Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 5 năm 2009 |
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương đã được củng cố và phát triển theo đúng định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép với nhiều hình thức, mức độ khác nhau vẫn còn tái diễn và diễn ra hết sức phức tạp; công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động và an toàn giao thông trong khai thác, chế biến và vận chuyển chưa được chấp hành nghiêm. Các sai phạm thường gặp trong khai thác như: khai thác vượt công suất và độ sâu cho phép, vách moong thẳng đứng; không thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong quá trình khai thác một cách xuyên suốt, không thực hiện công tác đóng cửa mỏ đã được phê duyệt và phục hồi khả năng tái sử dụng đất không triệt để. Những tồn tại này đã ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh, thất thu thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh…
Để khắc phục tình trạng trên, đưa các hoạt động khoáng sản đi vào kỷ cương, nề nếp theo đúng quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản trong nhân dân; đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để ngay từ đầu tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; tăng cường công tác giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản tại địa phương nhằm bảo đảm môi trường, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tính mạng tài sản và sức khỏe của nhân dân trong khu vực khai thác.
b) Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nắm vững tình hình địa bàn, thường xuyên tổ chức tuần tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn mình quản lý; khi phát hiện việc hoạt động khoáng sản trái phép phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị tổ chức lực luợng ngăn chặn và xử lý kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp không ngăn chặn, không xử lý mà bị phát hiện hoặc để xảy ra liên tục, xảy ra nhiều lần trên cùng một địa bàn hoặc gây bức xúc trong nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị phải kiểm điểm làm rõ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Phối hợp cùng các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; tổ chức giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch được duyệt; việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền của luật định.
b) Tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và an toàn lao động, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường và bảo đảm cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác, ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
c) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị và các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các mỏ khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm các quy định về môi trường, đất đai, khoáng sản…; kiên quyết đình chỉ các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, sản xuất khoáng sản trái phép, không bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật; đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
d) Phối hợp các ban ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khoanh định vùng cấm, vùng tạm cấm hoạt động khoáng sản
e) Trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã được phê duyệt, định hướng các biện pháp tổ chức quản lý việc khai thác, bảo vệ môi trường, xử lý sau khai thác cho các vùng mỏ có diện tích lớn, thời gian tồn tại mỏ lâu dài.
f) Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, quy định, giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản.
g) Tiến hành nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân sạt lở bờ các sông: Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả.
a) Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 18/2008/CT-TTg ngày 06/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác. Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định về an toàn lao động, nhất là các doanh nghiệp có sử dụng vật liệu nổ.
c) Phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ điều hành mỏ và công nhân kỹ thuật nổ mìn;
d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra và kiên quyết đình chỉ các mỏ không thực hiện các quy định trong thiết kế mỏ về khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản đã được phê duyệt.
e) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh, gia hạn thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
a) Phối hợp với các ngành có liên quan xác định nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường, nhất là nhu cầu cát, sỏi phục vụ tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch khai thác khoáng sản hàng năm với sản lượng tương ứng.
b) Trong quá trình thẩm định các hồ sơ lập quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung, công trình cố định thuộc các khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc được thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thì trong thành phần hồ sơ phải yêu cầu chủ đầu tư bổ sung văn bản của cơ quan có thẩm quyền về quản lý khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.
Phối hợp với ngành Công an thường xuyên kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển khoáng sản vi phạm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhất là các phương tiện vận chuyển khoáng sản không thực hiện việc vệ sinh xe trước khi ra khỏi mỏ làm rơi vãi đất, cát trên đường.
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản;
b) Chỉ đạo Công an huyện, thị, xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi thường xảy ra khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với lãnh đạo công an các huyện, thị, xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tình hình khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý; kết quả xử lý các vi phạm phải được lập thành văn bản, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Phối hợp cùng Sở Công thương quản lý vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản.
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thu và quản lý, sử dụng tốt các nguồn phí thu được.
b) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định giá các loại khoáng sản để làm cơ sở thực hiện nghĩa vụ thuế về khai thác và kinh doanh khoáng sản.
c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đúng mục đích, có hiệu quả để phục hồi môi trường, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, tu bổ hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa phương nơi bị ảnh hưởng trực tiếp do hoạt động khoáng sản.
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm việc thu các loại thuế, phí trong hoạt động khoáng sản theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện kê khai, nộp các loại thuế và phí theo quy định.
b) Chủ trì và phối hợp với các ban ngành trong việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; việc kê khai, nộp thuế, phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường.
9. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản a) Bảo vệ tài nguyên khoáng sản
- Đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ mọi loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo đảm không gây tổn thất tài nguyên khoáng sản.
- Thu hồi tối đa mọi loại khoáng sản đã được xác định là có hiệu quả kinh tế; thực hiện biện pháp bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng.
- Trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, nếu phát hiện có khoáng sản mới, phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để xem xét, quyết định; trường hợp không thực hiện báo cáo mà bị phát hiện thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện việc bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp mỏ, không để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trong khu vực mỏ đơn vị quản lý.
b) Chấp hành các quy định về khoáng sản
- Hoàn tất các thủ tục theo Luật Khoáng sản và các quy định pháp luật khác có liên quan như: thuê đất, giấy phép sử dụng nước, đăng ký hoạt động mỏ, ký quỹ môi trường, đăng ký giám đốc điều hành mỏ… trước khi triển khai hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đột xuất và báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản theo đúng nội dung và thời gian quy định. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện theo định kỳ 6 tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 0l tháng 0l đến hết ngày 3l tháng 12 của năm báo cáo. Thời gian chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo, báo cáo phải kèm theo bản đồ hiện trạng mỏ và chủ đầu tư, giám đốc mỏ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.
- Tạo điều kiện cho Đoàn Thanh tra và Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và phải chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra và Thanh tra viên.
- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Phải thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.
- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
c) Nghĩa vụ đối với địa phương nơi có mỏ khai thác:
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra; có trách nhiệm tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống khi người dân phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất; ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương nơi có hoạt động khoáng sản;
- Có trách nhiệm bảo trì sửa chữa cơ sở hạ tầng nơi có hoạt động khai thác. Xây dựng và thông qua Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quy chế hoạt động. Nội dung bao gồm: các biện pháp bảo vệ đất đai, môi trường môi sinh, an toàn lao động cho công nhân và người dân chung quanh mỏ, quy định giờ hoạt động sản xuất, đăng ký phương tiện khai thác vận chuyển, môi trường trong vận chuyển khoáng sản….
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép tiến hành trong khu vực khai thác; cho việc xây dựng các công trình giao thông, đường dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi đôn đốc thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, vượt quá thẩm quyền giải quyết phải kịp thời báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.
| TM .ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 11/2012/CT-UBND tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 49/2004/QĐ.UBBT phân công quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản và phân cấp cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 6Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2014 tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 7Chỉ thị 02/CT-CTUBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý nhà nước các hoạt động khoáng sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Chỉ thị 11/2012/CT-UBND tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Chỉ thị 18/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 49/2004/QĐ.UBBT phân công quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản và phân cấp cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2014 tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản do tỉnh Hà Giang ban hành
- 8Chỉ thị 02/CT-CTUBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý nhà nước các hoạt động khoáng sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 10/2009/CT-UBND về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 10/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/05/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra