Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 3657:1988
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ XÀ PHÒNG
Animal and vegetable fats and oils – Determination of saponification value
Lời nói đầu
TCVN 6126:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 3657:1988;
TCVN 6126:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ XÀ PHÒNG
Animal and vegetable fats and oils – Determination of saponification value
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số xà phòng cho dầu mỡ động vật và thực vật.
Nếu trong sản phẩm có chứa axit vô cơ thì kết quả của phương pháp này sẽ không đúng, trừ khi các axit vô cơ này được xác định riêng.
TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) Dầu mỡ động vật và thực vật – Chuẩn bị mẫu thử;
ISO 5555:1991 Dầu mỡ động vật và thực vật – Lấy mẫu.
Áp dụng các định nghĩa sau đây cho mục đích của tiêu chuẩn này:
Chỉ số xà phòng: Số miligam kalihydroxit cần để xà phòng hóa 1 g chất béo dưới các điều kiện quy định của tiêu chuẩn này.
Đun sôi mẫu thử với dung dịch kali hydroxit trong etanol và cho hồi lưu bằng bộ sinh hàn sau đó chuẩn đổ lượng kali hydroxit dư với dung dịch chuẩn axit clohydric.
Tất cả các thuốc thử phải là loại tinh khiết và nước để thử là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1. Kali hydroxit, dung dịch c(KOH) = 0,5 mol/l trong etanol 95% (V/V).
Dung dịch này không màu hoặc vàng nhạt.
Dung dịch ổn định không màu có thể được chuẩn bị theo cách sau đây:
a) Cho hồi lưu 1 lít etanol với 8 g kali hydroxit và 5 g nhôm hạt trong 1 giờ, sau đó đem chưng cất ngay. Hòa tan một số lượng cần thiết kali hydroxit với phần cất được. Sau đó để yên trong vòng vài ngày, gạn chất lỏng trong trên bề mặt chất lắng của kali cacbonat.
b) Thêm 4 g nhôm tertbutylat trong 1 lít etanol và sau đó trộn rồi để yên trong vài ngày, gạn chất lỏng trên bề mặt và đem hòa vào đó lượng kali hydroxit, sau đó để yên một vài ngày. Gạn chất lỏng trong trên mặt của chất lắng kali cacbonat. Đựng dung dịch này trong bình thủy tinh màu nâu hoặc vàng, đậy kín bình bằng nút cao su và đem gạn ra để sử dụng.
5.2. Axit clohydric, dung dịch chuẩn, c(HCl) = 0,5 mol/l.
5.3. Phenonphtalein, dung dịch 10 g/l trong etanol 95 %(V/V), hoặc kiềm xanh 6B, dung dịch 20g/l trong etanol 95% (V/V).
5.4. Chất trợ sôi.
Sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm và:
6.1. Bình nón, dung tích 250 ml, cổ mài, được làm bằng thủy tinh bền kiềm.
6.2. Bộ sinh hàn có chỗ nối bằng thủy tinh mài nối vừa khít với bình nón (6.1).
6.3. Dụng cụ đun nóng (nồi cách thủy, bếp đun nóng bằng điện hoặc các dụng cụ thích hợp khác). Ngọn lửa trần là không thích hợp.
6.4. Buret, dung tích 50 ml, có vạch chia 0,1 ml.
6.5. Pipet, dung tích 25 ml.
Lấy mẫu theo ISO 5555:1991.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2640:1999 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số khúc xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6121:1996 (ISO 3960 : 1977) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số peroxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6122:1996 (ISO 3961:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số iốt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6127:1996 (ISO 660 : 1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số axit và độ axit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6760:2000 (ISO 9832 : 1992) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định dư lượng hexan kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6763:2000 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định khả năng chịu oxy hoá - thử oxy hoá nhanh
- 1Quyết định 1103/QĐ-BKHCN năm 2007 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2640:1999 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số khúc xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6121:1996 (ISO 3960 : 1977) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số peroxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6122:1996 (ISO 3961:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định chỉ số iốt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6127:1996 (ISO 660 : 1983) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số axit và độ axit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6760:2000 (ISO 9832 : 1992) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định dư lượng hexan kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6763:2000 về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định khả năng chịu oxy hoá - thử oxy hoá nhanh
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6126:2007 (ISO 3657 : 2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6126:1996 (ISO 3657:1988) về dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chỉ số xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6126:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 26/10/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra