Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7379–1 : 2004

CISPR 18–1 : 1982

ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ RAĐIÔ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP - PHẦN 1: MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG

Radio interference characteristics of overhead power lines and high–voltage equipment - Part 1: Description of phenomena

Lời nói đầu

TCVN 7379–1 : 2004 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn CISPR 18–1 : 1982;

TCVN 7379–1 : 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ RAĐIÔ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP - PHẦN 1: MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG

Radio interference characteristics of overhead power lines and high–voltage equipment - Part 1: Description of phenomena

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tạp rađiô từ đường dây tải điện trên không và từ thiết bị điện cao áp có thể gây nhiễu cho việc thu tín hiệu tần số rađiô, ngoại trừ các trường sinh ra do tín hiệu của đường dây điện tải ba.

Dải tần số được đề cập từ 0,15 MHz đến 300 MHz.

2. Đối tượng

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp thông tin về nhiều yếu tố liên quan đến bảo vệ việc thu thanh và thu hình quảng bá khỏi nhiễu do đường dây tải điện cao áp trên không và các thiết bị lắp cùng. Các thông tin đưa ra để trợ giúp khi các biện pháp để tránh hoặc làm giảm tạp tần số rađiô đang được xem xét. Tiêu chuẩn này không đề cập đến nhiễu gây ra do các trường của tín hiệu đường dây điện tải ba.

Thôn tin đề cập chủ yếu đến sự phát sinh và các đặc tính của tạp tần số rađiô do các đường dây tải điện xoay chiều và các thiết bị làm việc ở điện áp 1 kV trở lên, trong dải tần từ 0,15 MHz đến 30 MHz (phát thanh quảng bá điều biên) và từ 30 MHz đến 300 MHz (phát thanh quảng bá điều tần và truyền hình). Các khía cạnh đặc biệt về phóng tia lửa điện do tiếp xúc xấu cũng được tính đến. Một số thông tin về nhiễu do đường dây tải điện một chiều trên không có các điều kiện nhiễu và vầng quang khác biệt so với đường dây tải điện xoay chiều cũng được đề cập. Tiêu chuẩn này không đề cập đến nhiễu do thiết bị góp dòng của hệ thống đầu máy xe điện chạy trên cao.

Qui trình chung để thiết lập các giới hạn và các phương pháp đo của trường tạp tần số rađiô của các đường dây tải điện và các thiết bị được đưa ra cùng với các giá trị điển hình làm ví dụ.

Điều khoản quy định về các giới hạn tập trung ở băng tần thấp và băng tần trung vì chỉ ở các băng tần này mới có đầy đủ các bằng chứng thực tế. Tiêu chuẩn này không đưa ra ví dụ về các giới hạn để bảo vệ việc thu trong băng tần từ 30 MHz đến 300 MHz, vì các phương pháp đo và một số khía cạnh khác của vấn đề trong băng tần này vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Phép đo tại hiện trường và kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng các mức tạp do đường dây tải điện ở tần số cao hơn 300 MHz thấp đến mức ít có khả năng gây ra nhiễu cho việc thu tín hiệu truyền hình.

Các giá trị giới hạn nêu dưới dạng ví dụ tính toán để đưa ra cấp bảo vệ hợp lý đối với việc thu tín hiệu quảng bá tại biên của vùng dịch vụ được chấp nhận của máy phát thích hợp trong băng tần phát thanh điều biên (AM), ở điều kiện bất lợi nhất thường gặp phải. Các giới hạn này được dùng để cung cấp hướng dẫn ở bước hoạch định đường dây và các tiêu chuẩn dựa vào đó có thể kiểm tra tính năng của đường dây sau xây dựng và trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến cáo về thiết kế, định tuyến, xây dựng và bảo trì đường dây và thiết bị để giảm thiểu nhiễu và hy vọng rằng tiêu chuẩn này sẽ trợ giúp các dịch vụ rađiô khác trong việc xem xét các vấn đề về nhiễu.

3. Giới thiệu

3.1. Tạp rađiô từ đường dây tải điện cao áp trên không, là đường dây có điện áp trên 1 kV, có thể sinh ra trên một băng tần rộng do

a) phóng vầng quang trong không khí tại bề mặt của dây dẫn và phụ kiện đường dây;

b) phóng điện và tia lửa điện tại vùng có ứng suất cao của cái cách điện;

c) phóng tia lửa điện tại các chỗ tiếp xúc bị nới lỏng hoặc tiếp xúc không tốt.

Các nguồn a) và b) thường phân bố dọc theo chiều dài của đường dây, còn nguồn c) thường là cục bộ. Đối với các đường dây vận hành ở 100 kV trở lên, ứng suất điện trong không khí tại bề mặt của dây dẫn và phụ kiện đường dây có thể gây ra phóng vầng quang. Phóng tia lửa điện tại chỗ tiếp xúc xấy hoặc cái cách điện vỡ hoặc nứt có thể làm tăng cục bộ nguồn tạp rađiô. Các thiết bị điện cao áp ở trạm cũng có thể sinh ra tạp rađiô truyền dọc theo đường dây trên không.

3.2. Nếu cường độ của trường tạp rađiô tại ant

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7379-1:2004 (CISPR 18–1 : 1982) về Đặc tính nhiễu tần số radio của đường dây tải điện trên không và thiết bị điện cao áp - Phần 1: Mô tả hiện tượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7379-1:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/09/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản