Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH FORMALĐEHYT - PHẦN 2 : FORMALĐEHYT GIẢI PHÓNG (PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ HƠI NƯỚC)
Textiles - Determination of formaldehyde -Part 2: Released formaldehyde (vapour absorption method)
CẢNH BÁO: Tiêu chuẩn này có sử dụng các chất và/hoặc các qui trình có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như không đề phòng trước. Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến vấn đề về kỹ thuật chứ không giúp người sử dụng tránh khỏi trách nhiệm về pháp lý có liên quan đến sức khoẻ và an toàn trong bất kỳ trường hợp nào. Trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn này người ta coi như các qui trình tiến hành được giao cho những người có kinh nghiệm và đủ tư cách.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng formalđehyt được giải phóng khỏi vật liệu dệt trong điều kiện lưu kho bằng phương pháp hấp thụ hơi nước.
Qui trình này sử dụng để xác định hàm lượng formalđehyt giải phóng ra từ vải trong khoảng từ 20 mg/kg đến 3500 mg/kg. Giới hạn dưới là 20 mg/kg. Nếu dưới giới hạn này thì báo cáo là "không phát hiện".
Phương pháp xác định formalđehyt tự do và formalđehyt được chiết bằng phương pháp thuỷ phân trong dung dịch nước được quy định trong TCVN 7421 - 1: 2004 (ISO 14184 - 1: 1998).
TCVN 1748 - 91 (ISO 139: 1973), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử.
TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Mẫu thử đã xác định khối lượng được đặt phía trên mặt nước trong một bình kín. Bình này được đặt vào bên trong tủ ấm ở nhiệt độ xác định trong một khoảng thời gian quy định. Xác định lượng formalđehyt hấp thụ vào nước bằng phương pháp so màu.
Tất cả các thuốc thử phải là loại có cấp độ phân tích đã biết.
4.1. Nước cất hoặc nước loại 3 phù hợp với TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987).
4.2. Thuốc thử axetylaxeton.
Hoà tan 150 g amon axetat trong 800 ml nước (4.1), bổ sung 3 ml axit axetic băng và 2 ml axetylaxeton, chuyển hỗn hợp vào bình định mức 1000 ml và cho nước (4.1) đầy đến vạch mức. Để bình vào trong một chai màu nâu.
CHÚ THÍCH: Thuốc thử này hơi ngả màu tối sau 12 giờ đầu bảo quản. Vì vậy thuốc thử này phải được giữ 12 giờ trước khi sử dụng. Mặc dù vậy, thuốc thử này cũng có thể sử dụng được sau một khoảng thời gian bảo quản dài, ít nhất sáu tuần. Tuy nhiên, vì độ nhạy của thuốc thử có thể thay đổi sau khoảng thời gian dài bảo quản trong trường hợp này phải tiến hành hiệu chuẩn hàng tuần để điều chỉnh các thay đổi nhỏ trên đường cong chuẩn. Có thể sử dụng phương pháp thay thế, dùng axit cromotropic nêu trong phụ lục B.
4.3. Dung dịch formalđehyt, xấp xỉ 37 % (W/V hoặc W/W).
5.1. Bình thuỷ tinh có gioăng, dung tích từ 0,95 lít đến 1,0 lít có nút đậy kín khí (xem hình 1).
5.2. Giỏ nhỏ bằng lưới kim loại (hoặc dụng cụ khác thích hợp) để giữ mẫu phía trên mức nước trong bình thuỷ tinh. Có thể thay thế giỏ bằng kim loại bằng cách dùng một sợi dây đôi kết lại, buộc vào giữa mẫu thử và treo trên mức nước trong bình. Hai đầu dây để trên miệng bình và được giữ chắc chắn bằng nút bình.
CHÚ THÍCH: Một cách đơn giản để cho mẫu vào bên trong bình thuỷ tinh có thể thực hiện như sau: Lấy một khung lưới nhôm có kích thước 15,2 cm x 14,0 cm quấn quanh chiều dài của một miếng gỗ vuông có kích thước 3,8 cm và gắn chúng lại với nhau tạo thành một hình chữ nhật, mở cả hai đầu. Cắt hai cạnh của một mặt khoảng một nửa từ trên xuống, gập vào trong và dính chặt. Miếng gập này làm thành đáy của giỏ kim loại và ba mặt còn lại của hình chữ nhật thành chân của giỏ. Có thể gắn bằng cách xoắn các cạnh ngắn của giỏ quanh các phần thích hợp.
5.3. Tủ ấm, có nhiệt đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8204:2009 (ASTM D 3885 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Xác định độ bền mài mòn (Phương pháp uốn và mài mòn)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-1:2004 (ISO 12947 - 1: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 1: Thiết bị thử mài mòn Martindale do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-3:2004 (ISO 12947 - 3: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 3: Xác định sự giảm khối lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-4:2004 (ISO 12947 - 4: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 4: Đánh giá sự thay đổi ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8204:2009 (ASTM D 3885 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Xác định độ bền mài mòn (Phương pháp uốn và mài mòn)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-1:2004 (ISO 12947 - 1: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 1: Thiết bị thử mài mòn Martindale do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-3:2004 (ISO 12947 - 3: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 3: Xác định sự giảm khối lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7424-4:2004 (ISO 12947 - 4: 1998) về Vật liệu dệt - Xác định khả năng chịu mài mòn của vải bằng phương pháp Martindale - Phần 4: Đánh giá sự thay đổi ngoại quan do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7421-2:2013 (ISO 14184-2:2011) về Vật liệu dệt - Xác định formanlđehyt - Phần 2: Formanlđehyt giải phóng (phương pháp hấp thụ hơi nước)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7421-2:2004 (ISO 14184-2 : 1998) về Vật liệu dệt - Xác định Formalđehyt- Phần 2: Formalđehyt giải phóng (phương pháp hấp thụ hơi nước) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7421-2:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 14/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra