Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7083:2002

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO – HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CHẤT BÉO
Milk and milk products – Determination of fat content – General guidance on the use of butyrometric methods

Lời nói đầu

TCVN 7083 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 11870 : 2000;

TCVN 7083 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn các vấn đề sau:

- các phương pháp hiện hành đã được tiêu chuẩn hóa (phương pháp chuẩn và phương pháp đo chất béo) để xác định hàm lượng chất béo trong các sản phẩm sữa khác nhau; 

- các nguyên tắc cơ bản về phép phân tích bằng cách đo chất béo có sử dụng axit (acid – butyrometric) và các yêu cầu thao tác cơ bản;

- quy trình xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp đo chất béo so với phương pháp chuẩn liên quan.   

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 5504:1991 (ISO 2446 : 1976) Sữa – Phương pháp xác định hàm lượng chất béo (Phương pháp thông dụng).

ISO 3433 Cheese – Determination of fat content – Van Gulik methods (Phomat – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp Van Gulik).

3. Nguyên tắc

Nguyên tắc của phương pháp đo chất béo này không phụ thuộc vào sản phẩm cần phân tích. Protein được phân hủy bằng axit sunfuric. Chất béo trong sản phẩm tách ra bằng cách ly tâm trong dụng cụ đo chất béo. Để tách chất béo được tốt hơn nên cho thêm một lượng nhỏ rượu amyl. Số đọc trực tiếp trên thang đo của thiết bị đo chất béo có thể hiệu chỉnh hoặc không hiệu chỉnh.

4. Phương pháp xác định hàm lượng chất béo

Các phương pháp xác định hàm lượng chất béo được dựa trên phương pháp đo chất béo có sử dụng axit (acid-butyrometric) và phương pháp khối lượng chuẩn.

Phương pháp Gerber được quy định trong TCVN 5504-91 (ISO 2446) và phương pháp Van Gulik được quy định trong ISO 3433. Phương pháp đo chất béo hiện hành và các phương pháp chuẩn áp dụng hầu hết cho các sản phẩm sữa được liệt kê trong bảng A.1  

5. Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử đạt chất lượng tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1. Axitt sunfuric, tinh khiết, không màu hoặc màu xanh xám, màu hổ phách và không có tạp chất.

5.2. Rượu amyl (1-pentanol), không chứa pentanol bậc 2, 2-metylbutan-2-ol, 2-furfuraldehyt, dầu hỏa (xăng) và dẫn xuất của benzen. 

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị phòng thử nghiệm thông thường và đặc biệt như sau:

6.1. Dụng cụ đo chất béo nút, thích hợp cho phương pháp được dùng.

6.2. Bộ phân phối, dùng cho axit và rượu, các thể tích yêu cầu chính xác để phân phối và có độ lặp lại tốt.

6.3. Máy li tâm, có thể quay dụng cụ đo chất béo, được trang bị bộ chỉ thị tốc độ chỉ rõ tần số quay với dung sai tối đa ±70 vòng/phút, loại đặt đứng tốt hơn là loại đặt ngang.

Máy li tâm nên có khả năng duy trì nhiệt độ của lượng chứa trong dụng cụ đo chất béo ở nhiệt độ từ 300C đến 500C sau khi li tâm.

Chú thích – Cho phép dùng máy li tâm đã gia nhiệt với điều kiện là kết quả thu được phù hợp với kết quả của phương pháp chuẩn.

Khi đã đặt xong mẫu, máy li tâm phải tạo được gia tốc tương đối là 350 g ± 50 g tại đầu ra của nút dụng cụ đo chất béo trong vòng 2 phút. Gia tốc này được tạo ra bằng lực ly tâm với bán kính hiệu dụng (khoảng cách nằm ngang giữa tâm của trục quay của máy li tâm và đầu ra của nút dụng cụ đo chất béo) như được đưa ra trong bả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7083:2002 (ISO 11870 : 2000) về sữa và sản phẩm sữa – xác định hàm lượng chất béo - hướng dẫn chung sử dụng phương pháp đo chất béo do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7083:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản