Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6655 : 2000

ISO 10693 : 1995

CHẤT LƯỢNG ĐẤT −  XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CACBONAT − PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH

Soil quality Determination of carbonate content Volumetric method

 

Lời nói đầu

TCVN 6655 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 10963 : 1995.

TCVN 6655 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

 

CHẤT LƯỢNG ĐẤT − XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CACBONAT − PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH

Soil quality Determination of  carbonate content Volumetric  method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng cacbonat trong các mẫu đất. Tiêu chuẩn này  áp dụng cho tất cả các loại mẫu đất được làm khô trong không khí.

2  Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm − Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464 : 1994) Chất lượng đất − Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý - hóa.

TCVN 6648 : 2000 (ISO 11465 : 1993) Chất lượng đất − Xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng − Phương  pháp khối lượng.

3  Nguyên tắc

Cho axit clohidric vào mẫu đất để phân huỷ bất kỳ dạng cacbonat nào có trong mẫu. Phản ứng được đơn giản hóa như sau (Me là kim loại) :

MeCO3 + 2H+  → Me2+  + H2CO3

H2CO3  →  H2O + CO2  (trạng thái khí)

Thể tích cacbon dioxit tạo thành được đo bằng bộ Scheibler (5.1), và so sánh với thể tích cacbon dioxit tạo ra bởi canxi cacbonat tinh khiết. Để tránh phải hiệu chỉnh kết quả đo do khác nhau về nhiệt độ và áp suất, tất cả các phép xác định đều phải thực hiện trong cùng một điều kiện. Việc xác định nên tiến hành trong phòng điều chỉnh được nhiệt độ.

Chú thích

1) Hàm lượng cacbonat được biểu thị theo nồng độ đương lượng canxi cacbonat (CaCO3). Trong thực tế, tất cả cacbonat và bicacbonat có mặt trong mẫu đều được đo. Nhiều cacbonat xuất hiện dưới dạng canxit và aragonit (CaCO3), dolomit [CaMg(CO3)2], siderit (FeCO3) và rodocroxit (MnCO3). Các loại đất ở những vùng khô, có thể có natri cacbonat (Na2CO3.10H2O). Khi đã biết chắc chắn dạng cacbonat chủ yếu có mặt trong đất cần nghiên cứu không phải là canxi cacbonat, thì có thể sử dụng hàm lượng cuối cùng của dạng này.

2) Các loại khí khác được tạo thành [thí dụ, hidro sunfua (H2S) trong các mẫu đất kỵ khí chứa sunfua] có thể dẫn đến đánh giá quá mức hàm lượng cacbonat. Trong các trường hợp như thế, khí được tạo thành nên được làm sạch và đo thể tích của  nó bằng một cách khác (xem [1] trong phụ lục A). Khi biết chắc rằng trong các mẫu đất có sunfua, thì cho thuỷ ngân (II) clorua  (HgCl2) vào dung dịch axit clohidric để tạo nên thuỷ ngân (II) sunfua (HgS)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6655:2000 (ISO 10693 : 1995) về chất lượng đất - xác định hàm lượng cacbonat - phương pháp thể tích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6655:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản