Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 9 năm 2014

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỆ NẠN MẠI DÂM

Trong những năm qua, tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố có nhiều diễn biến khá phức tạp, biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư. Hoạt động mua bán dâm diễn ra không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc tại một số nhà hàng, vũ trường, karaoke, mà phổ biến là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh quán cà phê, tiệm hớt tóc gội đầu, xông hơi, cạo gió giác hơi, spa săn sóc da... Gần đây, Thành phố tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm “gái gọi hạng sang” với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu tham gia bán dâm với giá hàng ngàn USD; đồng thời, hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố người nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng, cá biệt tại một số cơ sở Spa có biểu hiện hoạt động mại dâm đồng tính của giới “gay”. Hiện tượng chào hàng, môi giới mại dâm trên mạng Internet, giao dịch qua điện thoại di động diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng; hoạt động mại dâm ở một số công viên, tuyến đường, nơi công cộng, nay có chiều hướng công khai và đa dạng hơn như: sử dụng phương tiện xe gắn máy di chuyển trên đường phố mời chào khách đi đường mua dâm đã tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Để tập trung giải quyết tình hình phức tạp nêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác phòng, chống mại dâm từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn để thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn phát sinh tội phạm, tệ nạn mại dâm trên địa bàn Thành phố. Qua đó, tình hình tệ nạn mại dâm từng bước được giải quyết cơ bản, kéo giảm số tụ điểm mại dâm đứng đường và chấn chỉnh lại hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”.

II. KẾT QUẢ 10 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH

1. Công tác chỉ đạo, xây dựng văn bản triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003:

Thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 và Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung chỉ đạo các Sở - ngành, địa phương tăng cường thực hiện các văn bản đã ban hành như: Chỉ thị số 17/2001/CT-UB ngày 02 tháng 7 năm 2001 về chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa và đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; Quyết định số 62/QĐ-UB ngày 23 tháng 7 năm 2001 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm tội phạm, ma túy và mại dâm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2001 - 2005 và Chỉ thị số 15/2002/CT-UB ngày 12 tháng 6 năm 2002 về tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu “3 giảm” của Đảng bộ Thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường; Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm; Quyết định số 155/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm; Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 và Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình và công tác phòng, chống mại dâm của từng giai đoạn, cụ thể như sau:

- Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2007 về kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo 814/TTg của Thành phố thành Ban Chỉ đạo Quản lý hoạt động văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội Thành phố.

- Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2008 về kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và ma túy Thành phố thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Thành phố.

- Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Thành phố;

- Quyết định số 6448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015;

- Chỉ thị số 13/2012/CT-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2012 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phát sinh tệ nạn xã hội;

Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các chỉ đạo nêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành các văn bản tổ chức thực hiện như: Công văn số 72/UBND-VX ngày 04 tháng 01 năm 2013 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống mại dâm và Công văn số 1208/UBND-VX ngày 13 tháng 3 năm 2013 về triển khai mẫu cam kết phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ để phát sinh tệ nạn xã hội; định kỳ hàng tuần, Hội đồng xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội Thành phố tổ chức họp để xem xét xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tổ chức tuyên tuyền, quán triệt nội dung của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, từ đó tạo được sự đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia của các ngành, các cấp, của cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

2. Kết quả thực hiện:

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục:

Thành phố luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Với phương châm “phòng ngừa là chính”, trong 10 năm qua (2003 - 2013), Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở - ngành, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan báo, đài xây dựng các chương trình, nội dung để tổ chức tuyên truyền về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; chương trình giảm tác hại 100% bao cao su... bằng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và sâu rộng:

- Đã tổ chức 41.364 lượt tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, thu hút 1.931.250 lượt người tham dự; 250 cuộc tuyên truyền trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho 14.500 lượt tiếp viên làm việc tại cơ sở; phát hành 686.983 tài liệu (tờ bướm, tờ rơi, sổ tay hỏi đáp), treo 3.720 băng ron, panô, áp phích cổ động trực quan và tuyên truyền 17.257 lượt trên phương tiện thông tin đại chúng về phòng, chống mại dâm, lồng ghép với các tiêu chí xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng khu dân cư (khu phố, ấp) văn hóa, một cách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đến từng hộ gia đình nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên.

- Về tổ chức hội thi, hội thảo và báo cáo chuyên đề về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS: đã tổ chức 55.000 buổi với 232.949 lượt cán bộ, công chức thuộc các Sở - ngành, Đoàn thể, quận, huyện, người dân và 583.000 lượt sinh viên, học sinh tham gia; tổ chức 142 cuộc dành cho 2.430 nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ được phổ biến việc thực hiện bản cam kết các nội dung quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn dân cư. Qua đó, đã nhận được sự đồng thuận người dân, sự hợp tác của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở đối với người lao động đang làm việc tại cơ sở.

Công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân nhận thức được mại dâm là một tệ nạn trái với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người, hủy hoại sức khỏe, hạnh phúc gia đình; ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Từ đó, đã khơi dậy mạnh mẽ phong trào quần chúng tích cực lên án tệ nạn mại dâm, ủng hộ chủ trương, mục tiêu và các biện pháp đấu tranh phòng, chống mại dâm; mỗi gia đình, cá nhân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng và phát triển con người Việt Nam văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Đến nay theo số liệu thống kê, đã có 13.500/15.200 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội ký Bản cam kết phòng, chống tệ nạn mại dâm với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (tỷ lệ 88,2%).

b) Công tác kiểm tra và điều tra triệt xóa ổ, nhóm mại dâm:

Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các địa phương có địa bàn giáp ranh liên quận, liên phường tiến hành ký kết kế hoạch liên tịch nhằm tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội bằng các biện pháp tổ chức tuần tra chung các lực lượng, phối hợp bố trí chốt chặn, thường xuyên trao đổi thông tin về tệ nạn xã hội, hàng tháng tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả phối hợp kiểm tra, chuyển hóa địa bàn, nhờ đó đã kéo giảm một cách rõ rệt tình trạng gái mại dâm đứng đường bị đẩy đuổi ở địa phương này chạy qua địa phương khác. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố còn phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức ký kết các Chương trình liên kết phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kế hoạch phối hợp phòng, chống mại dâm.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội:

Theo số liệu thống kê hiện nay trên địa bàn Thành phố hiện có 29.487 cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm: 20.385 cơ sở lưu trú, 798 cơ sở karaoke, 27 vũ trường, 215 cơ sở massage và 8.062 quán cà phê. Trong thời gian qua, các Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tổ chức kiểm tra 119.869 lượt cơ sở, phát hiện 64.302 lượt cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 53.64%). Kết quả xử lý: phạt vi phạm hành chính 38.660 cơ sở, đình chỉ kinh doanh 2.154 cơ sở, thu hồi giấy phép 329 cơ sở; tịch thu tang vật, phương tiện của 10.911 cơ sở vi phạm có liên quan đến hoạt động văn hóa, xã hội (trong đó có 1.657 cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm liên quan đến tệ nạn mại dâm, khiêu dâm, kích dục).

- Công tác đấu tranh, triệt xóa ổ, nhóm mại dâm:

Lực lượng Công an Thành phố và Công an các quận, huyện đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức truy quét 12.835 lượt hoạt động mại dâm nơi công cộng, bắt 4.468 đối tượng liên quan đến tệ nạn mại dâm; tiến hành điều tra, khám phá 1.807 vụ vi phạm mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, bắt 7.699 đối tượng (trong đó có 1803 đối tượng chủ chứa, môi giới; 2.975 đối tượng bán dâm; 2.921 đối tượng mua dâm).

Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 922 vụ, 1.404 bị can liên quan đến hoạt động mại dâm, đã truy tố 912 vụ, 1.314 bị can. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 891 vụ, 1.280 bị cáo. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 891 vụ, 1.280 bị cáo phạm các tội về chứa mại dâm, môi giới mại dâm để xét xử theo thủ tục sơ thẩm và tổ chức xét xử lưu động 51 vụ với 348 bị cáo để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

c) Công tác xây dựng phường, xã, thị trấn lành mạnh:

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTUMTTQ ngày 28 tháng 8 năm 2008, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tổ chức tuyên tuyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” kết hợp với công tác “Xây dựng phường, xã lành mạnh không có ma túy, mại dâm”. Đến cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức phúc tra và ra quyết định công nhận 255 phường, xã, thị trấn cơ bản không còn tệ nạn ma túy, mại dâm và 67 phường, xã, thị trấn có tệ nạn ma túy, mại dâm, cụ thể: 102 phường, xã, thị trấn đạt mức 1a; 153 phường, xã, thị trấn đạt mức 1b; 50 phường, xã, thị trấn đạt mức 2 và 17 phường, xã, thị trấn đạt mức 3).

d) Công tác tiếp nhận, chữa trị, giáo dục và hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm hòa nhập cộng đồng:

Trong giai đoạn 2003 - 2012, Thành phố đã bố trí Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề Phụ nữ tại quận Thủ Đức và Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội Phú Nghĩa tiếp nhận 3.909 học viên (số vào Trung tâm lần 2 trở lên là 717 học viên). Trong đó, giai đoạn 2002 - 2005 tiếp nhận 2.911 người, số người có hộ khẩu tại thành phố là 796 người (chiếm tỷ lệ 27,34%); giai đoạn năm 2006 - 2010 tiếp nhận 812 người, số người có hộ khẩu thành phố là 55 người (chiếm tỷ lệ 6,8%); giai đoạn năm 2011 - 2012 tiếp nhận 186 người, số người có hộ khẩu tại thành phố là 13 người (chiếm tỷ lệ 7%). Các Trung tâm đã tổ chức quản lý giáo dục, chữa bệnh và tuyên truyền cho học viên tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống mại dâm, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS, mở các lớp dạy học nghề cho 5.344 lượt học viên và 2.849 lượt học viên được học văn hóa từ tiểu học đến trung học cơ sở.

Thành phố đã giải quyết cho 3.823 trường hợp học viên chấp hành xong thời gian chữa bệnh 18 tháng được tái hòa nhập cộng đồng về địa phương (trong đó có 864 học viên có hộ khẩu Thành phố). Khi thực hiện Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính: “không áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn và không đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm, Thành phố đã giải quyết cho 81 học viên là người bán dâm được miễn chấp hành thời gian quản lý còn lại để tái hòa nhập cộng đồng về địa phương nơi cư trú.

Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở - ngành thực hiện tốt vai trò tham mưu và tổ chức, quản lý các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội hoạt động có hiệu quả, xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực trong công tác tiếp nhận chữa trị, tư vấn giáo dục, dạy văn hóa, dạy nghề và tạo việc làm cho học viên; coi trọng công tác giáo dục nhân cách, nâng cao nhận thức của học viên giúp họ tích cực lao động, học tập và rèn luyện, sớm hòa nhập cộng đồng và không tái phạm, hiểu rõ vai trò của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.

Để hỗ trợ cho người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố xây dựng thí điểm 03 mô hình (Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người mại dâm có nhu cầu hoàn lương, Cùng tiến và Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ có nhu cầu hoàn lương) với 150 chị em phụ nữ là người bán dâm tham gia được tư vấn, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn kinh doanh mua bán nhỏ, hỗ trợ khám phụ khoa, giới thiệu và chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ can thiệp dự phòng HIV/AIDS với tổng kinh phí thực hiện là 1.455.000.000 đồng; xây dựng 135 Câu lạc bộ, đội nhóm như: Câu lạc bộ “Phụ nữ vươn lên”, “Phụ nữ chậm tiến” tập hợp hơn 1.915 chị em tham gia sinh hoạt (trong đó có 86 chị hoạt động mại dâm). Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, thay đổi hành vi nhân cách nhằm giúp cho chị em phụ nữ vững vàng vươn lên trong cuộc sống, mưu sinh lập nghiệp bằng chính khả năng lao động của mình. Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình an sinh xã hội, đối với một số chị em nghèo khó cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố hỗ trợ cho vay vốn làm ăn, góp phần ổn định cuộc sống.

3. Kinh phí phòng chống tệ nạn mại dâm:

Tổng kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mại dâm từ năm 2003 - 2013 của Thành phố là: 95.544.000.000 (chín mươi lăm tỷ năm trăm bốn mươi bốn triệu đồng) đồng, do Ủy ban nhân dân Thành phố chi từ nguồn ngân sách địa phương để phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, chữa bệnh và công tác chỉ đạo xây dựng phường, xã, thị trấn, công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn và triệt xóa ổ nhóm tệ nạn mại dâm.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Những mặt đạt được:

- Công tác phòng, chống mại dâm đã trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng được đưa vào trong Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng và được cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình, triển khai thực hiện một cách quyết liệt từ Thành phố đến cơ sở, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và của từng người dân trên địa bàn dân cư, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm được tổ chức triển khai một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú tại địa bàn các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; gắn với biện pháp xử lý vi phạm hành chính, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phát sinh tệ nạn mại dâm.

- Công tác kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội. Qua việc đấu tranh triệt phá các đường dây mại dâm liên tỉnh và mại dâm “cao cấp”, xử lý triệt để số đối tượng được mệnh danh là hoa hậu, diễn viên, người mẫu, sinh viên đã làm thay đổi quan điểm về giải quyết tệ nạn mại dâm.

- Triển khai xây dựng và nhân rộng thí điểm mô hình hỗ trợ, trợ giúp người bán dâm hoàn lương hòa nhập cộng đồng thông qua hoạt động hỗ trợ các dịch vụ về pháp lý, chăm sóc sức khỏe, các chương trình can thiệp giảm tác hại, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, an toàn về tình dục, trợ giúp về tâm lý, giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm kết hợp với việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương nhằm đảm bảo cho họ hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

- Đội ngũ cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội từ Thành phố đến cơ sở được kiện toàn, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn được bố trí từ 01 đến 02 cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, các địa phương đã thành lập 402 đội, tổ cán sự xã hội tình nguyện với 1.680 thành viên tham gia trên địa bàn 322 phường, xã, thị trấn góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng.

2. Khó khăn, vướng mắc:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tầng lớp nhân dân tại địa bàn dân cư về công tác phòng, chống mại dâm vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa đổi mới về phương pháp tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao.

- Một số quy định pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm như: Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với người trực tiếp thực hiện các hành vi biến tướng của tệ nạn mại dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, chuyển giới, hành vi khiêu dâm kích dục... từ đó các hoạt động biến tướng, trá hình mại dâm một cách tinh vi, thu lợi bất chính diễn biến ngày càng phức tạp.

- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm ở một số quận, huyện, phường, xã, thị trấn chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng tồn tại các tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm nơi công cộng và biến tướng tại cơ sở kinh doanh dịch vụ.

- Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ hiện nay theo Luật Doanh nghiệp còn nhiều bất cập như: không quy định về xác minh nhân thân và địa chỉ kinh doanh khi cấp giấy phép kinh doanh đã tạo điều kiện cho các đối tượng là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bị xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, tệ nạn xã hội dễ dàng sang tên đổi chủ nhằm né tránh việc đóng phạt và hình thức xử lý tăng nặng khi tái phạm. Điều này đã tạo bức xúc đối với chính quyền địa phương và dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành đã tác động lớn đến công tác phòng ngừa, đấu tranh, triệt xóa ổ nhóm mại dâm và xử lý đối tượng vi phạm. Trên thực tế các đối tượng hoạt động mại dâm hiện nay đều hiểu biết các quy định pháp luật như khi bị cơ quan công an bắt thì chỉ bị phạt hành chính chứ không đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc chịu sự quản lý giáo dục của chính quyền địa phương, từ đó các đối tượng ngang nhiên lách luật, thực hiện hành vi trao đổi, ngã giá để mua bán dâm.

3. Nguyên nhân:

- Do điều kiện suy thoái về kinh tế diễn ra trên diện rộng, tình trạng thất nghiệp là một hiện tượng xã hội tất yếu, phần lớn chị em phụ nữ do trình độ học vấn, tay nghề thấp; đồng thời sự phân hóa giàu nghèo đã chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng, suy nghĩ, nhận thức và sự tác động tiêu cực khách quan của xã hội khiến cho con người dễ chấp nhận sự tồn tại của tệ nạn mại dâm.

- Có sự thay đổi về công tác quản lý, từ xử lý hành chính tập trung đưa người vi phạm tệ nạn mại dâm vào cơ sở chữa bệnh để tư vấn, giáo dục, sửa đổi hành vi, nhân cách, dạy văn hóa, dạy nghề trước khi trở về cộng đồng xã hội thì hiện nay chuyển sang các hình thức tổ chức tuyên truyền, tư vấn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho các đối tượng là người bán dâm tại cộng đồng an tâm ổn định cuộc sống một cách bền vững, tránh sa vào tệ nạn mại dâm. Tuy nhiên, sau khi đối tượng vi phạm tệ nạn mại dâm bị xử phạt vi phạm hành chính thì di chuyển nơi cư trú từ đó chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội không thể tiếp cận, tư vấn, giáo dục và giúp đỡ người bán dâm.

- Theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp chỉ quy định “Kinh doanh ngành nghề bị cấm” thì mới buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh có điều kiện, trong danh mục dịch vụ bị cấm kinh doanh không điều chỉnh các ngành nghề trên nên không thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có liên quan đến hoạt động mại dâm và các hoạt động biến tướng của mại dâm.

- Hoạt động của Tổ kiểm tra liên ngành ở một số phường, xã, thị trấn còn mang tính hình thức, chưa tập trung cao; do đó một số ít cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng để hoạt động biến tướng, trá hình và vi phạm pháp luật nhưng chưa được kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời; đồng thời vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở một số địa phương chưa được chú trọng và phát huy. Công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn tại một số nơi chưa được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và thường xuyên của chính quyền địa phương, từ đó công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn vẫn còn tình trạng mang tính đẩy đuổi, mới xử lý phần ngọn (là người mại dâm), chưa xử lý triệt để được phần gốc (là đối tượng chủ chứa, môi giới, bảo kê, chăn dắt, người mua dâm... ) và người địa phương cho thuê mặt bằng nên kết quả phòng, chống tệ nạn mại dâm còn hạn chế nhất định.

- Bên cạnh số đối tượng mại dâm do trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì sinh kế phải sa vào con đường mại dâm, hiện nay đã xuất hiện những đối tượng có học thức, có nghề nghiệp vì muốn đổi đời, đua đòi lối sống hưởng thụ, sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của bản thân để hoạt động mại dâm.

III. TÌNH HÌNH MỚI VÀ KIẾN NGHỊ, BỔ SUNG PHÁP LỆNH

1. Bối cảnh tình hình mới:

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định không áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn và không đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm”, hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có chiều hướng chuyển đổi từ hoạt động lén lút sang trá hình và công khai. Các tổ chức, đường dây hoạt động mại dâm "chuyên nghiệp" sử dụng mạng internet, điện thoại di động và các phương tiện hiện đại khác để hoạt động trên phương diện rộng ở nhiều địa phương, trong nước và nước ngoài... Bên cạnh đó, hiện tượng nam giới và người chuyển giới bán dâm có xu hướng ngày càng phổ biến tại Thành phố, trong khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh, để xử lý một cách thống nhất, đồng bộ và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm của cơ sở cũng như đối với đối tượng hoạt động mại dâm.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 58 điểm, tụ điểm, tuyến đường có phát sinh tệ nạn mại dâm (trong đó: 31 điểm, tụ điểm, tuyến đường nơi công cộng và 27 điểm, tụ điểm, tuyến đường có biểu hiện tệ nạn mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ). Qua kết quả khảo sát, điều tra thống kê việc triển khai thực hiện bản cam kết không để xảy ra tệ nạn mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trên địa bàn Thành phố có khoảng 15.200 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội với 17.614 tiếp viên nữ làm việc tại các cơ sở trên (trong đó số người nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ khoảng 5.500 người và số người nghi bán dâm tại nơi công cộng là 200 người).

2. Những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 13/2014/CT-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý mà chưa có biện pháp xử lý một cách triệt để; đồng thời căn cứ vào kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm xem đây là một trong những chỉ tiêu bình xét thi đua, đánh giá hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm theo Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội khóa 13, Luật Xử lý vi phạm hành chính và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đến các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là đối với sinh viên, học sinh, công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiếp viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội, từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng và của người vi phạm.

- Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình giúp đỡ người mại dâm hoàn lương hòa nhập cộng đồng gắn với các chương trình an sinh xã hội tại địa phương thông qua các câu lạc bộ, đội nhóm nhằm thực hiện có hiệu quả mô hình hỗ trợ người mại dâm hoàn lương trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh quy hoạch các ngành nghề kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đảm bảo đúng quy định pháp luật Nhà nước; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, hạn chế tình trạng cấp giấy phép mới cho những chủ cơ sở kinh doanh - dịch vụ liên tục vi phạm nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm biến tướng, trá hình.

- Củng cố, kiện toàn các Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Chủ động, tích cực kiểm tra và kiên quyết xử lý các hoạt động kinh doanh biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm; đưa ra tổ dân phố kiểm điểm các chủ cơ sở kinh doanh bị xử phạt hành chính, vi phạm cam kết, để xảy ra tệ nạn mại dâm tại cơ sở.

- Tăng cường công tác khảo sát, thống kê địa bàn phát sinh tệ nạn mại dâm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa lực lượng Công an và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ Thành phố đến quận, huyện để giải quyết tệ nạn mại dâm phát sinh trên địa bàn quản lý và phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra đánh giá, phân loại, chấm điểm phường, xã, thị trấn theo tiêu chí của Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTUMTTQ.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, nhất là đưa ra xét xử lưu động các vụ án điểm liên quan đến mại dâm, nhất là đối với các đối tượng chủ chứa, môi giới, chăn dắt, bảo kê, tội phạm mua bán phụ nữ vả trẻ em vì mục đích mại dâm nhằm răn đe, giáo dục các loại đối tượng; đảm bảo các vụ việc bị phát hiện đều được xét xử kịp thời, nghiêm minh.

3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm:

- Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đối với đối tượng mại dâm để đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo giúp cho công tác phòng, chống đạt hiệu quả.

- Nghiên cứu bổ sung các quy định xử lý đối với các hành vi mại dâm nam; mại dâm đồng tính; chứa chấp, sử dụng phương thức khiêu dâm, kích dục tại cơ sở kinh doanh dịch vụ; đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ không đăng ký Bản cam kết về phòng, chống tệ nạn mại dâm với chính quyền địa phương và tăng cường các biện pháp chế tài để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

- Ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ cho người bán dâm hoàn lương, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận các nguồn trợ giúp của nhà nước, của cộng đồng xã hội, được dạy nghề, hướng nghiệp, trợ vốn tạo việc làm, được tham gia các dịch vụ hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS, giúp họ hoàn lương hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

- Tăng cường các biện pháp quản lý đối với các website, blog cá nhân và các hình thức khác trên mạng internet, ngăn chặn tình trạng môi giới, chào hàng mại dâm bằng những phương tiện này.

- Giao thẩm quyền cho Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh, thành phố ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng để phát huy tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND .TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Văn hóa - Xã hội/HĐND .TP;
- Các Sở - ngành Thành phố;
- UBND các quận - huyện;
- Chi cục PCTNXH .TP;
- VPUB: CPVP;
- Phòng: VX, THKH, PCNC;
- Lưu: VT, (VX-TC)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

Phụ lục

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG CHỐNG MẠI DÂM NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nội dung

Đơn vị tính

Giai đoạn năm

Tổng số

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

I. Công tác quản lý, giúp đỡ người bán dâm

1. Số người bán dâm ước tính

người

3.000

3.500

2.500

1.700

2.000

1.800

2.500

3.000

6.500

7.000

5.500

5.500

2. Số người bán dâm được QLHS

người

350

242

205

116

94

135

118

102

116

60

28

1.566

- Số người có QĐ 163/CP

người

45

107

180

17

13

47

58

34

42

15

0

558

- Số từ Trung tâm về cộng đồng

người

32

20

18

130

48

57

80

48

46

22

0

501

- Số giáo dục theo NĐ 135/CP

người

1.086

804

455

328

194

44

0

0

0

0

0

2.911

- Số bị xử lý hành chính

người

54

65

48

35

16

35

25

20

28

23

0

349

3. Trợ giúp người bán dâm tại cộng đồng

người

77

127

198

147

61

99

101

107

93

64

29

1.103

- Số được dạy nghề

người

35

56

44

45

35

19

16

26

27

10

29

342

- Số có việc làm

người

35

56

44

45

35

47

44

40

38

12

12

408

- Số được hỗ trợ vốn hòa nhập cộng đồng

người

65

115

170

139

8

13

29

28

6

8

3

584

- Số được vay vốn

người

52

80

68

75

12

20

12

13

22

34

4

392

- Tổng số tiền được vay

triệu

80

100

150

180

18

50

35

45

65

40

13

776

4. Quản lý giáo dục người bán dâm tại T.Tâm

người

1.086

804

455

328

194

338

221

199

123

161

0

3.909

- Số vào Trung tâm lần 2 trở lên

người

251

185

120

36

30

30

32

16

7

10

0

717

- Số nghiện ma túy

người

208

157

54

36

73

0

0

4

10

0

0

542

- Số nhiễm HIV/AIDS

người

147

124

105

185

119

0

0

0

0

0

0

680

- Số đối tượng trốn

người

32

21

15

12

7

0

0

0

0

0

0

87

- Số đối tượng được học văn hóa

người

485

585

582

364

215

166

129

135

79

109

0

2.849

- Số đối tượng được học nghề

người

1.546

1.479

1.260

320

424

142

60

44

27

42

0

5.344

- Kết quả thu nhập từ lao động sản xuất tại TT

đồng

950

850

920

520

150

0

0

0

0

0

0

3.390

II. Công tác rà soát, thanh tra kiểm tra cơ sở KDDV

5. Tổng số cơ sở KDDV có trên địa bàn

lượt cơ sở

8.110

11.650

14.974

16.350

17.251

16.043

24.608

26.327

28.399

29.195

29.487

29.487

- Trong đó, cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ...)

lượt cơ sở

3.310

4.132

7.079

7.568

8.349

10.203

15.499

17.342

17.705

19.705

20.385

20.385

- Cơ sở Karaoke, phòng thu âm

lượt cơ sở

565

480

430

885

387

225

526

506

468

750

798

798

- Vũ trường

lượt cơ sở

35

38

45

47

41

21

25

20

28

25

27

27

- Cơ sở massage, tẩm quất

lượt cơ sở

200

500

420

350

154

113

172

149

1.086

1.077

215

215

- Quán cà phê, giải khát

lượt cơ sở

4.000

6.500

7.000

7.500

8.320

5.481

8.386

8.310

9.112

7.638

8.062

8.062

6. Tổng số cơ sở KDDV được thanh kiểm tra

lượt cơ s

9.124

10.262

9.500

10.435

8.073

5.835

20.497

14.344

11.107

12.342

8.350

119.869

- Số cơ sở vi phạm

lượt cơ sở

7.010

7.300

5.015

5.377

4.479

3.208

8.720

5.981

7.252

5.334

4.626

64.302

- Số bị xử lý cảnh cáo, phạt tiền

lượt cơ sở

814

962

852

650

1.816

3 033

7.694

5.981

6.898

5.334

4.626

38.660

- Số bị đình chỉ kinh doanh

lượt cơ sở

251

206

180

314

202

48

267

147

141

225

173

2.154

- Số bị rút giấy phép kinh doanh

lượt cơ sở

84

68

32

20

42

2

10

11

28

25

7

329

- Số bị tịch thu tang vật, phương tiện

lượt cơ sở

2.520

2.110

1.850

2.300

340

282

479

314

178

376

162

10.911

- Hình thức xử lý khác

lượt cơ sở

55

48

30

9

6

0

17

15

27

13

60

280

7. Công tác triệt phá ổ nhóm tệ nạn mại dâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1 Số lượt truy quét tụ điểm mại dâm công cộng

lượt

55

49

47

38

31

1.275

1.867

2.963

2.933

3.375

202

12.835

- Tổng số đối tượng bị bắt giữ

người

1.044

655

429

295

232

121

386

396

302

317

291

4.468

- Trong đó, số người bán dâm

người

486

304

255

128

94

120

265

286

216

293

291

2.738

7.2 Số vụ triệt phá mại dâm tại cơ sở KDDV

vụ

182

114

148

94

59

119

170

277

269

133

242

1.807

- Tổng số đối tượng bị bắt giữ

người

1.660

1.897

582

709

551

258

272

412

434

546

378

7.699

- Trong đó, số người bán dâm

người

450

485

250

285

131

117

155

263

336

285

218

2.975

- Số khách mua dâm

người

850

970

145

225

228

57

51

69

29

188

109

2.921

- Số chủ chứa, môi giới

người

360

442

187

199

192

84

66

80

69

73

51

1.803

7.3 Kết quả xử lý người bán dâm

người

936

789

505

413

225

237

420

549

552

578

509

5.713

- Cảnh cáo, phạt tiền

người

796

740

410

390

207

148

333

414

218

220

218

4.094

- Giáo dục tại phường, xã, thị trấn

người

167

105

82

49

18

4

58

14

42

5

0

544

- Đưa vào TT chữa bệnh GDLĐXH

người

1.086

804

455

328

194

82

79

98

118

65

0

3.309

7.4 Kết quả xử lý người mua dâm

người

850

970

145

225

228

57

51

69

29

188

109

2.921

- Cảnh cáo, phạt tiền

người

455

440

340

180

275

57

51

69

29

188

109

2.193

- Thông báo cho thủ trưởng cơ quan

người

17

0

0

0

17

57

51

69

29

188

109

537

75. Kết quả xử lý chủ chứa, môi giới

người

360

442

187

199

192

84

66

80

69

73

51

1.803

- Cảnh cáo, phạt tiền

người

103

158

105

101

5

61

22

36

5

4

10

610

- Truy cứu trách nhiệm hình sự

người

257

284

82

98

187

23

44

44

64

69

41

1.193

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 159/BC-UBND năm 2014 về tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  • Số hiệu: 159/BC-UBND
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 11/09/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Hứa Ngọc Thuận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/09/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản