- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 3Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 4Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 5Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số do Bộ Tư pháp - Ủy ban Dân tộc ban hành
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 307/BC-UBND | Quận 8, ngày 16 tháng 11 năm 2012 |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
I. Đặc điểm tình hình:
Về dân số, Quận 8 có 423.129 dân, được phân bổ trên địa bàn 16 phường; trong đó, dân tộc thiểu số gồm có dân tộc Hoa, Chăm, Khmer, Nùng, Tày, Mường; dân tộc Hoa, Chăm là đông nhất (dân tộc Hoa có 34.915 người, chiếm 8,25% dân số; dân tộc Chăm có 1.599 người, chiếm 0,38% dân số), các dân tộc thiểu số còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp trên tổng số dân của quận.
Trong năm qua, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; lạm phát có chiều hướng gia tăng, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn đã tác động và làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước nói chung, thành phố và Quận 8 nói riêng. Song, với sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Quận ủy-Ủy ban nhân dân quận, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường nên Quận 8 đã duy trì ổn định kinh tế, xã hội; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận… đồng bào dân tộc thiểu số đã chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những qui định ở địa phương, tham gia tích cực vào các phong trào, hoạt động xã hội từ thiện, tích cực đoàn kết với nhau tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do địa phương phát động.
Tình hình sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số được duy trì trên tinh thần truyền thống, thể hiện được tính tiết kiệm, văn minh. Các đình, chùa, Thánh đường và Tiểu thánh đường, cơ sở tôn giáo tổ chức cho các tín đồ và người dân đến cúng, viếng, làm lễ theo thông lệ hàng năm và đảm bảo được tình hình an ninh trật tự. Công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc bỏ bớt những phong tục lỗi thời, lạc hậu nhằm thực hiện tiết kiệm chống lãng phí cũng như thực hiện tốt nếp sống văn minh mỹ quan đô thị được các cấp quan tâm thực hiện.
Đa số đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm về giá cả có biểu hiện gia tăng như một số dịch vụ y tế, các khoản thu phí trong trường học, mặt hàng dược phẩm, lương thực, thực phẩm, phí giao thông, xăng, dầu, hàng tiêu dùng, tình hình dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là những loại trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ và các loại thực phẩm của Trung Quốc không đảm bảo chất lượng… cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân lao động nghèo nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn Quận 8.
Trước tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, cũng tác động đến sự băn khoăn của bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số rất tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thành lập Thành phố Tam Sa trên quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa và các tuyên bố gần đây của Việt Nam cũng tạo mối quan tâm trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của dân tộc thiểu số ở một số phường còn khó khăn, việc làm không ổn định đã ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế gia đình; do đó, việc tổ chức triển khai các phong trào, các hoạt động tại địa phương còn sự hạn chế tham gia của đồng bào dân tộc. Một số cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa thật sự chủ động trong công tác vận động quần chúng nhân dân đặc biệt là dân tộc thiểu số tham gia xây dựng chính quyền địa phương.
Công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gặp những khó khăn nhất định do một số tín đồ từ nơi khác đến cư ngụ tại địa phương, tình hình dân nhập cư ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vệ sinh môi trường, phòng chống tội phạm tại địa phương.
II. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc:
1. Công tác chỉ đạo triển khai, quán triệt các chính sách:
- Quận đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm” phòng, chống các loại tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và một số Luật, Nghị định khác liên quan đến đời sống nhân dân; hưởng ứng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong “việc cưới, việc tang và lễ hội”. Tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành tốt việc ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông, hưởng ứng chủ đề năm “An toàn giao thông” và phong trào 3 không - 3 có do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố phát động. Tuyên truyền vận động thanh niên Hoa lên đường nhập ngũ.
- Quán triệt các ngành, các cấp, các đoàn thể từ quận đến phường tổ chức các hội nghị triển khai, tuyên truyền Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 và 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; tình hình Biển Đông; Luật Bình đẳng giới.
- Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 07/BCT của Bộ Chính trị về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường công tác bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc và Thông tri 03/TTr/TW của Ban Bí thư Trung ương về công tác đối với đồng bào dân tộc, hướng dẫn của Ban Dân vận Quận ủy Quận 8, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân Phường 1 đã chủ động xây dựng Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về công tác người Chăm trên địa bàn; qua đó, phối hợp với các ngành chính quyền, đoàn thể tăng cường công tác vận động quần chúng và chăm lo đời sống đối với đồng bào trên địa bàn. Triển khai thực hiện Quyết định 18/2011/QĐ-TTg ngày 16/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số.
2. Công tác phổ biến và phối hợp tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào dân tộc thiểu số:
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc được thực hiện sâu rộng trong cộng đồng, ngoài biện pháp truyền thông qua sinh hoạt khu phố, tổ dân phố, tuyên truyền dựa vào các đoàn thể và sự tác động của những người có uy tín trong cộng đồng.
- Các ban ngành, đoàn thể quận phường đã tổ chức tuyên truyền các nội dung như: thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, phòng chống cháy nổ, phòng chống tội phạm thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong các lễ hội truyền thống, việc cưới việc tang, các lễ nghi dân gian khác. Tiếp tục tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 05-Ctr/QU của Quận ủy Quận 8 về bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào “3 tiết kiệm - 3 tương trợ”, phong trào “3 không, 3 có”; tổ chức các hội nghị tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.
- Ủy ban nhân dân các phường đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc; trong đó, thực hiện các hình thức như tuyên truyền pháp luật theo nhóm và hỗ trợ pháp lý về kết hôn, khai sinh, khiếu nại, tố cáo.. cho đối tượng là đồng bào dân tộc hoàn toàn miễn phí.
- Phối hợp UBMTTQ, các đoàn thể, các ban ngành và các phường tập trung tổ chức các hoạt động vui chơi chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng 3/2, mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Thìn 2012. Vận động nhân dân tổng vệ sinh, phát tờ bướm tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh cho 2.763 người dân tộc; vận động nhân dân làm tổng vệ sinh nơi cư trú, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, thực hiện chủ đề Năm An toàn giao thông, công tác phòng chống cháy, nổ; phong trào toàn dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên liên hệ, trao đổi thông tin chặt chẽ thông qua đội ngũ là lực lượng nòng cốt tại khu phố, tổ dân phố và lực lượng nòng cốt của các ban ngành, đoàn thể. Quận đã tổ chức 02 lớp bồi dưỡng chính sách dân tộc, tôn giáo cho lực lượng nòng cốt của các đoàn thể; trong đó có lực lượng nòng cốt người dân tộc thiểu số cùng tham dự.
- Riêng các phường có đông người Hoa (Phường 11, 13) mời báo cáo viên thành phố tuyên truyền bằng tiếng Hoa về thực hiện năm an toàn giao thông, tổ chức thực hiện Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tuyên truyền vận động đồng bào người Hoa trong thực hiện dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây giai đoạn 2 (Phường 11); tuyên truyền về Quyền trẻ em, hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia, phối hợp cùng các đoàn thể tổ chức nhiều tiết mục văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân, chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm; vận động con em học sinh là người Hoa tham gia sinh hoạt hè năm 2012, tuyên truyền vận động giới người Hoa, các cơ sở tôn giáo của người Hoa trên địa bàn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, an toàn, tiết kiệm trong tổ chức và sinh hoạt tín ngưỡng, tham gia tốt công tác từ thiện - xã hội, đóng góp chăm lo cho dân nghèo trên địa bàn. Phường 12 tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng người Hoa về tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh phòng chống, tố giác tội phạm; phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về đảm bảo an sinh xã hội (được 8 cuộc có 691 người dự). Nhân ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư năm 2012 đã tuyên dương 22 hộ “Gia đình văn hóa” người Hoa tiêu biểu; Phường 13 kết hợp Y tế tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, không phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tuyên truyền về ý nghĩa ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10, tổ chức vận động người Hoa cao tuổi tham gia đi bộ chào mừng ngày 1/10.
- Nhìn chung, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào do địa phương phát động như tình nguyện hiến máu nhân đạo, thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện chính sách di dời, giải tỏa, tham gia thực hiện việc nâng cấp hẻm…
3. Kết quả thực hiện các chính sách dân tộc lồng ghép các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:
a. Chính sách phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ, nâng cao đời sống kinh tế kết hợp việc phát huy tiềm năng kinh tế của đồng bào dân tộc:
- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã được Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quận và phường quan tâm, tạo điều kiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giới thiệu việc làm và cho vay vốn từ quỹ giảm nghèo, tăng hộ khá và Ngân hàng Chính sách xã hội cho 184 lượt hộ vay vốn, 872.285.000đ. Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 8 đã trợ vốn cho 81 lượt chị với tiền 375.000.000đ (lãi suất 0% và 0,5%). Hỗ trợ sinh kế cho 06 trường hợp phụ nữ dân tộc với số tiền 53 triệu đồng. Giải quyết việc làm: cho hơn 200 lượt lao động, nhằm cải thiện đời sống tăng thu nhập. Đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương tích cực phát huy mọi nguồn lực, vận dụng tốt các chính sách kinh tế của Nhà nước để phát triển, người dân đã tích cực, hăng hái trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
- Quận đã giới thiệu và hỗ trợ 01 em dân tộc Hoa đi học nghề miễn phí do quận phối hợp trường Nghiệp vụ Nhà hàng thành phố tổ chức mở lớp phụ Bếp, đến nay đã hoàn thành khóa học và em đã đi làm ổn định. Đa số hộ gia đình người dân tộc được sử dụng nước sạch đạt tỉ lệ 99%, còn 1% chưa được sử dụng nước thủy cục nằm rải rác trên địa bàn 16 phường; 100% hộ gia đình được gắn đồng hồ điện.
- Công tác chăm lo đời sống dân nghèo: nhằm giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được vui xuân, đón tết; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quận, phường; phối hợp vận động các mạnh thường quân, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn quận tham gia ủng hộ chăm lo cho các hộ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn như: chăm lo tết cho dân nghèo: 241 xuất, số tiền 114.350.000đ. Chăm lo thường xuyên, đột xuất 1.496 trường hợp với số tiền 488.741.000đ, hơn 200 tấn gạo, 7.000 thùng mì, dầu ăn, nước tương.... Nhân kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, UBMTTQ đã trao tặng 12 phần quà cho đồng bào Hoa với tổng trị giá 6.000.000 đồng; tặng 122 thẻ bảo hiểm y tế, trị giá 210 triệu đồng. Nhân dịp tháng chay Ramadan của người Chăm theo đạo Hồi giáo, Ban Dân tộc thành phố cùng Quận ủy - UBND - UBMTTQ Quận 8 và lãnh đạo các phường đã tặng 227 phần quà đối với đồng bào dân tộc Chăm tại Phường 1 và Phường 2 có hoàn cảnh khó khăn; trị giá mỗi phần quà là 400.000đồng, gồm: 10 kg gạo, 01 thùng mì gói, 01 chai dầu ăn, 01 kg đường, muối, bột ngọt…. cũng dịp này, Quận ủy - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận đã tổ chức trao 59 phần quà cho 59 hộ gia đình đồng bào dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận, mỗi phần quà trị giá 400.000 đồng và tổ chức đến thăm hỏi Ban Quản trị và cộng đồng dân tộc Chăm Thánh đường Hồi giáo (Anwar) Phường 1 và Tiểu Thánh đường Hồi giáo (Mubaraq) Phường 2, đã trao tặng 2 thánh đường phần quà gồm: gạo, mì, đường, bột ngọt, dầu ăn; với tổng trị giá 25.600.000 đồng, góp phần giúp đồng bào Chăm thực hiện tốt tháng chay Ramadan. Nhân ngày tết cổ truyền các dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Quận đã tặng 50 suất quà cho các chị phụ nữ dân tộc Khmer, Chăm có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền 5.000.000đ. - Xây, sửa nhà tình nghĩa: 04 căn, số tiền 100.000.000đ; xây nhà tình thương 08 căn, số tiền 200.000.000đ; sửa chữa 14 căn, số tiền 218.000.000đ; riêng các Phường 1, 9, 10, 11, 12 tổ chức xây dựng 6 căn nhà tình thương. Chống dột: 5 hộ, số tiền 49.094.000đ. Chăm lo đối tượng nghĩa vụ quân sự: 12 thanh niên, số tiền 12.000.000đ. Trao tặng 02 mái ấm tình thương cho phụ nữ dân tộc Chăm.
- Phối hợp với Ban Dân tộc thành phố đã đến thăm, tặng quà 08 hộ gia đình chính sách, 08 cụ 95 tuổi trở lên là dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 8, đã thăm, tặng quà cán bộ nữ người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 8 nhân kỷ niệm 20/10/2012.
b. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:
- Tiếp tục thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên trên địa bàn quận, tiếp tục thực hiện Nghị định 49/2010/CP chi hỗ trợ tiền chi phí học tập cho con em hộ nghèo có mức thu nhập thấp; thực hiện chính sách miễn giảm 100% học phí cho con em đồng bào Khmer đang đi học.
- Được sự hỗ trợ của chính quyền Quận - Phường cộng đồng người Chăm được phép tổ chức một lớp học về chữ viết, tiếng nói dân tộc Chăm và học giáo lý của đạo Hồi có hàng trăm thanh niên là con em dân tộc Chăm ở thành phố và các tỉnh lân cận theo học. Địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em được theo học tiếng nói, chữ dân tộc Chăm. Hàng tháng, phường đã hỗ trợ 5 Tuan (thầy dạy tiếng Chăm) một phần kinh phí giảng dạy mỗi giáo viên 500.000 đồng/tháng. Đối với 08 giáo viên giảng dạy chữ Chăm tại Quận 8 đã được nhận kinh phí hỗ trợ mỗi quý 900.000.000 đồng/Tuan từ nguồn kinh phí của Ban Dân tộc thành phố. Việc dạy tiếng dân tộc được tổ chức thường xuyên vào các buổi sáng, trưa, tối; hiện nay học sinh giảm do học sinh đi học chương trình phổ thông nên ít thời gian cho việc học chữ Chăm. Giáo viên dạy tiếng dân tộc được duy trì, đảm bảo việc học tiếng Chăm.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” Quận 8 đã trao 170 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ cho học sinh người Chăm với tổng số tiền là 143.500.000đồng; đồng thời phối hợp với ông Trương Hòa Bình - Bí Thư Trung ương Đảng - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đến thăm và trao tặng phương tiện dụng cụ học tập cho học sinh người Chăm gồm: 20 chiếc xe đạp; 5.000 quyển tập; 01 suất học bổng cho sinh viên Cao đẳng: 15.000.000 đồng. Qua các đợt thăm hỏi, trao quà được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương, hình thức và thiết thực. Xét cấp 384 suất học bổng cho con em các dân tộc đang theo học ở các cấp học, số tiền 307.200.000đ và 280 quyển tập và nhiều dụng cụ học tập khác.
- Các ban ngành, đoàn thể quận, phường phối hợp tổ chức vận động con em người dân tộc ra lớp phổ thông; quan tâm, hỗ trợ con em đồng bào dân tộc khó khăn đều được đến trường, không để trường hợp nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học. Kịp thời phối hợp với địa phương vận động con em đồng bào dân tộc thiểu số trở lại lớp. Vận động mạnh thường quân đỡ đầu cho 1 em sinh viên người Chăm học Đại học.
- Ủy ban nhân dân quận đã đề nghị Ban Dân tộc thành phố thăm, tặng quà 04 giáo viên người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 8 và Văn phòng Ủy ban nhân dân quận thăm, tặng quà 05 giáo viên người dân tộc thiểu số nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2012).
- Hiện nay, trên địa bàn quận có một trường dạy tiếng Hoa là Trường tiểu học Lý Thái Tổ Phường 11. Qua khảo sát tình hình dạy và học tiếng Hoa năm học 2011 - 2012 duy trì 5 lớp tiếng Hoa với 35 học sinh, kết quả cuối năm có 35 em đạt loại khá, giỏi (không có học sinh yếu). Năm học 2012 - 2013 vẫn duy trì 5 lớp dạy tiếng Hoa với 42 em theo học lớp có tăng cường học tiếng Hoa (số lượng học sinh tăng so với năm học 2011 - 2012). Đội ngũ giáo viên phụ trách dạy Hoa văn của trường hiện có 03 giáo viên, đều có trình độ Đại học và là cán bộ trong biên chế của đơn vị. Công tác vận động các gia đình có con em 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
c. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển thể dục thể thao:
- Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc được các cấp chính quyền địa phương quận-phường luôn quan tâm đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong đồng bào các dân tộc sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc; tạo được không khí vui tươi, đoàn kết, phấn khởi trong đồng bào các dân tộc như Tết Chôl Chnăm Thmay, Tết cổ truyền Hồi giáo…
- Việc thực hiện các nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, quản lý hướng dẫn các đình, chùa, tiểu thánh đường tại địa phương đều được Ủy ban nhân dân và các ban ngành, đoàn thể kịp thời quan tâm và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn quận luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Hoạt động tôn giáo của cộng đồng các dân tộc tại địa phương, các nghi lễ tổ chức theo truyền thống được Ủy ban nhân dân hỗ trợ tổ chức theo đúng lễ nghi tôn giáo và bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật; một số cá nhân đồng bào dân tộc đi dự lễ được tổ chức ở nơi khác để bảo tồn sự tín ngưỡng theo phong tục, tập quán. Hiện nay các hội quán và đền thờ Họ, đình, chùa hàng năm thông qua tác động của Ban quản trị Hội quán vận động tiền cho các hoạt động từ thiện xã hội của cộng đồng và Mặt trận các đoàn thể phát động. Sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của đồng bào người Hoa được tiếp tục duy trì, tổ chức sinh hoạt theo thông lệ hàng năm như tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, Tiết Thanh minh và đại lễ Phật đản… các đình, chùa người Hoa tổ chức trang hoàng nơi thời tự để phật tử, tín đồ và người dân đến cúng, viếng trên tinh thần tiết kiệm và đảm bảo an ninh trật tự.
d. Chính sách y tế và dân số:
- Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thông qua vận động mạnh thường quân hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho các cụ già thuộc diện nghèo khó khăn, người mắc bệnh nan y... Trạm y tế phường thường xuyên khám sức khỏe và điều trị miễn phí các bệnh lý cơ bản cho trẻ em.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc đã được các ngành các cấp quan tâm; 100% trẻ em là người dân tộc thiểu số dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Bằng nguồn kinh phí vận động đã trao 458 thẻ bảo hiểm y tế, số tiền 223.504.000đồng.
- Tuyên truyền, vận động các đối tượng nữ tham gia triệt sản, vận động hơn 152 cặp vợ chồng là người dân tộc Chăm, Khmer, Hoa tham gia sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh sức khỏe gia đình, sức khỏe sinh sản, nhất là phụ nữ và trẻ em.
4. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Quận ủy-Ủy ban nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là thực hiện chính sách miễn giảm học phí, trao học bổng, giới thiệu, giải quyết việc làm, dạy nghề, bảo hiểm y tế…đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.
- Quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số; giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức sinh hoạt truyền thống giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, góp phần tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Hỗ trợ, động viên thăm hỏi đồng bào dân tộc thiểu số nhân các ngày lễ, Tết của dân tộc.
- Phối hợp với Ban Dân tộc thành phố tổ chức khảo sát, điều tra đồng bào dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn Quận 8; đồng thời, phân công cán bộ phường, tổ dân phố hỗ trợ và tạo điều kiện đối với cán bộ, chuyên viên Ban Dân tộc thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Quận đã giới thiệu và có 42 cán bộ trong hệ thống chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể quận và phường đã tham gia 2 lớp tập huấn về công tác dân tộc do Ban Dân tộc thành phố tổ chức, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương thức về công tác dân tộc. Cử 01 cán bộ tham dự hội thảo về bảo vệ môi trường vùng dân tộc thiểu số năm 2012 tại tỉnh Đồng Nai.
5. Tăng cường củng cố tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc:
- Về cơ cấu, tổ chức cán bộ làm công tác dân tộc: UBND quận, phường phân công cán bộ phụ trách văn hóa-xã hội tham mưu, theo dõi tình hình, công tác dân tộc. Quận ủy đã có Quyết định củng cố lại Ban Chỉ đạo công tác dân tộc, tôn giáo và thành lập các Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo về dân tộc Hoa, Chăm, Khmer.
- Riêng Phường 1 đã bố trí 1 công chức phụ trách công tác dân tộc-tôn giáo, bên cạnh đó, công tác dân tộc được sự chỉ đạo của Đảng ủy Phường trực tiếp là các ban ngành khối vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường; vì vậy, đã tạo điều kiện thực hiện tốt công tác dân vận đối với đồng bào cộng đồng Chăm trên nhiều lĩnh vực. Cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn các phường được cơ cấu gồm: Thường trực Đảng ủy, Thường trực Mặt trận, các thành viên Mặt trận tổ quốc, một số lãnh đạo, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, cán bộ phường, tham gia công tác Tổ dân phố... nhìn chung cán bộ đã thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp địa phương thực hiện có hiệu quả công tác chính sách dân tộc trên địa bàn.
- Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức cấp quận là người dân tộc thiểu số: 07 cán bộ; trong đó, dân tộc Hoa: 05; Khmer: 02. Tổng số cán bộ, công chức cấp phường là 29 cán bộ; trong đó, dân tộc Hoa: 22; Chăm 01; Khmer: 01; khác 05.
- Các phường đông đồng bào dân tộc Hoa như Phường 10, 11, 12, 13 vẫn duy trì cán bộ chuyên trách công tác người Hoa.
6. Xây dựng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số:
- Chính quyền địa phương cùng Mặt trận, các đoàn thể quận, phường luôn quan tâm, tạo mối quan hệ tốt với những người có uy tín trong cộng đồng trong thực hiện các chính sách dân tộc.
- Việc phát triển Đảng viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ khu phố tại địa phương được thực hiện khá tốt. Trong thời gian qua, đa số các Đảng viên, Đoàn viên, hội viên … là người dân tộc đều gắn kết với các hoạt động của ban ngành, đoàn thể và ý thức trách nhiệm trong mọi sinh hoạt, tổ chức phân công.
- Đến nay, tổng số người dân tộc thiểu số kết nạp Đảng là 98 đảng viên; trong đó, Hoa: 80, Chăm: 01, Khmer: 02, Tày: 08, Nùng: 03, Mường: 03, Thái: 01. Tổng số hội viên phụ nữ dân tộc hiện nay 3.544 người. Tổng số đoàn viên: Hoa: 457 đoàn viên; Chăm: 123 đoàn viên. Hội viên thanh niên: Hoa: 3.250 thanh niên; Chăm: 896 thanh niên.
- Tuyên truyền, phổ biến Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; qua rà soát Quận 8 có 06 người được bình chọn là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2012.
- Chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể quận-phường luôn quan tâm, tạo mối quan hệ tốt với những người có uy tín trong cộng đồng, các ban Quản trị các cơ sở tôn giáo trong và ngoài địa phương trong thực hiện các chính sách dân tộc.
III. Công tác dân tộc của quận và phường:
- Kiện toàn công tác tổ chức, phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác dân tộc quận - phường.
- Phổ biến, giáo dục sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-chính trị của địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến qua hệ thống phát thanh tại địa phương, tuyên truyền miệng thông qua các cuộc họp khu phố, tổ dân phố nhằm nâng cao nhận thức trong đồng bào dân tộc về các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, phát triển giáo dục, y tế, bài trừ các hủ tục lạc hậu; qua đó, vận động đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao tinh thần cảnh giác và tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tạo sự đồng thuận trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngưỡng theo quy định pháp luật. Quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhà ở, môi trường… của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của dân tộc; đồng thời, vận động đồng bào dân tộc tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.
IV. Nhận xét - đánh giá:
1. Mặt được:
Trong năm 2012, được sự quan tâm của Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể Quận 8, công tác dân tộc thiểu số trên địa bàn quận ngày càng được chú trọng. Từng bước đổi mới nội dung và phương thức vận động, tiếp cận, sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xây dựng lực lượng nòng cốt tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi trước sự quan tâm và chăm lo về vật chất, tinh thần cho người dân có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nắm bắt được thời cơ, tích cực phát huy mọi nguồn lực, vận dụng tốt các chính sách kinh tế của Nhà nước để phát triển, người dân đã tích cực, hăng hái trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm ăn kinh tế gia đình. Qua các đợt thăm hỏi, trao, tặng quà các hộ gia đình dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp Lễ, Tết; qua đó, đã động viên đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phấn khởi và gắn bó với địa phương.
Hệ thống Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quận-phường đã quan tâm và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn, tạo việc làm, vì vậy nhiều hộ gia đình đã có cuộc sống khá hơn trước; đồng bào các dân tộc thiểu số yên tâm trong cuộc sống, ý thức về quyền và nghĩa vụ của người dân ngày được nâng lên.
Đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn quận luôn đoàn kết, sống hòa thuận với nhau trong cộng đồng các dân tộc ở khu dân cư, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào, các cuộc vận động do địa phương phát động; đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong quận được phát huy có hiệu quả, đã góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời gian qua. Chính quyền, các đoàn thể quận - phường thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi trong nhân dân nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, không ngừng vận động, nâng cao trình độ dân trí trong người dân nói chung đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; đã tạo sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong hành động của người dân về thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Qua các lớp tập huấn về công tác dân tộc của Ban Dân tộc thành phố tổ chức, cán bộ trong hệ thống chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể quận và phường đã được bồi dưỡng kịp thời, nâng cao kiến thức về công tác dân tộc, góp phần vào việc quản lý Nhà nước trong công tác dân tộc ngày càng tốt hơn.
2. Hạn chế:
- Các đoàn thể mặc dù đã đa dạng hóa các hình thức nhằm tập hợp quần chúng là đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động nhưng chất lượng của đoàn viên, hội viên chưa cao, các hoạt động phong trào ở một số phường chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa có biện pháp hữu hiệu để tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chưa phát huy, xây dựng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong các sinh hoạt cộng đồng.
- Trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức hạn chế, một số ít người có tính ỷ lại, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện sống, học tập, làm việc và hội nhập còn hạn chế; trong đồng bào dân tộc còn một bộ phận ít quan tâm đến chính sách, pháp luật, ít tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền của các ngành, cấp chưa kịp thời với tình hình hiện nay; tài liệu tuyên truyền và cán bộ tuyên truyền bằng tiếng Hoa, Chăm, Khmer trên địa bàn còn thiếu, yếu…chưa đáp ứng được công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Kiến nghị:
- Đề nghị có chính sách căn cơ, hợp lý đối với đồng bào dân tộc Chăm, Khmer đi học và điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp. Có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học cao hơn.
- Đề nghị thành phố sớm có hướng dẫn về bộ máy quản lý Nhà nước về dân tộc tại quận/huyện, trên cơ sở xác nhập Tiểu Ban công tác người Hoa (Ban Dân vận quận/huyện) và cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc (Văn phòng UBND quận/huyện).
- Công tác dân tộc đối với đồng bào Khmer và một số ít các dân tộc khác vẫn còn khá chung chung, chưa được thực hiện cụ thể như đối với dân tộc Hoa, Chăm; do vậy cần có sự quan tâm hơn trong thời gian tới.
V. Chương trình công tác năm 2013:
- Tiếp tục phổ biến, giáo dục sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-chính trị; các quy định pháp luật liên quan trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số như: quy định pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, phòng chống ma túy, hôn nhân và gia đình, pháp luật về bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, nâng cao tinh thần cảnh giác và tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vận động đồng bào dân tộc thực hiện văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và hạn chế đốt vàng mã, phòng chống cháy, nổ. Tạo sự đồng thuận trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt là thực hiện chính sách miễn giảm học phí, trao học bổng, giới thiệu, giải quyết việc làm, dạy nghề, bảo hiểm y tế…phù hợp với tình hình ở địa phương.
- Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy và bảo tồn văn hóa, các lễ hội văn hóa truyền thống, các lễ, Tết của đồng bào dân tộc: Tết nguyên đán trong đồng bào dân tộc Hoa; Tết Chôl Chnăm Thmây trong đồng bào dân tộc Khmer, lễ Đôn Ta; lễ hội Katê; Tết cổ truyền Hồi giáo trong đồng bào dân tộc Chăm.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ quản lý Nhà nước đối với cán bộ phụ trách công tác dân tộc của quận-phường.
- Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, thăm hỏi đồng bào dân tộc nhân các ngày lễ, Tết của dân tộc.
- Chú trọng phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai cuộc thi “Bác Hồ với các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu” đến cán bộ, công nhân viên chức lao động quận-phường.
- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, năm và đột xuất có báo cáo cho Ban Dân tộc thành phố để kịp thời chỉ đạo.
- Triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch…của Ban Dân tộc thành phố phát động.
Trên đây là báo cáo tình hình công tác dân tộc thiểu số năm 2012 và chương trình nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2013 của Ủy ban nhân dân Quận 8./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp 3423/QC-BVHTTDL-UBND trong công tác chỉ đạo huy động đồng bào về tổ chức và hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Kế hoạch 740/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030
- 4Báo cáo 161/BC-UBND-DT về tình hình công tác dân tộc năm 2017 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 41/KH-UBND thực hiện công tác dân số trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 3Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 4Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 5Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số do Bộ Tư pháp - Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quy chế phối hợp 3423/QC-BVHTTDL-UBND trong công tác chỉ đạo huy động đồng bào về tổ chức và hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 9Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Kế hoạch 740/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030
- 11Báo cáo 161/BC-UBND-DT về tình hình công tác dân tộc năm 2017 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 41/KH-UBND thực hiện công tác dân số trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
Báo cáo 307/BC-UBND về tình hình và công tác dân tộc thiểu số năm 2012 trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2013
- Số hiệu: 307/BC-UBND
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 16/11/2012
- Nơi ban hành: Quận 8
- Người ký: Bùi Tá Hoàng Vũ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định