BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3484/TCT-TTKT | Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổng cục Thuế nhận được Thông báo số 528/TB-BTC ngày 07/8/2020 (đính kèm) của Văn phòng Bộ Tài chính thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về công tác cử giám định viên tài chính theo đề nghị của các Cơ quan. Tổng cục hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện công tác giám định tư pháp về thuế như sau:
Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012
Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám định;
d) Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.
Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
Điều 9. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp
2. Đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ, công chức của Bộ Tài chính:
a) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Tài chính: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu giám định tư pháp để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký văn bản cử người thực hiện giám định tư pháp.
b) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi Tổng cục hoặc tương đương: Thủ trưởng đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức của đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Văn bản cử người phải gửi Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện khi có phát sinh.
c) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục (hoặc tương đương) đóng tại địa phương: Thủ trưởng đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức của đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Văn bản cử người phải gửi Tổng cục và Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện khi có phát sinh.
d) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ), Tổng cục hoặc tương đương, các đơn vị cấp Cục đóng tại địa phương có văn bản từ chối nhận trưng cầu giám định gửi người trưng cầu giám định.
đ) Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ, công chức các đơn vị của Bộ Tài chính thì giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý mình để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.
Căn cứ các quy định nêu trên Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định thực hiện việc rà soát nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Cử giám định viên hoặc từ chối giám định theo đúng căn cứ quy định.
Trong trường hợp nội dung đề nghị trưng cầu của các cơ quan có thẩm quyền chưa cụ thể, rõ ràng, Phòng đầu mối chủ trì, phối hợp với các Phòng, đơn vị thuộc cục Thuế, đề xuất với Lãnh đạo cục để trao đổi, làm việc trực tiếp với Cơ quan trưng cầu hoặc có văn bản để làm rõ nội dung trưng cầu giám định, làm cơ sở cử giám định viên hoặc từ chối cử giám định viên của cục Thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đúng người, đúng việc.
Đối với các Quyết định trưng cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giám định về Thuế, để đảm bảo thời gian theo đúng quy định. Vụ Thanh tra Kiểm tra Thuế sẽ liên hệ trao đổi trực tiếp với Phòng đầu mối của Cục Thuế Scan và mail văn bản Trưng cầu, yêu cầu giám định của Cơ quan có thẩm quyền để Cục Thuế đề xuất cử giám định viên trong danh sách do Bộ Tài chính bổ nhiệm.
Cục trưởng các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các giám định viên được Tổng cục Thuế cử tham gia công tác giám định cần nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần chủ động trong công tác cử giám định viên, công tác giám định tư pháp theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền trưng cầu, đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của giám định viên theo quy định của pháp luật, chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc, đề nghị cục Thuế liên hệ với Tổng cục Thuế (qua Vụ Thanh tra Kiểm tra Thuế) để được hỗ trợ kịp thời (đầu mối liên hệ Đ/c Nguyễn Công Khương 0977150988; Mail nckhuong@gdt.gov.vn)./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4887/TCT-CS năm 2021 về chính sách thuế đối với dịch vụ thu chi phí giám định tư pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 2026/BTNMT-PC năm 2022 về đôn đốc thực hiện công tác giám định tư pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 1417/BXD-GĐ năm 2022 về tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Công văn 2766/TCT-TTKT năm 2022 về giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 3002/TCT-TTKT năm 2022 giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 3658/TCT-TTKT năm 2022 giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật giám định tư pháp 2012
- 2Thông tư 138/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 4887/TCT-CS năm 2021 về chính sách thuế đối với dịch vụ thu chi phí giám định tư pháp do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 2026/BTNMT-PC năm 2022 về đôn đốc thực hiện công tác giám định tư pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 1417/BXD-GĐ năm 2022 về tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Thông báo 528/TB-BTC năm 2020 ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về công tác cử giám định viên tài chính theo đề nghị của các cơ quan do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 2766/TCT-TTKT năm 2022 về giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 3002/TCT-TTKT năm 2022 giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 9Công văn 3658/TCT-TTKT năm 2022 giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3484/TCT-TTKT năm 2020 giám định tư pháp về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 3484/TCT-TTKT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 25/08/2020
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đặng Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết