Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6827 : 2001

ISO 9408 : 1999

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HUỶ SINH HỌC HIẾU KHÍ HOÀN TOÀN CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BẰNG CÁCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXI TRONG MÁY ĐO HÔ HẤP KÍN
Water quality - Evaluation of ultimate aerobic biodegradability of organic compounds in aqueous medium by determination of oxygen demand in áp suất closed respirometer

Lời nói đầu

TCVN 6827 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 9408 : 1999;

TCVN 6827 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13

Các phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HỦY SINH HỌC HIẾU KHÍ HOÀN TOÀN CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BẰNG CÁCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXI TRONG MÁY ĐO HÔ HẤP KÍN

Water quality - Evaluation of ultimate aerobic biodegradability of organic compounds in aqueous medium by determination of oxygen demand in a closed respirometer

Cảnh báo - Bùn hoạt hoá và nước thải có thể chứa sinh vật gây bệnh tiềm tàng. Do đó cần hết sức chú ý khi làm việc với chúng. Cần chú ý cẩn thận khi làm việc với những chất thử có độc tính và hoá chất mà chưa biết rõ bản chất của chúng.

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhu cầu oxi trong máy đo hô hấp kín để đánh giá sự phân huỷ sinh học hoàn toàn các hợp chất hữu cơ và nước thải trong môi trường nước bởi vi sinh vật hiếu khí ở nồng độ đã cho.

Phương pháp này áp dụng cho các hợp chất hữu cơ mà :

a) tan trong nước dưới các điều kiện thử;

b) ít tan trong nước dưới các điều kiện thử, trong trường hợp này có thể cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để tăng độ tan các hợp chất hữu cơ (thí dụ, xem ISO 10634);

c) không ảnh hưởng và không phản ứng với chất hấp thụ CO2;

d) có thể bay hơi, khi sử dụng máy đo hô hấp thích hợp hoặc các điều kiện thích hợp (thí dụ, một tỷ lệ nhỏ của thể tích khoảng trống so với thể tích môi trường lỏng);

e) không gây ức chế các vi sinh vật thử ở nồng độ thử đã chọn. ảnh hưởng ức chế của hợp chất hữu cơ lên vi khuẩn có thể được xác định theo quy định trong 7.3, hoặc sử dụng bất kỳ một phương pháp nào khác [thí dụ, xem TCVN 6226 : 1996 (ISO 8192 :1986)].

Chú thích -Những điều kiện nêu trong tiêu chuẩn này không phải luôn luôn là điều kiện tối -u cho mức phân huỷ sinh học tối đa. Các phương pháp phân huỷ sinh học khác, xem ISO 15462.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được sử dụng:

2.1 Sự phân huỷ sinh học hiếu khí hoàn toàn :

Hợp chất hoá học hoặc chất hữu cơ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật trong sự có mặt của oxi tạo thành cacbon dioxit, nước và muối khoáng của bất kỳ nguyên tố nào có mặt (khoáng hóa) và sinh khối mới.

2.2 Sự phân huỷ sinh học ban đầu

Sự thay đổi cấu trúc của hợp chất hoá học bởi vi sinh vật, dẫn đến sự mất một tính chất đặc trưng.

2.3 Bùn hoạt hoá

Sinh khối tạo thành trong khi xử lý hiếu khí nước thải do các vi khuẩn và các vi sinh vật khác phát triển khi có mặt của oxi hoà tan.

2.4 Hàm lượng chất rắn lơ lửng của bùn hoạt hoá

Lượng chất rắn thu được bằng cách lọc hoặc ly tâm một thể tích biết trước của bùn hoạt hoá và sấy ở 105oC đến khối lượng không đổi.

2.5 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD)

Nồng độ khối lượng oxy hoà tan bị tiêu tốn dưới những điều kiện nhất định bởi sự oxy hoá sinh học hiếu khí một hợp chất hoá học hoặc chất hữu cơ trong nước.

Chú thích -Nhu c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6827:2001 (ISO 9408 : 1999) về chất lượng nước - đánh giá sự phân huỷ sinh học hiếu khí hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước bằng cách xác định nhu cầu oxi trong máy đo hô hấp kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6827:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản