Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VẢI DỆT – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM ƯỚT BỀ MẶT (PHÉP THỬ PHUN TIA)
Textile fabrics - Determination of resistance to surface wetting (Spray test)
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử phun tia để xác định khả năng chống thấm ướt bề mặt của một loại vải nào đó - có thể đã được xử lý hoặc chưa được xử lý chống thấm nước hoặc kị nước.
Tiêu chuẩn này không sử dụng để dự đoán khả năng chống thấm nước mưa của vải vì nó không đo sự thấm nước qua vải.
TCVN1748: 1991 (ISO139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Cấp phun tia (Spray rating)
Phép đo khả năng chống thấm ướt bề mặt của vải.
Phun một lượng xác định nước cất hay nước khử ion lên mẫu thử được căng trên một vòng khung và đặt ở một góc 45° sao cho tâm của mẫu thử ở phía dưới đầu phun tia một khoảng cách xác định. Cấp phun tia được xác định bằng cách so sánh ngoại quan của mẫu với các mô tả chuẩn và ảnh.
5.1. Dụng cụ phun tia (xem hình 1), gồm một phễu có dung tích 150 mm được giữ thẳng đứng, có một đầu phun bằng kim loại (5.2) được nối với cuống phễu bằng một ống cao su có đường kính trong 10 mm. Khoảng cách từ đỉnh của phễu tới đáy của đầu phun là 190 mm.
5.2. Đầu phun kim loại (xem hình 2), là một mặt cầu có 19 lỗ có đưòng kính 0,9 mm (xem hình 2). Các lỗ được phân bố trên bề mặt của đầu phun. Thời gian để chảy hết 250 ml nước trong phễu phải khoảng từ 25 giây - 30 giây.
5.3. Khung căng mẫu, gồm 2 vòng bằng gỗ hoặc bằng kim loại lắp khít được với nhau. Một vòng có đường kính trong 150 mm, một vòng có đường kính ngoài 150 mm (giống khung thêu), được dùng để căng mẫu. Các vòng này được đặt phù hợp sao cho nghiêng một góc 45° và tâm của vùng thử ở thấp hơn 150 mm so với tâm của mặt đầu phun.
5.4. Nước cất hoặc nước đã khử ion hoàn toàn, ở nhiệt độ (20 ± 2) °C hoặc ( 27 ± 2) °C.
6. Điều hoà mẫu và môi trường thử nghiệm
Điều hoà và thử nghiệm mẫu được tiến hành theo TCVN 1748: 1991 (IS0139). Nếu có sự thoả thuận điều hoà và thử nghiệm mẫu có thể được thực hiện trong môi trường bình thường.
Lấy ít nhất 3 mẫu thử hình vuông có kích thước cạnh 180 mm từ các vị trí khác nhau trên vải sao cho chúng đại diện nhất cho vật liệu. Không lấy mẫu tại chỗ bị nhàu hoặc có nếp gấp.
8.1. Điều hoà mẫu thử ít nhất 24 giờ trong môi trường quy định ở điều 6.
8.2. Sau khi điều hoà, căng chặt mẫu thử trên khung căng mẫu (5.3) và đặt mặt vải hướng lên trên. Trừ khi có chỉ dẫn khác về vật liệu, mẫu được định hướng sao cho hướng sợi dọc song song với dòng chảy của nước xuống mẫu.
Rót nhanh 250 ml nước (5.4) vào phễu (xem 5.1), nhưng phải đều để cho sự phun tia được liên tục khi bắt đầu.
Ngay sau khi nước ngừng phun, lấy khung căng mẫu ra và gõ nhẹ hai lần vào một vật rắn (vào điểm đối xứng trên khung căng mẫu). Khi gõ, giữ bề mặt vải hầu như nằm ngang và mặt vải quay xuống dưới.
Sau khi gõ, vẫn giữ mẫu trên khung và tiến hành đánh giá mẫu theo thang đánh giá mô tả hoặc thang đánh giá theo ảnh (xem phụ lục và hình 3) với sự mô tả chính xác độ thấm ướt của mẫu thử quan sát đuợc. Không cần phải cố đánh giá ngay lập tức.
CHÚ THÍCH - Các ảnh chuẩn không hoàn toàn phù hợp cho vải tối màu. Với vải như vậy,tốt hơn là dùng từ ngữ để mô tả
Kích thước tính
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5797:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khả năng chịu mài mòn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6879:2007 (ISO 6941 : 2003) về Vải dệt - Đặc tính cháy - Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7425:2004 (ISO 2313:1972) về Vải dệt - Xác định sự hồi phục nếp gấp của mẫu bị gấp ngang bằng cách đo góc hồi nhàu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6879:2001 về Vải – Tính cháy – Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5797:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khả năng chịu mài mòn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6879:2007 (ISO 6941 : 2003) về Vải dệt - Đặc tính cháy - Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7425:2004 (ISO 2313:1972) về Vải dệt - Xác định sự hồi phục nếp gấp của mẫu bị gấp ngang bằng cách đo góc hồi nhàu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6879:2001 về Vải – Tính cháy – Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7423:2004 (ISO 4920:1981) về Vải dệt - Xác định khả năng chống thấm nước bề mặt (Phép thử phun tia) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7423:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 14/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra