Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1733/TCT-KK
V/v xử lý vi phm hành chính kê khai thuế GTGT đầu vào là tiền bồi thường tài nguyên rừng đã nộp NSNN.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bến Tre

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 496/CT-TTr ngày 08/03/2017 của Cục Thuế tỉnh Bến Tre vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào là tiền bồi thường tài nguyên rừng đã nộp ngân sách nhà nước, đã kê khai của Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa Phát. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.”

Căn cứ tiết b điểm 1.2 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định:

“b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Căn cứ tiết b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính Phủ quy định về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế:

“Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

b) Phạt tiền:

Hình thức phạt tiền được quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:

- Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;

- Phạt 0.05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt;

- Phạt 10% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;

- Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 114 của Luật Quản lý thuế;

- Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc nếu có hai tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng và một tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mọi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt.”

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật thuế:

“Điều 12. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế

1. Các hành vi vi phạm bị xử phạt chậm nộp tiền thuế của người nộp thuế, bao gồm:

a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế;

b) Np thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ khai thuế trước, nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện ra sai sót và tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm nhận được quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mức xử phạt là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc trong quyết định xử lý của cơ quan thuế đến ngày người nộp thuế đã tự giác nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp người nộp thuế tự xác định được số tiền phạt chậm nộp thì tự khai, tự nộp số thuế phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc không xác định đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

4. Trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

5. Người nộp thuế không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa Phát qua kiểm tra cơ quan thuế xác định doanh nghiệp kê khai sai số thuế được khấu trừ dẫn đến phát sinh phải nộp giai đoạn năm 2011 thì áp dụng hình thức phạt và xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều 6, Điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính Phủ.

Giao Cục Thuế tỉnh Bến Tre hướng dẫn doanh nghiệp và phối hợp với liên ngành Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng làm rõ và xác định lại số thuế theo Biên bản xác định tiền bồi thường tài nguyên rừng đã nộp vào ngân sách nhà nước của Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa Phát. Nếu việc xác định lại tiền bồi thường tài nguyên rừng không có thuế GTGT, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải nộp số thuế GTGT này nhưng đã thực hiện nộp vào ngân sách là khoản thu khác cho cơ quan quản lý thu là Sở Tài chính (theo giấy nộp tiền ngày 25/04/2011) thì doanh nghiệp liên hệ với Sở Tài chính để được xử lý theo quy định.

Tổng cục Thuế thông báo Cục Thuế tỉnh Bến Tre biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CS, PC, TTr (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, KK. (3b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đại Trí

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1733/TCT-KK năm 2017 xử lý vi phạm hành chính kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào là tiền bồi thường tài nguyên rừng đã nộp ngân sách nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành

  • Số hiệu: 1733/TCT-KK
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 03/05/2017
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Nguyễn Đại Trí
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản