970 triệu đồng từ nguồn vốn dự kiến bố trí các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và khoản 10 nghìn tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, so với nhu cầu vốn đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận còn thiếu 452 tỷ 030 triệu đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục báo cáo, đề xuất Chính phủ hỗ trợ địa phương, giao bổ sung số vốn còn thiếu năm 2020 để triển khai thực hiện.

42

Điện Biên

Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 với nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án là 1.914 tỷ đồng; hiện nay dự án đã được bố trí từ nguồn dự phòng 10% Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 là 99 tỷ 975 triệu đồng, vốn còn thiếu là 1.814 tỷ 025 triệu đồng. Để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện và góp phần hoàn thành các mục tiêu của Đề án đã được phê duyệt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm cân đối bố trí số vốn còn thiếu để triển khai thực hiện Đề án theo quyết định đã được phê duyệt.

43

Điện Biên

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, để có cơ sở triển khai xây dựng kế hoạch đầu công giai đoạn 2021-2025 của các Bộ, ngành và địa phương.

44

Đồng Nai

Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng tuyến đường liên cảng

Việc đầu tư Đường liên cảng chiều dài 14,25 km từ KCN Ông Kèo đến cảng Việt Thuận Thành tại huyện Nhơn Trạch sẽ góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án, trong khi cần sớm đầu tư xây dựng tuyến đường là rất cần thiết, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ ngân sách Trung ương khoảng 2.060 tỷ đồng cho tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện giai đoạn 1 của dự án đường liên cảng tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

45

Đồng Nai

Về cơ chế, chính sách phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Hiện nay các cơ quan Trung ương đang nghiên cứu lập quy hoạch Quốc gia và Quy hoạch Vùng. Kiến nghị Trung ương trong quá trình lập Quy hoạch Vùng cần nghiên cứu ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách đặc thù cho các Vùng kinh tế trọng điểm và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhằm cụ thể hóa việc phát triển vùng là ưu tiên hàng đầu, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Ưu tiên quy hoạch đầu tư các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng (đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, hệ thống đường vành đai TP HCM, hệ thống cảng - Logictics); định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển từng địa phương nhằm tránh tình trạng các địa phương tự làm, đầu tư dàn trải gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung sự phát triển của vùng.

46

Đồng Nai

Về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp để đón nhận dịch chuyển đầu tư mới sau dịch. Ngày 22/5/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt về xúc tiến đầu tư để tiếp cận với các tập đoàn đang có chính sách chuyển dịch dòng đầu tư sau dịch Covid 19; hỗ trợ nhà đầu tư tiềm năng, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư hiện hữu.

Tỉnh Đồng Nai có văn bản số 1420/UBND-KTN ngày 18/02/2020 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh Đồng Nai, chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ

47

Đồng Nai

Kiến nghị bổ sung thêm 02 KCN là KCN Phước An quy mô 330 ha, và KCN Phước Bình 2 quy mô 590ha vào quy hoạch phát triển KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 để ưu tiên lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 50-NQ/TW. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã hoàn chỉnh báo cáo giải trình, bổ sung các nội dung theo đề nghị của Bộ KHĐT và các Bộ ngành liên quan. Kính báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ và chấp thuận cho tỉnh Đồng Nai, để tạo điều kiện phát triển KTXH của địa phương.

48

Đồng Nai

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản số 4895/UBND-THNC ngày 29/4/2020 báo cáo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về các vướng mắc, chồng chéo của hệ thống pháp luật, trong đó tập trung phân tích vướng mắc giữa Luật Đầu tư với Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị. Do vậy, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan kịp thời có văn bản hướng dẫn để các địa phương thực hiện, áp dụng pháp luật đúng quy định, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương nói riêng và cả nước.

49

Gia Lai

Kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020: tại Thông báo số 474/TB-VPCP ngày 25/12/2018 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai; Thủ tướng đã có ý kiến giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ xem xét đề xuất nguồn vốn NSTW báo các TTCP tuy nhiên đến nay vẫn chưa được bố trí vốn để thực hiện (311,65 tỷ đồng). Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung kinh phí để địa phương thực hiện.

50

Gia Lai

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo xây dựng quy trình chuẩn thực hiện các thủ tục đầu tư công từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, trên cơ sở đó quy định thời gian tối đa để hoàn thành các bước công việc nhằm cắt giảm các thủ tục không cần thiết như rà soát cắt giảm thủ tục hành chính.

51

Gia Lai

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội, đề nghị các bộ, ngành trung ương sớm ban hành văn bản để hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

52

Gia Lai

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn để hoàn thành các dự án giai đoạn 2016-2020 còn thiếu vốn. Trường hợp không bố trí được vốn trong giai đoạn 2016- 2020, phải điều chỉnh bố trí trong giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn thủ tục điều chỉnh đối với các dự án trên.

53

Hà Nam

Đề nghị quan tâm hỗ trợ các dự án có tính chất đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc - Ba Sao; Khu đại học Nam Cao; Khu Y tế chất lượng cao; đường vành đai 5...

54

Hà Nam

Hỗ trợ kinh phí xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp, làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là tại làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên.

55

Hà Nội

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tổng cục Thống kê tính toán kết quả tăng trưởng 9 tháng đầu năm và ước năm 2020 cho các tỉnh, thành phố để đánh giá kết quả giai đoạn 2016-2020 và xây dựng chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, kịp thời cập nhật Báo cáo chính trị phục vụ Đại hội.

56

Hà Nội

Đề xuất Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ để phát triển kinh tế - xã hội hậu Covid giống như Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid để từ đó chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như giúp cho các tỉnh định hướng phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả hơn.

57

Hà Tĩnh

thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, đánh giá và đã có Văn bản số 2827/BKHĐT-KTCN ngày 29/4/2020 và số 3302/BKHĐT-KTCN ngày 20/5/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý cụ thể đối với Tổ hợp Dự án khai thác, tuyển quặng sắt Thạch Khê. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét báo cáo Bộ Chính trị cho dừng dự án và chỉ đạo giải quyết tồn đọng, khôi phục phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống ổn định cho nhân dân vùng ảnh hưởng.

58

Hải Phòng

- Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền theo quy định để tháo gỡ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

59

Hải Phòng

Sớm chỉ đạo xây dựng Quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch 2017, làm cơ sở để các địa phương trong vùng đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác phát triển, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tạo lập thể chế kinh tế đặc thù cho các địa phương đầu tàu, vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành động lực lan tỏa vùng và cả nước phát triển.

Ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tàng trong Vùng, đặc biệt là tạo bước chuyển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng giao thông để thúc đẩy vận tải hàng hóa đồng thời tăng tính kết nối giữa các vùng sản xuất và khu vực cảng biển, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình -Thanh Hóa - Nghệ An; đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hài Phòng - Quảng Ninh.

60

Hải Phòng

Đề nghị Thủ tướng:

- Sớm đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Khu phi thuế quan và Khu Công nghiệp Xuân Cầu 752ha theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 3250/BKHĐT-QLKKT ngày 19/5/2020.

- Đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải gắn liền với việc mở rộng Khu công nghiệp Tràng Duệ (giai đoạn 3) với diện tích 678 ha để thu hút tập đoàn LG mở rộng đầu tư khu vực này.

- Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu công nghiệp Cầu Cựu.

61

Hòa Bình

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, một trong những điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư để đầu tư mới, mở rộng khu công nghiệp đó là: “Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại ít nhất là 60%”, điều này đã hạn chế rất nhiều trong việc kêu gọi các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp được quy hoạch tại các địa phương, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi điều kiện đầu tư khu công nghiệp nêu trên.

62

Hòa Bình

Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội không xa, chỉ khoảng 70km có khá nhiều tiềm năng, trong tương lai sẽ là đô thị vệ tinh cho Hà Nội. Đề nghị Chính phủ, TtCP cho Hòa Bình được quy hoạch là đô thị thông minh làm cơ sở để phát triển KTXH.

63

Hòa Bình

Đường Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình nằm trong Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 với chiều dài khoảng 30km, quy mô đường cao tốc loại B 6 làn xe tuy nhiên do khó khăn về tài chính nên đến nay dự án mới hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành giai đoạn I với quy mô 2 làn xe. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và hoàn thiện mạng lưới giao thông phát triển đường bộ cao tốc Hòa Bình - Hà Nội. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình kính đề nghị Thủ tướng hỗ trợ vốn NSTW số tiền là 2.800 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình giai đoạn 2 theo quy mô đường cao tốc đã được quy hoạch.

64

Hòa Bình

Căn cứ quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 - Vùng thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014; đi qua địa giới của 8 tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Hòa Bình với chiều dài khoảng 35,4km theo quy mô cao tốc 6 làn xe có điểm đầu tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn và điểm cuối là khu vực Chợ Bến, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn. Để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tạo sức hút đầu tư, tăng tính kết nối giữa các vùng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho đầu tư xây dựng.

65

Hưng Yên

Đề nghị sớm phê duyệt bổ sung quy hoạch Khu công nghiệp và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt, mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II và Khu công nghiệp Thăng Long II (giai đoạn 3), tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào địa bàn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

66

Hưng Yên

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư và bố trí vốn để khởi công giai đoạn 2 Dự án tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trong năm 2020.

67

Hưng Yên

Về tháo gỡ thủ tục thực hiện các dự án ODA: Tỉnh Hưng Yên đã có các Công văn số 66/UBND-TH ngày 09/1/2020; số 1284/UBND-TH ngày 01/6/2020 đề nghị cho phép gia hạn thời gian hoàn thành, thời gian giải ngân và sử dụng số vốn ODA còn dư của Dự án phát triển toàn diện kinh tế, xã hội các đô thị Việt Trì, Hưng Yên và Đồng Đăng - Hợp phần dự án tại thành phố Hưng Yên; Công văn số 574/UBND-TH ngày 17/3/2020 đề nghị cho phép sử dụng số vốn còn dư của Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi huyện Ân Thi (nguồn vốn AFD). Tỉnh Hưng Yên kính đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có ý kiến chấp thuận để tỉnh triển khai và đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ODA năm 2020.

68

Hưng Yên

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo các mốc thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công.

68

Kiên Giang

Hiện nay, Nhiệm vụ Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tổ chức lựa chọn tư vấn xây dựng các hợp phần quy hoạch và nội dung tích hợp quy hoạch. Do đó, trong điều kiện quy hoạch tỉnh được lập song song với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng nên đề xuất Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn, định hướng các nội dung lớn của các quy hoạch này để tỉnh có cơ sở xây dựng đề xuất nội dung lập quy hoạch tỉnh cho phù hợp và bám sát với định hướng quy hoạch cấp cao hơn.

69

Kiên Giang

Về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công năm 2021: Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đến nay dự thảo “Quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025” chưa được ban hành, do đó các địa phương gặp khó khăn trong xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2021 theo quy định của Luật Đầu tư công 2019. Vì vậy, trong thời gian chờ ban hành quy định này, đề xuất Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn các thủ tục, dự kiến lộ trình để các địa phương có bước chủ động.

70

Kiên Giang

Quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ; quy định tại khoản 7 Điều 67 Luật Đấu thầu là chưa thống nhất nhau, dẫn đến áp dụng trong thực tế giữa các cơ quan không đồng nhất, khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư.

71

Kiên Giang

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2020; nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện (dự thảo Thông tư đã gửi lấy ý kiến tháng 4). Vì vậy, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành Thông tư hướng dẫn. Đồng thời, đề nghị các Bộ chuyên ngành sớm có hướng dẫn thực hiện đối với các dự án thuộc phạm vi quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 1 của Nghị định (dự án không thuộc: Lĩnh vực PPP, dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở thương mại, công trình thương mại, dịch vụ; đa năng,.... mà phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành và pháp luật về xã hội hóa).

72

Kon Tum

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 04 khu công nghiệp với tổng diện tích 426,76 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, riêng Khu công nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2 đến nay đã hết thời kỳ Quy hoạch theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng. Công ty cổ phần Tập đoàn TH đã nghiên cứu và đề xuất đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó có Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vị trí nêu trên và đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh đưa Khu công nghiệp Hòa Bình (giai đoạn 2) ra khỏi Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Do đó, kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quan tâm sớm điều chỉnh.

73

Khánh Hòa

Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét cho phép xây dựng Đề án cơ chế, chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong trong tình hình mới với một số cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của vịnh Vân Phong nói chung và KKT Vân Phong nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng triển khai điều chỉnh quy hoạch phát triển của KKT Vân Phong cho giai đoạn 2021-2025 và định hướng về sau.

74

Khánh Hòa

Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, đồng ý cho Khánh Hòa không thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% tổng mức đầu tư đối với dự án Kè chống sạt lở bờ Bắc thị trấn Diên Khánh theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ để đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quy mô, đảm bảo mục tiêu đã được phê duyệt ban đầu (Nội dung này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4971/UBND-KT ngày 22/5/2020).

75

Khánh Hòa

Kiến nghị Chính phủ xem xét, hỗ trợ bổ sung vốn đầu tư các công trình quan trọng cho tỉnh Khánh Hòa thực hiện đường giao thông ven biển, đê kè phòng chống ứng phó biến đổi khí hậu nhằm kích thích kinh tế và tạo động lực lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm.

76

Lai Châu

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, thông báo kế hoạch vốn đầu tư và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

77

Lạng Sơn

Xem xét, cân đối nguồn vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021 - 2025 với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ cho Dự án cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng (Dự án thành phần 2), để tháo gỡ khó khăn, sớm tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng Dự án, nối thông toàn tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, đảm bảo hiệu quả đầu tư Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

78

Lạng Sơn

Tiếp tục quan tâm bố trí vốn trong 6 tháng cuối năm 2020 phần kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 còn lại đến nay chưa được phân bổ là 644,265 tỷ đồng, gồm:

- Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B (đoạn Km3+700 đến Km18) là 250 tỷ đồng.

- Các dự án được bố trí kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu đến nay chưa được bố trí hết số vốn theo kế hoạch trung hạn, đề nghị tiếp tục phân bổ trong 6 tháng cuối năm 2020 (10 dự án) là 236,074 tỷ đồng.

- Các dự án thuộc các chương trình mục tiêu đề nghị giao vốn 10% dự phòng ngân sách trung ương tại địa phương (08 dự án) là 158,191 tỷ đồng.

79

Lào Cai

Đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ tỉnh Lào Cai thực hiện một số dự án trọng điểm từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương (ngoài phần vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu dự kiến phân bổ cho tỉnh theo tiêu chí định mức giai đoạn 2021-2025), các dự án được hỗ trợ có ý nghĩa “tầm” quốc gia, góp phần phát triển hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc với cả nước và quốc tế như: Cảng hàng không Sa Pa, cầu biên giới qua sông Hồng khu vực cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát), khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu du lịch quốc gia Sa Pa...

80

Lào Cai

Để khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai tiếp tục phát huy là “cầu nối” quan trọng trong phát triển kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc, nhất là góp phần vào quá trình phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế sau dịch bệnh Covid-19. Tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ:

- Tiếp tục lựa chọn Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một trong các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm giai đoạn 2021-2025.

- Hỗ trợ ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng khu cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) - Bá Sái (Trung Quốc). Trong đó:

+ Đầu tư xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng nối Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực cửa khẩu Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.

+ Đầu tư dự án: Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu khu vực Bản Vược (huyện Bát Xát), tỉnh Lào Cai với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng để nâng cao năng lực thông quan hàng nông sản của cả nước qua khu vực cửa khẩu này.

81

Lào Cai

Để phát triển du lịch tỉnh Lào Cai bền vững trong đó có sự kết nối khu du lịch quốc gia Sa Pa với các khu vực: Cửa khẩu quốc tế (thành phố Lào Cai), khu Y Tý (huyện Bát Xát, còn gọi là Sa Pa 2), khu du lịch Bắc Hà... tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ ủng hộ tỉnh thực hiện dự án ODA: Phát triển đô thị và kinh tế du lịch bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 (vay vốn WB) với tổng vốn đầu tư dự án: 97 triệu USD (tương đương 2.250 tỷ đồng).

82

Lào Cai

Ủng hộ tỉnh Lào Cai mở dịch vụ Casino trên địa bàn thị xã Sa Pa: Dự kiến nếu casino tại Sa Pa được đầu tư với quy mô vốn 1,5-2 tỷ USD, sẽ tạo động lực đột phá cho Lào Cai, thu hút lượng khách du lịch tăng trưởng ít nhất đạt mức 25%/năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 2.000 lao động, đóng góp cho NSNN hàng năm 500 - 600 tỷ đồng.

83

Lào Cai

Hỗ trợ nguồn vốn nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối khu du lịch quốc gia Sa Pa và các tỉnh lân cận như: Nâng cấp tỉnh lộ 156 đoạn Kim Thành - Ngòi Phát, Tỉnh lộ 152 đoạn IC17 (đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) đến thị xã Sa Pa; Tỉnh lộ 156 đoạn Bản Vược - Lũng Pô, Tỉnh lộ 158 đoạn Lũng Pô - Y Tý - Dền Sáng (huyện Bát Xát, Lào Cai) - Phong Thổ (Lai Châu).

84

Lào Cai

Nghiên cứu cơ chế có nguồn lực hỗ trợ cho các mục tiêu sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, thôn bản thuộc các xã miền núi, biên giới. Nếu triển khai quyết liệt trong 5 năm 2021-2025, trung ương bố trí 40 - 50 triệu đồng/thôn và địa phương bố trí tương tự, sẽ giải quyết ổn định tất cả các thôn trên địa bàn. Như vậy sẽ quản lý được quy hoạch, sắp xếp được theo cụm, thuận tiện trong công tác đầu tư và suất đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều, đem lại hiệu quả to lớn.

85

Lào Cai

Hỗ trợ 800 tỷ đồng NSTW (ngoài phần vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu dự kiến phân bổ cho tỉnh theo tiêu chí định mức giai đoạn 2021-2025) nâng cấp Tỉnh lộ 156 đoạn Kim Thành - Ngòi Phát.

86

Lào Cai

Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đầu tư các dự án kè bảo vệ bờ sông biên giới có nguy cơ sạt lở cao (bao gồm 13 dự án với tổng mức đầu tư 1.573 tỷ đồng).

87

Lâm Đồng

Ưu tiên dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư hệ thống thủy lợi, hồ chứa phục vụ đa mục tiêu là: vừa phát triển nông nghiệp bền vững, vừa điều hòa lượng nước trong 2 mùa mưa nắng kết hợp phát triển du lịch. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm sớm giao bổ sung kế hoạch vốn năm 2020 từ nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đầu tư 2 hồ thủy lợi Đông Thanh và Ta Hoét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

88

Nam Định

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương lập quy hoạch các vùng kinh tế tạo sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội

89

Nghệ An

Hiện nay, việc áp dụng địa bàn ưu đãi đầu tư đối với khu kinh tế, khu công nghiệp chưa có quy định thống nhất ở các Luật và Nghị định của Chính phủ, kính đề nghị Chính phủ xem xét, có quy định nhất thống nhất về địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất và các loại thuế liên quan tương ứng với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.

90

Nghệ An

Dự kiến kinh phí thực hiện các Nghị quyết đối với tỉnh Nghệ An là 1.115 tỷ đồng, trong đó Nghị quyết 37 là 297,6 tỷ đồng, Nghị quyết 42 là 817,4 tỷ đồng. Trong lúc đó, dự toán của tỉnh Nghệ An được Trung ương giao nguồn dự phòng là 446,95 tỷ đồng. Như vậy kinh phí đảm bảo của địa phương theo cơ chế là 558,5 tỷ đồng, cao hơn cả nguồn dự phòng ngân sách Trung ương giao. Mặt khác dự phòng ngân sách còn phải đảm bảo kinh phí phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khắc phục thiên tai, bão lụt,...

Do đó, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có cơ chế hỗ trợ thêm cho các địa phương trong đó có Nghệ An đang gặp khó khăn trong cân đối nguồn kinh phí thực hiện.

91

Nghệ An

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về thúc đẩy vốn giải ngân đầu tư công, dự án xây dựng nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn được bố trí 90 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách trung ương vào tháng 12/2019, đã kéo dài sang năm 2020. Đến nay (tháng 6/2020) dự án chưa lựa chọn được nhà thầu đủ điều kiện kỹ thuật, Chủ đầu tư đang triển khai công tác đấu thầu lại lần 3. Do nguồn vốn của dự án giao muộn (tháng 12/2019) và các điều kiện trong quá trình đấu thầu của dự án còn chưa đảm bảo vì vậy để triển khai thực hiện hiệu quả dự án, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án này được kéo dài thực hiện nguồn vốn đã giao đến hết năm 2020.

92

Phú Thọ

Để tháo gỡ khó khăn, sớm đầu tư hoàn thành các dự án hạ tầng khu công nghiệp để thu hút đầu tư, tỉnh Phú Thọ kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Điều chỉnh địa điểm 02 Khu công nghiệp Tam Nông, Hạ Hòa sang vị trí mới để phát huy lợi thế của đường Hồ Chí Minh và cao tốc Nội Bài - Lào Cai).

93

Phú Yên

Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2020; tỉnh Phú Yên đang triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 20/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ sớm ban hành Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn địa phương triển khai Lập kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025.

94

Phú Yên

Hiện nay tỉnh Phú Yên đang triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch 2017. Để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, kiến nghị Bộ ngành Trung ương sớm tham mưu Chính phủ ban hành phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030.

95

Quảng Bình

Đến nay, tổng nguồn vốn NSTW giao cho tỉnh giai đoạn 2016-2020 còn thiếu so với kế hoạch trung hạn là 597 tỷ đồng. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao bổ sung thêm nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho tỉnh trong năm 2020 với số tiền 597 tỷ đồng để thực hiện hoàn thành dứt điểm các công trình giai đoạn 2016 - 2020, góp phần phát huy hiệu quả các công trình và nguồn vốn đã đầu tư.C197

96

Quảng Bình

Hiện nay, các dự án dự kiến sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và khoản điều chỉnh giảm vốn cho các dự án quan trọng quốc gia chưa được Trung ương giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao bổ sung vốn dự phòng chung và nguồn điều chỉnh giảm vốn các dự án quan trọng quốc gia trong năm 2020 thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho tỉnh để đảm bảo nguồn vốn hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai các dự án.

97

Quảng Bình

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 và thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến cho các địa phương giai đoạn 2021-2025 để các địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công.

98

Quảng Bình

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh thực hiện Dự án Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình và hạ tầng quảng trường trung tâm với số tiền 140 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2019 (Theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 448/TB-VPCP ngày 22/9/2017 và Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 435/TB-VPCP ngày 18/12/2019) .

99

Quảng Bình

Đề nghị có hướng dẫn về cách thống kê các nguồn lực thực hiện, đặc biệt là nguồn vốn NSĐP đối ứng và lồng ghép trong xây dựng NTM (do mục tiêu xây dựng NTM rất rộng, nên việc tổng hợp các nguồn kinh phí NSĐP đối ứng và lồng ghép rất phức tạp và mất thời gian) và nguồn vốn tín dụng để có cách thống kê đồng nhất giữa các địa phương

100

Quảng Bình

Dự án Sân golf FLC Quảng Bình Golf Links, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 422/BKHĐT-KTDV ngày 20/01/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án. UBND tỉnh Quảng Bình kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt chủ trương đầu tư, làm cơ sở triển khai các thủ tục liên quan theo quy định.

101

Quảng Nam

Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật (nhất là các Luật Đầu tư, Đầu tư công, Đất đai, Quy hoạch,...), đề xuất với Quốc hội sửa đổi luật theo thủ tục rút gọn, một luật sửa nhiều luật và kết hợp thảo luận để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những chính sách mới có tính chất đột phá để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới hiện nay.

102

Quảng Nam

Đề nghị Trung ương cho áp dụng cơ chế đặc thù một số dự án lớn: Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô và Trung tâm cơ khí ô tô Quốc gia, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, cơ chế đầu tư sân bay Chu Lai, dự án Trung tâm khí điện miền Trung, cơ chế đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Chu Lai để địa phương chủ động triển khai.

- Đề nghị Trung ương thống nhất cho phép tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý vận hành sân bay Chu Lai tương tự sân bay Vân Đồn - Quảng Ninh.

- Cho phép Quảng Nam được quy hoạch và kêu gọi tư nhân xây dựng, quản lý vận hành luồng tàu 05 vạn tấn phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và hệ thống bến du lịch, tiếp nhận tàu du lịch đường biển quốc tế tại Chu Lai

103

Quảng Ngãi

1. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban ngành Trung ương khẩn trương rà soát, khắc phục sự chồng chéo quy định trong các văn bản pháp luật, tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn để nắm bắt các cơ hội thu hút đầu tư đối với các tập đoàn lớn ở các nước tiên tiến, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc, trong đó Đông Nam Á là một trong những thị trường được tính đến đầu tiên và Việt Nam nằm trong số đó.

104

Quảng Trị

Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 tuyến đường kết nối trung tâm thành phố Đông Hà với Khu kinh tế Đông Nam, điểm đầu là ga Đông Hà, điểm cuối nối vào đường trục dọc KKT Đông Nam đã đầu tư, với chiều dài tuyến 14km, TMĐT khoảng 2000 tỷ đồng

105

Quảng Trị

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường ven biển tỉnh Quảng Trị đoạn từ ranh giới tỉnh Quảng Bình đến Nam cầu Cửa Việt dài khoảng 40km thuộc Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010;

Tuyến đường bộ ven biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trên cơ sở ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tại Thông báo số 127/TB-TTKQH ngày 13/01/2020) và Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (tại Thông báo số 434/TB-VPCP ngày 18/12/2019). Kính đề nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để triển khai xây dựng dự án đường ven biển tỉnh Quảng Trị đoạn từ ranh giới tỉnh Quảng Bình đến Nam cầu Cửa Việt trong giai đoạn 2021-2025.

106

Quảng Trị

Thực hiện cam kết tại Hội thảo xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Trị tổ chức tại Hà Nội ngày 17/10/2017, Liên danh các nhà đầu tư: Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa và Tập đoàn Sumitomo Asia & Oceania đã khảo sát, thống nhất địa điểm và quy mô 500 ha xây dựng dự án KCN Quảng Trị tại huyện Hải Lăng.

Ngày 05/5/2020, UBND tỉnh Quảng Trị có Tờ trình số 1948/TTr-UBND đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung Khu công nghiệp nói trên vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy xong ý kiến của 6 Bộ liên quan

Kính đề nghị Thủ tướng: Bổ sung Khu công nghiệp Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam và thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Quảng Trị của Liên danh các nhà đầu tư: VSIP-Amata-Sumitomo trong tháng 8/2020.

107

Sóc Trăng

Sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

108

Sơn La

Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm thông báo tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

109

Sơn La

Đề nghị Chính phủ sớm trình UBTV Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại Điều 20 Luật Ngân sách nhà nước, trong đó đề nghị xem xét nâng mức điểm cho các tiêu chí hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã thuộc vùng căn cứ cách mạng ATK, xã đặc biệt khó khăn... nhằm góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh và với các vùng miền trong cả nước như: tiêu chí hành chính cấp huyện miền núi; tiêu chí hành chính cấp huyện vùng cao; tiêu chí xã biên giới đất liền; tiêu chí xã thuộc vùng căn cứ cách mạng ATK kháng chiến.

110

TP Hồ Chí Minh

Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019, vì theo quy định, tổng vốn đầu tư còn lại của các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp qua giai đoạn 2021 - 2025 không được vượt quá 20%. Quy định này gây ra khó khăn cho các địa phương. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, theo đó, quy định nhu cầu vốn chuyển tiếp tại Điều 89 sẽ bắt đầu áp dụng đối với kỳ trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

111

TP Hồ Chí Minh

Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành sớm có thông báo tổng mức vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để thành phố cùng các địa phương có thể triển khai thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật Đầu tư công 2019.

112

Tuyên Quang

Đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài khoảng 40,5km đã được Chính phủ cho chủ trương đầu tư và thực hiện theo phương thức BOT, được Quốc hội và Chính phủ quyết định hỗ trợ ngân sách để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư; hiện nay, tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ dự án và chuẩn bị thực hiện các quy trình về đền bù giải phóng mặt bằng. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương để xây dựng công trình nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn thời gian thu phí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân (Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có công văn số 652/UBND-GT ngày 12/3/2020).

113

Thái Bình

Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về việc tích hợp các quy hoạch vào quy hoạch Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, làm căn cứ để các địa phương triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

114

Thái Bình

Giao bổ sung kế hoạch vốn trong năm 2020 để hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, còn dang dở của giai đoạn 2016-2020 (gồm: Nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: kế hoạch vốn chưa giao so với kế hoạch trung hạn được duyệt là 42,118 tỷ đồng, dự phòng (10%) chưa phân bổ là 231,7 tỷ đồng; Dự án tuyến đường bộ ven biển: kế hoạch vốn chưa giao so với kế hoạch trung hạn được duyệt là 720 tỷ đồng, dự phòng chưa phân bổ là 110 tỷ đồng; Nguồn dự phòng chung và 10 nghìn tỷ: kế hoạch vốn năm 2020 chưa giao 162,845 tỷ đồng, kế hoạch trung hạn chưa giao là 1.011 tỷ đồng với số thông báo năm 2020).

115

Thái Bình

Sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và Thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của tỉnh giai đoạn 2021-2025 để làm căn cứ thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đầu tư chương trình, dự án và lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

116

Thái Nguyên

Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2020 đảm bảo đủ vốn trung hạn đã được giao cho các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu do Trung ương hỗ trợ.

117

Thái Nguyên

Với lợi thế và dư địa phát triển khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên, nhất là khi đường vành đai V đoạn qua tỉnh Thái Nguyên được đầu tư hoàn thành, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương tạo điều kiện để thúc đẩy việc đầu tư dự án trên toàn tuyến qua các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, đồng thời xem xét cho phép Thái Nguyên điều chỉnh bổ sung quy hoạch mới từ 01 đến 02 Khu công nghiệp để phát huy tối đa lợi thế vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên và đường Vành đai V (khu công nghiệp Sông Công II).

118

Thái Nguyên

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai lập quy hoạch để bảo đảm về tiến độ và chất lượng quy hoạch.

119

Thanh Hóa

Đề nghị sớm thông báo về dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 cho các địa phương; sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đề nghị ưu tiên phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án, xử lý các vấn đề phát sinh để thực hiện “mục tiêu kép”.

120

Thanh Hóa

Luật Đầu tư công năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công) có các quy định trình tự rút gọn đối với các hoạt động đầu tư trong trường hợp khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, trong đó có quy định một số nội dung như: Không phải quyết định chủ trương đầu tư; giao cơ quan chuyên môn lập, thẩm định, trình quyết định dự án nhưng chưa quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện. Do đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn để các địa phương thực hiện.

121

Thanh Hóa

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách) và Điều 47 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, các dự án được phép ứng trước kế hoạch vốn năm sau để thực hiện phải thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, hiện tại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, nên chưa có cơ sở để ứng trước kế hoạch vốn đầu tư công theo quy định nêu trên. Do đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể về việc ứng trước kế hoạch vốn năm 2021 cho các dự án quan trọng, cấp bách cần bố trí vốn để hoàn thành trong năm 2020, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

122

Thanh Hóa

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư), các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý của mình sẽ ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án xã hội hóa. Do đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sớm có hướng dẫn về việc triển khai lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án xã hội hóa để các địa phương có cơ sở thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

123

Thanh Hóa

Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để có thể áp dụng ngay khi các Luật trên có hiệu lực thi hành.

124

Thừa Thiên Huế

Quan tâm hỗ trợ, bố trí ngân sách trung ương triển khai danh mục dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025 đảm bảo các điều kiện xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương; Hỗ trợ bố trí ngân sách trung ương để tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành Chương trình trọng điểm năm 2020 của tỉnh về di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế.

125

Thừa Thiên Huế

Kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm địa phương sớm xây dựng và phê duyệt Đề án liên kết vùng để thúc đẩy liên kết thực chất các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, DHMT hợp tác trong phát triển kinh tế hài hòa, dùng chung hạ tầng, tránh chồng chéo và cạnh tranh trong vùng.

126

Trà Vinh

Quan tâm bố trí vốn kịp thời cho các địa phương để đảm bảo tiến độ đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trường học theo lộ trình thực hiện chủ trương đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

127

Trà Vinh

Bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

128

Trà Vinh

Chỉ đạo lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, chương trình phát triển đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị thông minh, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050... tạo tiền đề pháp lý để tỉnh triển khai các quy hoạch tỉnh, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

129

Trà Vinh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trình Chính phủ xem xét hỗ trợ cho tỉnh Trà Vinh 1.068 tỷ đồng triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh mà UBND tỉnh đã có Công văn số 345/UBND-NN ngày 06/02/2020.

130

Trà Vinh

Sớm ban hành định mức để xác định chi phí tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Vì các dự án đầu tư công hiện nay các chủ đầu tư đều thuê đơn vị tư vấn để lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nhưng không có định mức để xác định nên các chủ đầu tư gặp lúng túng khi thực hiện.

131

Trà Vinh

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ, thời gian và quy trình thực hiện thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án; dự toán chi phí các công việc chuẩn bị lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Vì các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể.

132

Vĩnh Phúc

Sửa đổi những quy định còn bất cập về doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Ban hành Nghị định thay thế các Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014, Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và các Nghị định về quản lý hội.

133

Vĩnh Phúc

Giao các Bộ, Ngành rà soát chính sách pháp luật về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng.

134

Vĩnh Phúc

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Thái Hòa Liễn Sơn Liên Hòa (Khu vực II - giai đoạn 1).

135

Vĩnh Phúc

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sớm ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm 2021-2025.Quan tâm bố trí vốn Ngân sách Trung ương cho Vĩnh Phúc thực hiện các dự án (UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 4004/UBND-KT1 ngày 29/5/2020). Sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Thông tư hướng dẫn Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất

136

Vĩnh Phúc

Đề nghị Chính phủ nâng hạn mức chỉ định thầu với gói thầu tư vấn xây dựng và gói thầu xây lắp phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhằm giảm thời gian chuẩn bị thủ tục đấu thầu các gói thầu đơn giản để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

137

Vĩnh Phúc

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KHĐT sớm hướng dẫn, thông báo số vốn dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các địa phương có cơ sở triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 kịp thủ tục đầu tư để bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2021 theo quy định.

138

Yên Bái

Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5619/VPCP-QHĐP năm 2020 xử lý kiến nghị của các địa phương về kế hoạch đầu tư công trung hạn và phân bổ nguồn Ngân sách nhà nước tại các đô thị do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 5619/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 10/07/2020
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản