Điều 62 Công ước về Luật biển năm 1982
ĐIỀU 62. Khai thác tài nguyên sinh vật
1. Quốc gia ven biển xác định mục tiêu là tạo Điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế mà không phương hại đến Điều 61.
2. Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, qua điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức, điều kiên, các luật và quy định nói ở khoản 4, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt; khi làm như vậy, cần đặc biệt quan tâm đến các Điều 69 và 70 nhất là quan tâm đến các quốc gia đang phát triển nói trong các điều đó.
3. Khi đồng ý cho các quốc gia khác vào hoạt động trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình theo điều này, quốc gia ven biển tính đến tất cả các yếu tố thích đáng, trong đó có: tấm quan trọng của các tài nguyên sinh vật thuộc khu vực đối với nền kinh tế và đối với các lợi ích quốc gia khác của nước mình; các Điều 69 và 70, các nhu cầu của các quốc gia đang phát triển trong khu vực hay phân khu vực về vấn đề khai thác một phần của số dư, và sự cần thiết phải giảm bớt đến mức tối thiểu những rối loạn kinh tế trong các quốc gia nào có những công dân thường đánh bắt hải sản ở trong khu vực hoặc đã đóng góp nhiều vào công tác tìm kiếm và thống kê các đàn (stocks) hải sản.
4. Công dân của các quốc gia khác khi tiến hành đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế phải tuân thủ theo các biện pháp bảo tồn và các thể thức, các điều kiện khác được đề ra trong các luật và quy định của quốc gia ven biển. Các luật và quy định đó phải phù hợp với Công ước và đặc biệt có thể đề cập các vấn đề sau đây:
a) Việc cấp giấy phép cho ngư dân hay tàu thuyền và phương tiện đánh bắt, kể cả việc nộp thuế hay mọi khoản phải trả khác, trong trường hợp đối với các quốc gia ven biển đang phát triển, có thể là một sự đóng góp thích đáng vào ngân sách, vào việc trang bị và vào sự phát triển kỹ thuật của công nghiệp đánh bắt hải sản;
b) Chỉ rõ các chủng loại cho phép đánh bắt và ấn định tỉ lệ phần trăm, hoặc là đối với các đàn (stocks) hay các nhóm đàn hải sản riêng biệt hoặc đối với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là đối với số lượng đánh bắt của các công dân của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định;
c) Quy định các mùa vụ và các khu vực đánh bắt, kiểu, cỡ và số lượng các phương tiện đánh bắt, cũng như kiểu, cỡ và số lượng tàu thuyền đánh bắt có thể được sử dụng;
d) Ấn định tuổi và cỡ cá và các sinh vật khác có thể được đánh bắt;
e) Các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải báo cáo, đặc biệt là những số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt và sức đánh bắt và thông báo vị trí cho các tàu thuyền;
f) Nghĩa vụ tiến hành, với sự cho phép và dưới sự kiểm soát của quốc gia ven biển, các chương trình nghiên cứu này, kể cả việc lấy mẫu các thứ đánh bắt được, nơi nhận các mẫu và việc thông báo các số liệu khoa học có liên quan;
g) Việc quốc gia ven biển đặt các quan sát viên hay thực tập sinh trên các tàu thuyền đó;
h) Bốc dỡ toàn bộ hay một phần các sản phẩm đánh bắt được của các tàu thuyền đó ở các cảng của quốc gia ven biển;
i) Các thể thức và điều kiện liên quan đến các xí nghiệp liên doanh hoặc các hình thức hợp tác khác;
j) Các điều kiện cần thiết về mặt đào tạo nhân viên, về chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, kể cả việc đẩy mạnh khả năng nghiên cứu nghề cá của quốc gia ven biển;
k) Các biện pháp thi hành.
5. Quốc gia ven biển phải thông báo theo đúng thủ tục các luật và quy định mà mình ban hành về mặt bảo tồn quản lý.
Công ước về Luật biển năm 1982
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 10/12/1982
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Chiều rộng của lãnh hải
- Điều 4. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải
- Điều 5. Đường cơ sở thông thường
- Điều 6. Các mỏm đá (recifs)
- Điều 7. Đường cơ sở thẳng
- Điều 8. Nội thủy
- Điều 9. Cửa sông
- Điều 10. Vịnh
- Điều 11. Cảng
- Điều 12. Vũng tàu
- Điều 13. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi
- Điều 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở
- Điều 15. Việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau
- Điều 16. Hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
- Điều 17. Quyền đi qua không gây hại
- Điều 18. Nghĩa của thuật ngữ “Đi qua” (Passage)
- Điều 19. Nghĩa của thuật ngữ “đi qua không gây hại” (Passage inoffensif)
- Điều 20. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác
- Điều 21. Các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đi qua không gây hại
- Điều 22. Các tuyến đường và cách bố trí phân chia luồng giao thông ở trong lãnh hải
- Điều 23. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại.
- Điều 24. Các nghĩa vụ của quốc gia ven biển
- Điều 25. Quyền bảo vệ các quốc gia ven biển
- Điều 26. Lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài
- Điều 27. Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài
- Điều 28. Quyền tài phán dân sự đối với các tàu thuyền nước ngoài
- Điều 29. Định nghĩa “tàu chiến” (navire de guerre)
- Điều 30. Tàu chiến không tuân thủ các luật và quy định của quốc gia ven biển
- Điều 31. Trách nhiệm của quốc gia mà tàu mang cờ đối với hành động của một tàu chiến hay một tàu khác của Nhà nước
- Điều 32. Các quyền miễn trừ của các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại
- Điều 34. Chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế
- Điều 35. Phạm vi áp dụng của phần này
- Điều 36. Các đường ở biển cả hay đường qua một vùng đặc quyền kinh tế nằm trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế.
- Điều 37. Phạm vi áp dụng của mục này
- Điều 38. Quyền quá cảnh
- Điều 39. Các nghĩa vụ của tàu thuyền và phương tiện bay trong khi quá cảnh
- Điều 40. Nghiên cứu và đo đạc thủy văn
- Điều 41. Các tuyến đường và các cách bố trí phân chia luồng giao thông trong các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế
- Điều 42. Các luật và quy định của quốc gia ven eo biển liên quan đến việc quá cảnh
- Điều 43. Các thiết bị an toàn, bảo đảm hàng hải và các thiết bị khác, và việc ngăn ngừa hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường
- Điều 44. Các nghĩa vụ của các quốc gia ven eo biển
- Điều 46. Sử dụng các thuật ngữ
- Điều 47. Đường cơ sở quần đảo
- Điều 48. Đo chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa
- Điều 49. Chế độ pháp lý của các vùng nước quần đảo và vùng trời ở trên cũng như đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển đó
- Điều 50. Hoạch định ranh giới nội thủy
- Điều 51. Các điều ước hiện hành, các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các dây cáp ngầm đã được lắp đặt
- Điều 52. Quyền đi qua không gây hại
- Điều 53. Quyền đi qua vùng nước quần đảo
- Điều 54. Các nghĩa vụ của tàu thuyền và phương tiện bay trong khi đi qua, nghiên cứu và đo đạc thủy văn, các nghĩa vụ của quốc gia quần đảo, các luật và quy định của quốc gia quần đảo liên quan đến việc đi qua quần đảo
- Điều 55. Chế độ pháp lý riêng của vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 57. Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 58. Các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 59. Cơ sở giải quyết các tranh chấp trong trường hợp Công ước không quy định rõ các quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 60. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 61. Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật
- Điều 62. Khai thác tài nguyên sinh vật
- Điều 63. Các đàn cá (stocks) ở trong vùng độc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia ven biển hoặc đồng thời ở trong vùng đặc quyền về kinh tế và trong một khu vực tiếp liền với vùng đặc quyền về kinh tế
- Điều 64. Các loài cá di cư xa (Grands migranteurs)
- Điều 65. Loài có vú ở biển (Mammiferes marins)
- Điều 66. Các đàn cá vào sông sinh sản (Stocks de poissons anadromes)
- Điều 67. Các loài cá ra biển sinh sản (espèces catadromes)
- Điều 68. Các loài định cư (espèces sédentaires)
- Điều 69. Quyền của các quốc gia không có biển
- Điều 70. Quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý
- Điều 71. Trường hợp các Điều 69 và 70 không thể áp dụng được
- Điều 72. Những hạn chế về chuyển giao các quyền.
- Điều 73. Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển
- Điều 74. Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau
- Điều 75. Các hải đồ và các bản kê tọa độ địa lý
- Điều 76. Định nghĩa thềm lục địa
- Điều 77. Các quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa
- Điều 78. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ở phía trên, và các quyền và các tự do của các quốc gia khác
- Điều 79. Các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa
- Điều 80. Các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa
- Điều 81. Việc khoan ở thềm lục địa
- Điều 82. Những khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật vào việc khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý
- Điều 83. Hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau
- Điều 84. Các hải đồ và bản kê các tọa độ địa lý
- Điều 85. Việc đào đường hầm