- 1Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 2Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Chuyển giao công nghệ 2017
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53580/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty TNHH giải pháp thông tin doanh nghiệp EP Logis
(Địa chỉ: Phòng 607, tầng 6, tòa nhà VET 98 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; MST: 0106391113)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn hỏi số 01-19/CV ngày 19/3/2019 và công văn giải trình số 02-19/CV ngày 09/5/2019 của Công ty TNHH giải pháp thông tin Doanh nghiệp EP Logis (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về chính sách thuế nhà thầu, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc Hội
+ Tại Điều 2 Giải thích từ ngữ như sau:
“2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
…
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”
- Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, giải thích một số từ ngữ như sau:
“2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT:
+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
+ Tại Khoản 3 Điều 7 hướng dẫn về thu nhập thuế TNDN:
“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
+ Tại Điều 12 quy định thuế GTGT như sau:
“Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Số thế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng | x | Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu |
1. Doanh thu tính thuế GTGT
a) Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có)...
2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
1 | Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 5 |
2 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 3 |
3 | Hoạt động kinh doanh khác | 2 |
b) Xác định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
+ Tại Điều 13 quy định thuế TNDN như sau:
“Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Số thế TNDN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNDN | x | Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế |
1. Doanh thu tính thuế TNDN
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế |
2 | Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan | 5 |
Riêng: - Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino; | 10 | |
- Dịch vụ tài chính phái sinh | 2 | |
8 | Thu nhập bản quyền | 10 |
b) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng...”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Trường hợp Công ty Yang Jae tại Hàn Quốc nhận được doanh thu từ việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và giới thiệu khách hàng cho Công ty TNHH giải pháp thông tin doanh nghiệp EP Logis thì doanh thu này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.
+ Trường hợp tách riêng được doanh thu của hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động giới thiệu khách hàng thì việc áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT, thuế TNDN trên doanh thu khi xác định số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT, doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động nêu trên.
+ Trường hợp không tách riêng được doanh của hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động giới thiệu khách hàng nêu trên thì tỷ lệ % để tính thuế GTGT là tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu cao nhất đối với hoạt động giới thiệu khách hàng cho toàn bộ giá trị hợp đồng, cụ thể là 5%. Tỷ lệ % để tính thuế TNDN là tỷ lệ thuế TNDN đối với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là 10%.
- Trường hợp Công ty Yang Jae tại Hàn Quốc nhận được doanh thu từ việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho Công ty TNHH giải pháp thông tin doanh nghiệp EP Logis, việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo đúng quy định tại Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 thì thuế nhà thầu được xác định như sau:
Thuế GTGT: không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Thuế TNDN: áp dụng tỷ lệ 10%.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị Công ty với Phòng Thanh tra - kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH giải pháp thông tin doanh nghiệp EP Logis được biết và thực hiện./.
| CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 45549/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 48820/CT-TTHT năm 2019 về thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 53593/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Công văn 53932/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 1279/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 1285/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 1307/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 58603/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 2706/CT-TTHT năm 2019 về thuế nhà thầu do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Bộ luật dân sự 2015
- 6Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 7Công văn 45549/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 48820/CT-TTHT năm 2019 về thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 53593/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 10Công văn 53932/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 11Công văn 1279/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 1285/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Công văn 1307/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Công văn 58603/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 15Công văn 2706/CT-TTHT năm 2019 về thuế nhà thầu do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 53580/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế nhà thầu do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 53580/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/07/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết