BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16915/BTC-QLCS | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Trả lời Công văn số 4057/UBND-TC ngày 08/10/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ chỉ áp dụng cho loại tài sản thuộc đối tượng phải tiêu hủy (tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật). Tang vật tịch thu là thép phế liệu (còn bám dính cao su) không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, để thực hiện bán đấu giá phải hoàn thành việc bóc tách, tiêu hủy cao su tạp chất để có được lượng sắt thép đảm bảo đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do khối lượng tang vật lớn, không thể thực hiện bóc tách, phân loại, xử lý được trong cảng, nếu vận chuyển về phân tách tại các đơn vị có chức năng chuyên môn sẽ phát sinh chi phí cao. Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất với đề nghị không cần thực hiện bóc tách, tiêu hủy cao su tạp chất trước khi chuyển bán.
Tại khoản 5 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về hình thức xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau: “thực hiện bán đấu giá đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó”. Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện bán đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014; đơn vị tham gia đấu giá phải đủ điều kiện về kinh doanh, xử lý theo quy định của pháp luật và có cam kết thực hiện bóc tách, tiêu hủy tạp chất theo quy định để đảm bảo thu được số sắt thép phế liệu đủ điều kiện làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.
Bộ Tài chính trả lời để Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng biết, chỉ đạo thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1367/TCHQ-PC xử lý tang vật tồn kho do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 10323/BTC-HCSN năm 2014 kinh phí xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị cơ quan chức năng bắt giữ do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 9362/TCHQ-PC năm 2015 xử lý tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 1304/VPCP-PL năm 2016 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3808/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc xử lý vi phạm hành chính của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 3848/TCHQ-PC năm 2017 xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 4302/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 7540/TCHQ-PC năm 2017 về xử lý tang vật tịch thu là sản phẩm động vật không quý hiếm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 1077/TCHQ-PC năm 2018 về vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 217/KHTC-QLTS năm 2019 về phương án xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính do Cục Kế hoạch - Tài chính ban hành
- 11Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 12Công văn 7594/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Công văn 1367/TCHQ-PC xử lý tang vật tồn kho do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
- 3Công văn 10323/BTC-HCSN năm 2014 kinh phí xử lý, tiêu hủy tang vật vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm bị cơ quan chức năng bắt giữ do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 9362/TCHQ-PC năm 2015 xử lý tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 1304/VPCP-PL năm 2016 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với vấn đề khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 3808/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc xử lý vi phạm hành chính của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 3848/TCHQ-PC năm 2017 xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 4302/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 7540/TCHQ-PC năm 2017 về xử lý tang vật tịch thu là sản phẩm động vật không quý hiếm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 1077/TCHQ-PC năm 2018 về vướng mắc trong xử lý tang vật vi phạm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Công văn 217/KHTC-QLTS năm 2019 về phương án xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính do Cục Kế hoạch - Tài chính ban hành
- 12Thông tư 90/2020/TT-BTC quy định các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 7594/TCHQ-PC năm 2020 về thực hiện Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 16915/BTC-QLCS năm 2015 về xử lý tang vật tịch thu do vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 16915/BTC-QLCS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 16/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực