Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2007/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 16 tháng 8 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/2007/NQ-CP NGÀY 29/6/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảm đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 22/4/2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo cho các cấp, các ngành, các lực lượng tổ chức triển khai thực hiện, từ đó đã đạt được một số kết quả, tình hình TTATGT được bảo đảm, tai nạn giao thông từ năm 2004 đến nay được kiềm chế và làm giảm. Tuy nhiên, tai nạn giao thông (TNGT) có giảm nhưng chưa cơ bản, vững chắc, vì trong năm 2006 số người chết do tai nạn giao thông vẫn còn cao hơn năm 2005.
Nguyên nhân tai nạn giao thông có lúc tăng là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân tham gia giao thông còm kém. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương chưa thường xuyên, chưa sát với tình hình thực tế, điều hành chưa quyết liệt, các biện pháp chưa thiết thực và chưa đủ mạnh. Nhiều cấp ủy và chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập.
Tai nạn giao thông đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội để giữ gìn TTATGT. Để thực hiện tốt Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã tổ chức quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nội dung ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh một số giải pháp cấp bách nêu trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ, qua đó từng cá nhân xác định trách nhiệm của mình đối với công tác bảo đảm TTATGT, nêu cao tính tự giác và thể hiện tính gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân tham gia giữ gìn TTATAT bằng mọi hình thức, nhằm nâng cao ý thức trong mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông, không vi phạm trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra TNGT; Sở Văn hóa - Thông tin, Báo Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh kịp thời những gương người tốt, việc tốt, phê phán mạnh mẽ những hành vi vi phạm các quy định về TTATGT.
3. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường công tác tuần tra kiểm soát (TTKS) đảm bảo thường xuyên có lực lượng trên các tuyến, địa bàn được phân cấp, trường hợp cần thiết tăng cường thêm các lực lượng khác để tham gia hoặc huy động lực lương thanh niên tình nguyện cùng với CSGT giữ gìn TTATGT, đặc biệt ở những tuyến đường phức tạp thường xảy ra TNGT và những giờ cao điểm không để ùn tắc giao thông. Tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT.
- Từ ngày 01/9/2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển môtô, xe gắn máy.
- Từ ngày 01/01/2008 đình chỉ lưu hành ôtô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3 bánh, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung công quỹ.
- Tạm giữ môtô, xe gắn máy 30 ngày trở lên nếu người điều khiển vi phạm một trong các quy định sau: Chở quá số người cho phép, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
- Tạm giữ môtô, xe gắn máy 90 ngày không phân biệt sở hữu với trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển môtô, xe gắn máy.
4. Sở Giao thông - Vận tải có kế hoạch khảo sát và đề xuất cải tạo những điểm đen về tai nạn giao thông… bổ sung đầy đủ các biển báo hướng dẫn giao thông và các công trình phụ trợ phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do TNGT tại các khu vực dốc nguy hiểm. Chỉ đạo lực lượng Tranh tra giao thông phối hợp ngành chức năng và địa phương xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, các trường hợp buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, họp chợ trái phép. Kiểm tra ATGT tại các bến bãi, xử lý nghiêm đối với xe không có chứng nhận ra vào bến, xe dù, chạy không đúng tuyến. Chỉ đạo tăng cường nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện, thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
5. UBND các huyện, thị xã phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh có kế hoạch giải tỏa dứt điểm trước ngày 30/3/2009 các trường hợp lấn chiếm đất hành lang ATGT đường bộ trong phạm vi đã được đền bù, xử lý. Đồng thời chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để tái lấn chiếm hành lang ATGT.
7. Biện pháp để giảm thiểu thiệt hại do TNGT
- Từ ngày 15/9/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
- Từ ngày 15/12/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
8. Các đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chống tiêu cực trong các lực lượng làm nhiệm vụ, nếu cán bộ, chiến sĩ nào sai phạm, tiêu cực thì xử lý theo quy định, đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ, chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
9. Trong quá trình thực hiện đối với những lực lượng khác tham gia hỗ trợ cho lực lương Cảnh sát giao thông, giao lực lượng Công an hỗ trợ kinh phí trong phần 70% kinh phú ATGT được trích cho lực lượng Công an sử dụng theo quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Trong khi chưa xây dựng kịp các kho tạm giữ phương tiện, cho phép lực lượng Công an hợp đồng thuê kho, bến bãi để tạm giữ phương tiện vi phạm theo đúng quy định tại Quyết định số 40/2003/QĐ-UB ngày 21/4/2003 của UBND tỉnh về việc thu phí trông, giữ đối với các phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Giao Sở Tài chính theo dõi phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị thụ hưởng theo quy định tại Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính (riêng lực lượng Thanh tra giao thông được hưởng 10% nhưng không quá số tiền thực tế xử phạt) và có hướng dẫn sử dụng đúng mục đích cho công tác bảo đảm TTATGT, không được phép sử dụng sai mục đích.
10. Thường trực Ban ATGT tỉnh phối hợp cơ quan chức năng và địa phương đề xuất củng cố, kiện toàn Ban ATGT các cấp và Ban tổ chức thực hiện ATGT ở cơ sở theo hướng nâng cao trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức phối hợp và bảo đảm tính chuyên nghiệp hoạt động có hiệu quả.
11. Giao Ban ATGT tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ.
Căn cứ vào Chỉ thị và Kế hoạch của UBND tỉnh, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc và thường xuyên báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 94/2007/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 32/2007/QĐ-UBND bổ sung quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông kèm theo quyết định 29/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Chỉ thị 18/2008/CT-UBND về tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2007 về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 54/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị, Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước trong lĩnh vực Giao thông vận tải
- 7Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Quyết định 04/2008/QĐ-UBND sửa đổi Chỉ thị 12/2007/CT-UBND về thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 54/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị, Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước trong lĩnh vực Giao thông vận tải
- 3Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 3Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 89/2007/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa do Bộ Tài chính ban hành.
- 5Quyết định 94/2007/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 6Quyết định 40/2003/QĐ-UB về mức thu phí trông giữ đối với phương tiện vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 29/2007/QĐ-UBND quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 32/2007/QĐ-UBND bổ sung quy định một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiệt hại do tai nạn giao thông kèm theo quyết định 29/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Chỉ thị 18/2008/CT-UBND về tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 10Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2007 về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chỉ thị 12/2007/CT-UBND thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 12/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2007
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra