Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 1549/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp như sau:
Thông tư này hướng dẫn điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính; lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc quản lý của Bộ Tài chính; lập, công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính và các nội dung khác liên quan đến giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Thông tư này áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc thuộc quản lý của Bộ Tài chính; Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính; cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong việc tiếp nhận và thực hiện Quyết định trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Điều 3. Lĩnh vực giám định tư pháp
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm: Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán; Giám định tư pháp về giá; Giám định tư pháp về chứng khoán; Giám định tư pháp về thuế; Giám định tư pháp về hải quan và các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải phù hợp với đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, đáp ứng các quy định tại Luật Giám định tư pháp, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp.
2. Việc cử cán bộ, công chức là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; việc phân công người của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính
Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có trụ sở riêng thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tối thiểu là 03 (ba) năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định.
Khi thay đổi trụ sở, Văn phòng giám định tư pháp phải thông báo bằng văn bản đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trước 01 tháng.
2. Có phòng làm việc cho giám định viên và nhân viên; có tủ hoặc kho hoặc khu vực riêng lưu trữ hồ sơ giám định.
Điều 6. Điều kiện đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính phải có đủ điều kiện sau:
1. Đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.
2. Có cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn để thực hiện giám định.
3. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chuyên môn tài chính để thực hiện giám định theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính gồm tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và lĩnh vực khác đáp ứng các điều kiện quy định tại
2. Việc lập, công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính quy định tại Điều 20 Luật Giám định tư pháp được thực hiện theo các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
a) Danh sách doanh nghiệp kế toán, kiểm toán được lập, công bố theo quy định tại Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 của Bộ Tài chính về việc “Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán”; Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết.
b) Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá được lập, công bố theo quy định tại Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
c) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật nêu tại điểm a, b Khoản này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực tài chính khác (nếu có) được Bộ Tài chính rà soát, lập và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào danh sách chung.
Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố thì Bộ Tài chính có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và thông báo cho Bộ Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi điều chỉnh danh sách.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23, Điều 24 Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành.
Điều 9. Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp
1. Đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Việc trưng cầu giám định tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (sau đây gọi là người trưng cầu giám định) đối với Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được thực hiện bằng văn bản theo quy định tại Điều 25 Luật Giám định tư pháp.
b) Khi nhận được văn bản trưng cầu của người trưng cầu giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định theo nội dung được trưng cầu, trừ trường hợp từ chối theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 24 hoặc khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp.
c) Trường hợp từ chối giám định, Văn phòng Giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có văn bản gửi người trưng cầu giám định trong thời hạn được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 Luật Giám định tư pháp và nêu rõ lý do từ chối nhận trưng cầu giám định.
2. Đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ, công chức của Bộ Tài chính:
a) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Tài chính: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu giám định tư pháp để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký văn bản cử người thực hiện giám định tư pháp.
b) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi Tổng cục hoặc tương đương: Thủ trưởng đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức của đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Văn bản cử người phải gửi Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện khi có phát sinh.
c) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp gửi các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục (hoặc tương đương) đóng tại địa phương: Thủ trưởng đơn vị căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn và ký văn bản cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính hoặc cán bộ, công chức của đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp. Văn bản cử người phải gửi Tổng cục và Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, phối hợp thực hiện khi có phát sinh.
d) Trường hợp văn bản trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính (Vụ Tổ chức cán bộ), Tổng cục hoặc tương đương, các đơn vị cấp Cục đóng tại địa phương có văn bản từ chối nhận trưng cầu giám định gửi người trưng cầu giám định.
đ) Trường hợp người trưng cầu giám định trưng cầu trực tiếp giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc là cán bộ, công chức các đơn vị của Bộ Tài chính thì giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý mình để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định.
Điều 10. Tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan
1. Trong trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có kèm theo đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có) khi giao, nhận phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp.
2. Việc giao, nhận đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có) được thực hiện như sau:
a) Trường hợp giao, nhận trực tiếp thì phải được tiến hành tại trụ sở cơ quan của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, cán bộ, công chức được cử thực hiện giám định, trụ sở của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc trụ sở của người trưng cầu giám định.
b) Trường hợp đối tượng giám định có niêm phong được gửi qua đường bưu chính thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong. Khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi, người được trưng cầu hoặc tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận và ghi vào biên bản mở niêm phong.
3. Trong trường hợp việc trưng cầu giám định không kèm theo đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan nhưng hồ sơ thể hiện có đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp yêu cầu người trưng cầu giám định và các bên có liên quan bổ sung hoặc tạo điều kiện tiếp cận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để phục vụ thực hiện giám định.
Điều 11. Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính
1. Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính là các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán; tiêu chuẩn về thẩm định giá, quy chế tính giá và các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.
2. Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn thì việc giám định được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực cần giám định.
3. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc người được cử giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau:
a) Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau:
- Xác định các quy chuẩn chuyên môn, quy định của pháp luật liên quan dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định theo hướng dẫn tại
- Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định (nếu có).
- Thời gian dự kiến hoàn thành giám định.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu giám định cho khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b) Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định.
c) Thực hiện giám định.
d) Báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn tại
2. Trường hợp có thay đổi nhân sự giám định, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Thủ trưởng đơn vị cử người thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết.
3. Trong quá trình thực hiện, người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp.
4. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư này thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính phải lập kết luận giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
2. Kết luận giám định do Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính thực hiện phải có chữ ký của người thực hiện giám định, đồng thời người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
3. Kết luận giám định do giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện phải có chữ ký của người thực hiện giám định. Chữ ký của người thực hiện giám định được chứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.
Điều 14. Lập hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính
1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được lập thống nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp, bao gồm các tài liệu sau:
a) Quyết định trưng cầu giám định (01 bản chính) và tài liệu kèm theo (nếu có).
b) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (01 bản chính).
c) Kết luận giám định trước đó (bản chính hoặc bản sao, nếu có).
d) Danh mục hoặc văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn được áp dụng trong quá trình giám định.
đ) Kết luận giám định tư pháp (01 bản chính).
e) Tài liệu khác liên quan (nếu có).
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Điều 15. Lưu hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính
1. Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là các cán bộ, công chức của Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định tại Quy chế văn thư ban hành kèm theo Quyết định số 1313/QĐ-BTC ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác văn thư, Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác lưu trữ, Quyết định số 1939/QĐ-BTC ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về công tác lập hồ sơ, danh mục hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Khi hết thời hạn lưu trữ, hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cá nhân, tổ chức phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
- 1Công văn 4713/BTP-BTTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 5906/BTP-BTTP năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
- 4Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 5Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Thông tư 25/2013/TT-BTTTT quy định về hồ sơ giám định tư pháp và biểu mẫu giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- 8Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 79/QĐ-BTC năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2022
- 10Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 79/QĐ-BTC năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2022
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 47/2005/QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 17/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 101/2005/NĐ-CP về Thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 89/2007/QĐ-BTC về quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Quyết định 1313/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế công tác văn thư của Bộ Tài chính
- 7Quyết định 1939/QĐ-BTC năm 2011 về Quy định công tác lập hồ sơ, danh mục hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành của Bộ Tài chính và đơn vị thuộc Bộ
- 8Luật giám định tư pháp 2012
- 9Quyết định 1549/QĐ-TTg năm 2012 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 4713/BTP-BTTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 12Công văn 5906/BTP-BTTP năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 13Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
- 14Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 15Thông tư 24/2013/TT-BTTTT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Thông tư 25/2013/TT-BTTTT quy định về hồ sơ giám định tư pháp và biểu mẫu giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 17Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
Thông tư 138/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 138/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trương Chí Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 715 đến số 716
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra