Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2447/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018 |
Kính gửi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Trả lời văn bản số 780/HQHCM-CBLXL ngày 26/3/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, tiếp theo công văn trả lời số 1077/TCHQ-PC ngày 28/02/2018 của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
- Về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy trong trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích:
+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không bị giới hạn về thời gian.
+ Việc thực hiện khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với trường hợp “khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông”.
+ Khi thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính thì chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện và được sử dụng từ nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của đơn vị. Khi thu hồi được kinh phí từ doanh nghiệp thì hoàn trả lại nguồn hoặc nộp ngân sách nhà nước (nếu số chi trước đây đã được quyết toán ngân sách nhà nước).
- Về việc thực hiện niêm phong:
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định hai trường hợp niêm phong là niêm phong khi tiến hành tịch thu tang vật phương tiện vi phạm (khoản 1 Điều 81) và niêm phong khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (khoản 5 Điều 125). Theo đo, có quy định cụ thể thành phần khi niêm phong nhưng không quy định cụ thể thành phần khi mở niêm phong.
Do đó, khi thực hiện thủ tục xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc bị tịch thu quy định tại Điều 82, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà tang vật đang được niêm phong thì việc mở niêm phong được thực hiện với các thành phần theo thủ tục xử lý tang vật tương ứng quy định tại Nghị định 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ, Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ (thay thế Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ), Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 và Thông tư 159/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính
Tổng cục Hải quan trả lời Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 9362/TCHQ-PC năm 2015 xử lý tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 4302/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 40/TCHQ-PC năm 2018 về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 7110/TCHQ-PC năm 2018 vướng mắc xử lý vi phạm quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 34/TCHQ-PC năm 2019 về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu theo thủ tục hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Quyết định 268/QĐ-BTC năm 2019 về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
- 3Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- 5Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 9362/TCHQ-PC năm 2015 xử lý tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 4302/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 40/TCHQ-PC năm 2018 về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- 10Công văn 7110/TCHQ-PC năm 2018 vướng mắc xử lý vi phạm quá cảnh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 34/TCHQ-PC năm 2019 về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu theo thủ tục hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Quyết định 268/QĐ-BTC năm 2019 về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Công văn 2447/TCHQ-PC năm 2018 về vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 2447/TCHQ-PC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/05/2018
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Hoàng Việt Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra