Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật
Điều 23 – Tôn trọng tổ ấm và gia đình
1. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, cha mẹ, họ hàng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, để bảo đảm:
a. Công nhận quyền của mọi người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hoàn toàn của người dự định trở thành vợ hoặc chồng người đó;
b. Công nhận quyền của người khuyết tật được toàn quyền quyết định một cách có trách nhiệm về số con, chỗ dành cho con và được tiếp cận thông tin cũng như giáo dục về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thích hợp với lứa tuổi, cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết để thực hiện những quyền này;
c. Người khuyết tật, kể cả trẻ em, kiềm chế sinh sản trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
2. Các quốc gia thành viên bảo đảm quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đối với việc trông giữ, bảo trợ, ủy thác, nhận nuôi trẻ em hoặc các quan hệ tương tự, nếu các khái niệm này có trong pháp luật quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất cho trẻ phải được đặt lên hàng đầu. Quốc gia thành viên cung cấp cho người khuyết tật sự hỗ trợ thích hợp để họ thực hiện trách nhiệm chăm sóc trẻ.
3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ.
4. Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha mẹ trái với ý muốn của trẻ, trõ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ khỏi cha mẹ là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của trẻ, quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em khỏi cha mẹ trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, của bố, mẹ hoặc của cả hai bố mẹ.
5. Khi gia đình ruột thịt của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc trẻ, quốc gia thành viên tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình.
Công ước về quyền của người khuyết tật
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 13/03/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục đích
- Điều 2. Định nghĩa
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Nghĩa vụ chung
- Điều 5. Bình đẳng và không phân biệt đối xử
- Điều 6. Phụ nữ khuyết tật
- Điều 7. Trẻ em khuyết tật
- Điều 8. Nâng cao nhận thức
- Điều 9. Khả năng tiếp cận
- Điều 10. Quyền sống
- Điều 11. Tình huống nguy hiểm và tình trạng khẩn cấp nhân đạo
- Điều 12. Được công nhận bình đẳng trước pháp luật
- Điều 13. Tiếp cận hệ thống tư pháp
- Điều 14. Tự do và an toàn cá nhân
- Điều 15. Không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm
- Điều 16. – Không bị bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng
- Điều 17. Bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân
- Điều 18. Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
- Điều 19. Sống độc lập và là một phần của cộng đồng
- Điều 20. Di chuyển cá nhân
- Điều 21. Tự do biểu đạt, tự do có chính kiến, và sự tiếp cận thông tin
- Điều 22. – Tôn trọng cuộc sống riêng tư
- Điều 23. – Tôn trọng tổ ấm và gia đình
- Điều 24. Giáo dục
- Điều 25. Y tế
- Điều 26. Tập luyện và phục hồi
- Điều 27. – Lao động và việc làm
- Điều 28. Mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng
- Điều 29. – Tham gia đời sống chính trị công cộng
- Điều 30. – Tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao
- Điều 31. Thống kê và thu thập dữ liệu
- Điều 32. – Hợp tác quốc tế
- Điều 33. – Thi hành và giám sát ở cấp quốc gia
- Điều 34. – Ủy ban về quyền của người khuyết tật
- Điều 35. Báo cáo của các quốc gia thành viên
- Điều 36. – Xem xét báo cáo
- Điều 37. – Hợp tác giữa các quốc gia thành viên và Ủy ban
- Điều 38. – Quan hệ giữa Ủy ban với các cơ quan khác
- Điều 39. – Báo cáo của Ủy ban
- Điều 40. – Hội nghị quốc gia thành viên
- Điều 41. – Lưu chiểu
- Điều 42. – Ký
- Điều 43. – Cam kết
- Điều 44. – Các tổ chức hội nhập khu vực
- Điều 45. – Hiệu lực
- Điều 46. – Bảo lưu
- Điều 47. – Sửa đổi
- Điều 48. – Rút khỏi Công ước
- Điều 49. – Dạng dễ tiếp cận
- Điều 50. – Bản chính